CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CHUNG 1.1. Vấn dé văn ban Thánh Tông di thảo
2. Ÿ kiến của người viết luận văn
Hiện tại van ban Thánh Tông di thảo còn lại là bản chép tay nên
không thể tránh khỏi việc thêm thắt vào tác phẩm một số cứ liệu, chỉ tiết trở thành cơ sở để một số nhà nghiên cứu phủ định việc Lê Thánh Tông viết Thánh Tông di thảo. Văn bản gốc không còn thì căn cứ chính xác
nhát để khẳng định hoặc phủ định tuyệt đối là không có, do đó không nên có cái nhìn qua cực đoan đối với ván đề liên quan đến từ ngữ của
văn bản.
Theo người viết nếu xét một số nội dung của tập truyện Thánh
Tông di thảo thì nhận thấy một số truyện có nội dung giống với một số huắn điều trong 24 huắn điều (đây là những huắn điêu được Lê Thánh Tông xây dựng trên cơ sở các giáo điều của Nho giáo với mục đích chắn chỉnh việc thực hiện thuần phong mỹ tục trong đời sống của nhân dân,
các xã trưởng có nhiệm vụ hàng năm đọc và giảng cho xã dân nghe) do
chính Lê Thánh Tông đặt ra trong quãng thời gian trị vì đất nước (các vi
vua xưa thường sử dụng văn ch như một công cụ đắc lực phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước), chẳng hạn như:
- Trong "Hoa Quốc kỳ duyên" và "Hiếu đễ nhị thần truyện" tác giả đã đề cập đến hình ảnh những người em làm tròn đạo lý đối với anh mình, thực hiện đúng bổn phận và nghĩa vụ của tình huynh đệ (thay anh
chăm lo, nuôi dưỡng chau nên người) phù hợp với điêu mà Lê Thanh
Tông từng qui định: “Lam kẻ tử đệ nên yêu mến anh em, hòa thuận với
hương đảng, phải lây lễ nghĩa mà cư xử... ”.
- Trong "Ngư gia chi dị" và “Nhat thư thủ thần nữ” tác giả lại dé
cập đến vai trò, bổn phận của một nàng dâu đúng nghĩa mà theo Lê Thánh Tông “Lam đàn bà thi phải theo chông, không được cậy cha mẹ minh phú qui mà khinh nhà chông, nếu không như thé thi bắt tội đến cha
mẹ”. - Trong “Hoa Quốc kỳ duyên", 'Ngư gia chi di” và "Nhat thư thủ thần nữ" tac giả đều thế hiện quan niệm coi trọng việc trăm năm như
phải chọn ngày tốt để cử hành hôn lễ, giữ gìn danh tiết trước ngảy
cưới.... đó cũng là điều mà Lê Thánh Tông đã đặt ra: “Việc hôn giá tế tự
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thủy 16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân
phải giữ lễ phép, không được làm cản”.
Điều đó chứng tỏ trong Thánh Tông di thảo cỏ những tác phẩm thé hiện một cách gián tiếp những quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng của chính
Lê Thánh Tông.
Trong Thánh Tông di thảo dù có sự mâu thuẫn về tư tưởng thì đó vẫn có thê là tác phẩm của Lê Thánh Tông, vì Lê Thánh Tông là một ông
vua rất coi trọng đạo Nho nhưng cũng không phải vì thế mà ông tuyệt
giao với đạo Phật và đạo Lão, nhà vua chỉ phê phán những mặt tiêu cực
của hai tôn giáo trên có ảnh hưởng đến việc trị nước. Chính bản thân nhà vua vẫn còn chịu những ảnh hưởng nhất định từ hai tôn giáo này.
