Phương thức tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Một phần của tài liệu NHUNG VAN DE CHUNG VE SU DUNG NANG LUONG TIET KIEM - HIEU QUA (Trang 29 - 35)

III. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.6.Phương thức tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

vào các môn học ở trường trung học

3.6.1. Quan niệm về DHTH

Trước hết là khái niệm tích hợp. Khái niệm tích hợp đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử, công nghệ thông tin,... Tích hợp có nghĩa là "gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể" ( tiếng Pháp là intégration, tiếng Anh là integration ). Tư tưởng tích hợp đã được vận dụng trong nhiều giải pháp công nghệ

thuộc mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội hiện nay, trong đó có giáo dục.

Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, hay DHTH, đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước. Ở Việt Nam đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục (như các môn sinh học, địa lí, ngữ văn,...và đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học,..).

Xavier Rogiers đã đưa ra một định nghĩa về khoa học sư phạm tích hợp như sau: "Khoa sư

phạm tích hợp là một quan niệm về một quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS,

nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập HS vào cuộc sống lao

động".[8]

"Khoa sư phạm tích hợp" được trình bày như một lí thuyết giáo dục, một mặt nó đóng góp vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đồng thời góp phần định hướng các hoạt động dạy học trong nhà trường.

Với ý nghĩa định hướng các hoạt động dạy học, trong nhiều tài liệu người ta cũng thường sử

dụng thuật ngữ "DHTH". Trong tài liệu này chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ "DHTH" để chỉ quá trình dạy học trong đó người GV quan tâm xây dựng các tình huống để học sinh học cách sử

dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng từ các môn học khác nhau, chúng được huy động và phối hợp với nhau, tạo thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó. Một quá trình dạy học như vậy cũng đòi hỏi GV phải nghiên cứu vận dụng phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học.

3.6.2. Các mục tiêu của DHTH

DHTH nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản sau:

- Làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa phong phú hơn bằng cách đặt quá trình học tập vào các hoàn cảnh ( tình huống) để HS nhận thấy ý nghĩa của các kiến thức, kĩ năng, năng lực cần lĩnh hội. Điều đó có ý nghĩa lớn trong việc tạo động lực học tập cho HS, điều mà hiện nay nhiều HS đã không có được và do đó việc học tập trở nên nặng nề, thiếu niềm vui và hứng thú. Trong quá trình học tập như vậy, các kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS đều được huy

động và gắn với thực tế cuộc sống.

- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn

Mục tiêu này đòi hỏi phải lựa chọn kiến thức, kĩ năng cốt yếu xem là quan trọng đối với quá trình học tập của học sinh và dành thời gian cũng như các giải pháp hợp lí cho chúng.

- Dạy HS sử dụng kiến thức trong hoàn cảnh cụ thể. Thể hiện ở việc: + Nêu bật cách thức sử dụng kiến thức đã học;

+ Tạo các tình huống học tập để HS vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tự lực.

Theo yêu cầu này thì DHTH không chỉ quan tâm đánh giá việc học sinh hiểu những kiến thức đã học, mà còn đánh giá khả năng vận dụng kiến thức trong các tình huống có ý nghĩa. - Hình thành và rèn luyện những kĩ năng đa thành phần trong cuộc sống và học tập.

3.6.3.Vì sao phải thực hiện dạy học tích hợp?

Có thể nêu lên một số lý do của việc thực hiện DHTH ở trường phổ thông như sau: - DHTH góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông.

Vận dụng DHTH là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện nhiệm vụ dạy học ở nhà trường phổ thông. Như Luật giáo dục (2005) đã nêu : "Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ

nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Việc có nhiều môn học đã được

đưa vào nhà trường phổ thông hiện nay là sự thể hiện quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Các môn học đó phải liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục nêu trên.

Mặt khác, hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như vũ bão trong khi quĩ thời gian cũng như kinh phí để HS ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, thì không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết. Chẳng hạn, ngày nay người ta nhận thấy cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS (các kiến thức về an toàn giao thông, về bảo vệ môi trường sống, về năng lượng và sử dụng năng lượng, vềđịnh hướng nghề nghiệp,...) trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới đểđưa vào nhà trường vì lí do phải đảm bảo tải học tập phù hợp với sự phát triển của HS.

