III. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.5. Định hướng các nội dung cơ bản về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đưa vào các môn học ở trường trung học
đưa vào các môn học ở trường trung học
Không nhất thiết phải xây dựng bài học riêng về các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ đểđưa vào các môn học ở trường THCS, THPT. Điều này được thực hiện bằng con
đường dạy học tích hợp (DHTH). Để thực hiện DHTH các nội dung năng lượng và sử dụng NLTK&HQ trong các môn học thì đòi hỏi đầu tiên đối với GV là phải nắm một cách hệ thống các nội dung này. Sau đó, trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung của môn học và từng bài học, GV sẽ tiến hành lựa chọn các nội dung thích hợp, đáp ứng các nguyên tắc về lựa chọn nội dung
đã nêu lên ở trên, từđó mới xây dựng các phương án DHTH các nội dung này. Với ý nghĩa như
vậy, dưới đây sẽ nêu định hướng các nội dung cơ bản của giáo dục sử dụng NLTK&HQ, được tích hợp khi dạy học các môn học ở trường THCS và THPT:
- Khái niệm năng lượng, nguồn năng lượng
+ Khái niệm về năng lượng, nguồn năng lượng; + Phân loại năng lượng;
+ Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Vai trò của năng lượng đối với con người
+ Vai trò của năng lượng đối với con người;
+ Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng; sự cạn kiệt các nguồn năng lượng không tái sinh;
+ Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đối với môi trường; + Các xu hướng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay.
- Sử dụng NLTK&HQ
+ Các khái niệm tiết kiệm, hiệu quả;
+ Ý nghĩa và sự cần thiết của việc sử dụng NLTK&HQ; - Một số biện pháp sử dụng NLTK&HQ
+ Các biện pháp về quản lí;
+ Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục; + Các biện pháp công nghệ và kĩ thuật;
+ Một số biện pháp cụ thể sử dụng NLTK&HQ.
Do đặc điểm cấu trúc của chương trình và sách giáo khoa các môn học ở trường THCS, THPT hiện nay nên không nhất thiết phải đưa các nội dung vào bài học theo trật tự như nêu ở
trên. Việc đưa các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào các môn học phải căn cứ vào đặc
điểm kiến thức của bài học cụ thể trong từng môn học. Khi xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn, tổ bộ môn cần xây dựng kế hoạch chung để GV khi dạy dễ phối hợp với nhau. GV phụ trách môn học cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bài học và tiến hành lựa chọn nội dung cụ thể: cần khai thác những nội dung nào, mức độ khai thác, các phương pháp và phương tiện dạy học.
Đảm bảo một qui trình như vậy sẽ làm cho việc khai thác các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ có tính hệ thống, không bị trùng lặp, đồng thời các GV có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.