Khi đề cập đến những giá trị đặc sắc của Thánh Tông di thảo người viết sẽ nói kĩ hơn về điểm nay,
Bên cạnh đó người viết cũng cho rằng những truyện sau không thuần nhất là của riêng Lê Thánh Tông mà có thể được người đời sau thêm thắt hoặc sửa đối một số chi tiết Mai Châu yêu nữ truyện,
Lưỡng Phật đấu thuyết ký, Hoa Quốc kỳ duyên, Trần nhân cư Thủy Phủ, Lãng Bạc phùng tiên, Mộng ký, Nhất thư thủ thần nữ.
1.2. Bối cảnh lịch sử:
1.2.1. Sự suy vong của nhà Tran, sự xâm lược của giặc Minh
và cuộc kháng chiên chông quân Minh:
Đến cuối thế kỷ XIV, nhà nước phong kiến trải qua một cuộc khủng hoảng lớn. Hồ Quý Ly có những cải cách táo bạo nhưng thực chat vẫn duy trì đặc quyền của quý tộc quan liêu mà không mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Vì vậy đến năm 1400, khi Hd Quý Ly cướp ngôi nhà Trần thì việc làm ấy lại thiếu cơ sở xã hội vững chắc, do đó Hồ Quý Ly
vừa có kẻ thù nguy hiểm là các tang lớp quý tộc nhà Trần vừa không được sự ủng hộ của quan chúng nhân dân. Nhân cơ hội ấy, giặc Minh đã giả danh “diệt Hò phục Tran” dé đánh lừa nhân dân mà cướp nước
ta, đặt ách đô hộ lên dân tộc ta.
Ách đô hộ của giặc Minh rất tàn khốc nếu xét về phương diện đời sống của nhân dân và rất phản động nếu xét về phương diện sự phát triển của lịch sử, cụ thế là: thuế má, phu phen nặng nè, đốt phá, cướp
bóc liên tục xảy ra; nền kinh tế và đời sống nhân dân vô cùng khố cực, liên tiếp xảy ra vỡ đê, lụt lội, mắt mùa, đói kém; giặc Minh cố duy tri chế
độ đại điền trang và phát triển chế độ nông nô. Sự thống trị ấy đã gây nhiều cản trở cho sự phat triển của xã hội Đại Việt ở thế kỷ XV.
Trước ách đô hộ tàn bạo của giặc Minh, nhân dân đã nỗi dậy khởi
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy 17
Khóa luận tốt nghiệp : GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Van
nghĩa khắp nơi, trong đó cuộc kháng chiến mười năm của Lê Lợi là cuộc chiến đấu gian khỗ vào bậc nhát trong lịch sử thời xưa. Lê Lợi phải vừa
đánh giặc vừa xây dựng quân đội, xây dựng chính quyền, cuộc kháng chiến tuy rất gian khổ nhưng cuối cùng cũng đi đến thắng lợi vì những người lãnh đạo đã biết dựa vào lực lượng của toàn thể dân tộc. Nghĩa quân có nguồn gốc từ nhân dân, chiến đầu vì dân tộc nên luôn được
nhân dân ủng hộ. Bộ máy nhà nước hình thành và lớn lên trong cuộc
kháng chiến của toàn thể dân tộc nên sau khi giặc đã tan rồi, trong một thời gian khả dài vẫn biết dựa vào lực lượng của nhân dân. Cuộc kháng chiến do Lê Lợi lãnh đạo đã giải phóng ách thống trị của giặc Minh, mở
đường tiến lên cho lịch sử dân tộc, triều đại nhà Lê được hình thành từ trong cuộc đấu tranh trên đà thắng lợi đã bắt tay vào việc phục hồi và xây dựng đất nước, quan tâm giải quyết những vấn đề thuộc đời sống
nhân dân.
1.2.2. Sự khôi phục và xây dựng đất nước sau thắng lợi:
Hoà bình lập lại, Lê Thái Tổ xây dựng một nhà nước phong kiến tập
quyền trên một cơ sở khác hẳn với cơ sở đời Tran, sự nghiệp đó được
Lê Thánh Tông kế tục và hoàn thành.