Dù khác nhau vềđặc trưng bộ môn, song các môn học trong nhà trường phổ thông hiện nay

đều có chung nhau nhiệm vụ là hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn diện HS. Có thể nêu những nét chung cơ bản của nhiệm vụ các môn học được dạy trong nhà trường như sau:

+ Hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng theo yêu cầu khoa học bộ môn; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh phù hợp với đặc trưng môn học;

+ Giáo dục HS thông qua quá trình dạy học bộ môn ( như hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan và thái độ, phẩm chất nhân cách của người lao động mới,..).

+ Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và chuẩn bị cho HS tham gia lao động sản xuất,...

Các nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện được thông qua các môn học. Quá trình xây dựng chương trình, sách giáo khoa các môn học đã tích hợp nhiều tri thức để thực hiện các nhiệm vụ

trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả đối tượng HS. Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung này một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các vùng miền khác nhau.

Mặt khác, do cùng chung nhau các nhiệm vụ dạy học nêu trên nên các môn học cũng có nhiều cơ hội để liên kết với nhau, tạo ra mối quan hệ liên môn.

- Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học

Lí do cần DHTH các khoa học trong nhà trường còn xuất phát từ chính yêu cầu phát triển của các khoa học. Các nhà khoa học cho rằng khoa học ở thế kỷ XX đã chuyển từ phân tích cấu trúc lên tổng hợp hệ thống làm xuất hiện các liên ngành ( như sinh thái học, tựđộng hóa,...). Vì

vậy, xu thế dạy học trong nhà trường là phải làm sao cho tri thức của HS xác thực và toàn diện. Quá trình dạy học phải làm sao liên kết, tổng hợp hóa các tri thức, đồng thời thay thế "tư duy cơ

giới cổđiển" bằng " tư duy hệ thống". Theo Xavier Rogiers (Sách đã dẫn, tr.10), nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở học sinh các " suy luận theo kiểu khép kín", sẽ hình thành những con người " mù chức năng", nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày.

-Góp phần giảm tải học tập cho học sinh

Từ góc độ giáo dục, DHTH giúp phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy của HS, vì nó luôn tạo ra các tình huống để HS vận dụng kiến thức trong các tình huống gần với cuộc sống. Nó cũng làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập. Nhân đây cũng nên nhìn nhận sự giảm tải ở một góc độ khác, nghĩa là giảm tải không chỉ gắn với việc giảm thiểu kiến thức môn học, hoặc thêm thời lượng cho việc dạy học một nội dung kiến thức theo qui định. Phát triển hứng thú học tập cũng có thểđược xem như một biện pháp giảm tải tâm lí học tập có hiệu quả và rất có ý nghĩa. Làm cho HS thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu, bằng cách tích hợp một cách hợp lí và có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn nhận thức và việc học tập khi đó mới trở

thành niềm vui và hứng thú của HS.

3.6.4. Một số phương thức tích hợp các nội dung

Người ta đưa ra hai nhóm lớn và bốn cách tích hợp các nội dung học tập, có thể mô tả sơ

lược như sau:

- Dạng tích hợp thứ nhất: Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học ( chẳng hạn các vấn

đề năng lượng, bảo vệ môi trường,..);

Dạng tích hợp thứ nhất vẫn duy trì các môn học riêng rẽ, trong khi các ứng dụng chung

được tích hợp vào các thời điểm thích hợp. Đây là cách tích hợp được vận dụng phổ biến hiện nay. Các thời điểm thực hiện có thể là:

+ Cách thứ 1: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở cuối năm học hay cuối cấp học trong một bài học hoặc một bài tập tích hợp; Có thểđưa ra sơđồ hóa cách tích hợp này nhưở hình 11:

+ Cách thứ 2: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện tương đối đều

đặn trong suốt năm học trong các tình huống thích hợp; Có thểđưa ra sơđồ hóa cách tích hợp này nhưở hình 12.