Về khôi phục và phát triển kinh tế, nhà nước phong kiến đã biết sử dụng những điều kiện thuận lợi của một đất nước vừa giành được độc
lập để thúc đầy việc phục hồi và phát triển kinh tế trong nước.
Đối với nông nghiệp, nhà nước phong kiến đã định ra chính sách quân điền vào năm 1429, phương thức sản xuất tư nhân canh tác đã làm nổi bật vai trò và dia vị xã hội của các tang lớp bình dân, xác lập quan hệ ruộng đất mới là quan hệ địa chủ và tá điền, thay thế ché độ nô tì bằng chế độ lĩnh canh nộp tô thuế, thực hiện chính sách trọng nông.
Nhờ đó nông nghiệp dần được khôi phục và phát triển nhanh chóng.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển tuy không được khuyến khích như nông nghiệp: các ngành nghề như nghề in, thuộc da, tơ lụa, vàng ngọc, khai mỏ đều khá phát đạt; đối với ngoại thương, nhà nước phong kiến giữ độc quyền; do tình hình xã hội ổn định, đất nước thống nhất, việc giao thông giữa các vùng được mở
mang nên thương nghiệp cũng rat phát trién.
Về xây dựng và củng có chính quyền, nhà nước phong kiến đã thiết
lập bộ máy phong kiến tập quyền. Triều đình thời Lê Thánh Tông là một triều đình quân chủ tập trung cao độ. Hoàng đề toản quyền nắm bộ máy quan liêu được tỗ chức có hệ thống từ trung ương đến xã, thời Lê Thánh
Tông một quan chế được đặt ra với sự phân chia ngôi thứ rõ rệt, với sự SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thủy 48
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân
phân công phụ trách tỉ mỉ, với sự qui định trách nhiệm liên đới và hỗ
tương kiểm soát chặt chẽ v.v... Thế lực đại quý tộc bi hạn chế, sự tham
gia của các tang lớp sĩ phu xuất thân do khoa cử càng ngày càng được
trọng dụng. Chính sách cai trị của nhà Lê được thể hiện rõ rệt trong bộ luật Hồng Đức, tuy bộ luật đó có nhiều điểm tiến bộ nhưng căn bản thì vẫn bảo đảm quyên lợi và địa vị cho giai cấp quí tộc quan liêu. Vì vậy
chính quyền nhà Lê là một nhà nước quân chủ chuyên ché, đồng thời là một nha nước phong kiến quan liêu.
Lộ tình hình xã hội, cấu tạo giai cắp trong xã hội có ít nhiều thay đổi,
cụ thé là:
Hai giai cap chính là địa chủ phong kiến và nông dân. Trong đó giai cấp địa chủ chiếm hữu phần lớn ruộng dat tư, bóc lột địa tô của nông dân và cũng là giai cấp nắm chính quyền. Nông dân là lực lượng lao động sản xuất chủ yếu trong xã hội nhưng lại là giai cấp bị bóc lột.
Đồng thời nông dân cũng là những người phải thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước như đi phu, đi lính và ít nhiều được học hành.
Thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông hơn nhưng chưa trở thành lực lượng lớn mạnh.
Nô tỳ vẫn là một tang lớp đáng kể trong xã hội, có nguồn gốc từ đảm tù binh chiến tranh, tội nhân, từ đám người nghèo khô. Pháp luật nhà Lê hạn chế việc nuôi nô tỳ, định lệ cho nô tỳ việc chuộc thân và về sau thì cắm việc mua bán nô ty nên sé nô tỳ ngày càng ít đi.
Cuộc sống của nhân dân nói chung là ỗn định và thanh bình.