- Dạng tích hợp thứ hai: Phối hợp quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau.

Dạng tích hợp thứ hai thường dẫn đến phải phối hợp quá trình dạy học của các môn học. Dạng tích hợp này nhằm hợp nhất hai hay nhiều môn học thành một môn học duy nhất. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu xây dựng chương trình và tài liệu học tập phù hợp, thường phức tạp. Có thể nêu lên về nguyên tắc hai cách tích hợp theo hướng này như sau:

+ Cách thứ 3: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích hợp.

Theo đó, người ta nhóm các nội dung có mục tiêu bổ xung cho nhau thành đề tài tích hợp, trong khi các môn học vẫn giữ nguyên những mục tiêu riêng;

Nội dung môn 1 Nội dung môn 2 Nội dung môn 3 Bài học hoặc bài tập tích hợp Hình 11 Môn 1 Môn 2 Môn 3 Bài học hoặc bài tập tích hợp Môn 1 Môn 2 Môn 3 Bài học hoặc bài tập tích hợp Hình 12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cách thứ 4: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng tình huống tích hợp, theo đó các môn học được tích hợp xung quanh những mục tiêu chung . Những mục tiêu chung này gọi là mục tiêu tích hợp. Dạng tích hợp này có nhiều ưu điểm là nó dạy cho học sinh giải quyết những tình huống phức hợp bằng cách vận dụng kiến thức từ nhiều môn học trong một tình huống gần với cuộc sống.

3.6.5.Mức độ vận dụng DHTH trong giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Do đặc điểm cấu trúc chương trình và sách giáo khoa các môn học ở trường THCS, THPT hiện nay hướng đến tính hệ thống chặt chẽ của nội dung, tính khoa học bộ môn tương đối sâu nên việc đưa các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ, cũng như các nội dung giáo dục khác vào các môn học trong trường phổ thông cũng phải thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới mục tiêu riêng của các môn học. Với ý nghĩa như vậy thì dạng tích hợp thứ nhất thường được thực hiện vì nó phù hợp với thực tế nhà trường hiện nay.

Các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ, cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, có thểđược tích hợp vào các môn học ở các mức độ khác nhau. Trong trường hợp cần tích hợp nhiều nội dung có liên quan với nhau vào cùng một môn học như trường hợp trên, trước hết ta cần làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung này và nên lựa chọn các nội dung thể hiện rõ nhất, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung môn học. Điều này giúp ta tránh được sự dàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào môn học làm quá tải quá trình học tập của HS.

Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là: - Tích hợp toàn phần

Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về sử dụng năng lượng và các vấn đề năng lượng.

Ví dụ, trong chương trình, sách giáo khoa Vật lí 10 ( nâng cao) có bài về "động cơ nhiệt, máy lạnh". Trong trường hợp này giáo viên chỉ cần quan tâm nhấn mạnh các khía cạnh nâng cao

hiệu suất của máy để tiết kiệm năng lượng, các biện pháp cải tiến để giảm thiểu phát thải khí gây ô nhiễm môi trường. Tương tự như vậy, trong sách giáo khoa Vật lí 12 ( nâng cao) có bài về

phản ứng phân hạch và nhà máy điện hạt nhân,...Khi dạy bài này gGV không chỉ khai thác khía cạnh sử dụng nhiên liệu hạt nhân để sản xuất điện năng mà cần nêu được cả khía cạnh môi trường của các phóng xạ hạt nhân nếu để rò rỉ phóng xạ trong quá trình sản xuất và sử lý chất thải.

Tích hợp toàn phần cũng có thểđược hiểu theo dạng tích hợp thứ hai nếu ta xây dựng

được các đề tài tích hợp phù hợp, cho phép HS giải quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức và kĩ

năng từ nhiều lĩnh vực liên quan. Chẳng hạn, xây dựng đề tài cho dạy học theo dự án, đưa ra một bài tập lớn vừa sức HS,...

Một phần của tài liệu NHUNG VAN DE CHUNG VE SU DUNG NANG LUONG TIET KIEM - HIEU QUA (Trang 29 - 35)