Về tình hình văn hóa:
Giáo dục, khoa cử rất được coi trọng để tuyển chọn nhân tài phục
vụ cho công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước. Việc học hành, thi cử được tổ chức theo quy mô ngày càng lớn. Ngay từ khi còn tác chiến (1427) Lê Lợi vẫn cho mở khoa thi ở Bồ Đề để chọn nhân tài, chuẩn bị cho việc kiến thiết hòa bình. Đến khi đất nước được giải phóng (1428), triều đình lập ra Quốc tử giám ở kinh đô, mở trường ở các lộ, ban chiếu
"cầu hiền". Việc giáo duc và thi cử dần dan được tổ chức theo nề nếp
nhát định. Từ năm 1434 định lệ cứ ba năm mở một khoa thi hương, năm tiếp sau đó lại mở một khoa thi hội dé lấy tiến sĩ. Từ năm 1439 trở đi có lệ xướng danh, treo bảng, ban mũ áo, cắp ngựa, ăn yến, vinh quy bái tổ và từ năm 1442 có lệ khắc bia tiến sĩ để khích lệ cử tử. Sé thí sinh thi Hội thời Lê Thánh Tông lên rất cao, có năm lên đến 3000 người (năm Hồng Đức thứ 6), các tiến sĩ, trạng nguyên hau hết đều còn trẻ, có người mới 15 tuổi như Nguyễn Nhân Thiếp. Tang lớp nho sĩ được đào tạo đã bổ sung cho bộ máy quan liêu. Việc học thời nảy tuy phát triển và Nho học đã đạt đến thời kỳ cực thịnh trong thé ky XV nhưng mặt khác lại
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy 19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân
tạo ra một tang lớp cử tử đi theo lối học tam chương trích cú, theo lối học giao điều, câu nệ, gò bó hạn chế tư tưởng và tính sáng tạo của
người học.
Về tôn giáo, tín ngưỡng, ở thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Sự phát triển của giáo dục góp phan quan trọng vào việc phổ cập Nho giáo. Trước đây, bọn phong kiến nhà Minh trong thời gian đô hộ nước ta đã dùng Phat giáo và Dao giáo dé mê hoặc nhân dân. Vi i vậy khi lên ngôi hoàng đế, các triều Lê đã ít nhiều hạn chế ảnh hưởng của Phật
giáo và Đạo giao. Mặc dau bị hạn chế và không còn được coi trọng như trong đời Lý, Trần nhưng Phật giáo và Đạo giáo vẫn có những ảnh
hưởng nhát định trong xã hội. Nhà nước phong kiến tuy chinh thức đề cao Nho giáo và hạn ché Phật giáo, Đạo giáo nhưng trên thực tế hai tôn giáo này vẫn giữ được những ảnh hưởng nhất định trong đời sống của
nhân dân.
Về văn học, văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thé với hàng loạt tập thơ văn nỗi tiếng như thơ văn Nguyễn Trãi (Quân trung từ mệnh tập,
Bình Ngô đại cáo, Uc Trai thi tập. ..), thơ văn Lê Thánh Tông... Bên cạnh
thơ văn chữ Hán tiếp nối tinh thần dân tộc của thời Lý Trần, văn học chữ Nôm đã giữ một vị trí quan trọng với các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ
văn (Lê Thánh Tông)... Không chỉ các nho sĩ, quan lại sáng tac thơ Nôm
mà nhà vua cũng xem chữ Nôm là một phương tiện quan trọng dé thé
hiện những tư tưởng, tình cảm của chính mình.
Về sử học, thời kỳ này xuất hiện nhiều công trình sử học có giá trị như Đại Việt sử ký tục biên (Phan Phu Tiên) gồm 10 quyén, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô ST Liên) gồm 15 tập. Ngoài hai bộ sử chính thống này còn có Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi), Việt giám thông khảo (Vũ
Quỳnh), Việt giám thông khảo tông luận (Lê Tung)...
Về nghệ thuật, thời Lê sơ âm nhạc tương đối phát triển. Đặc biệt đến triều Lê Thánh Tông, ông đã sai Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận,
Lương Thế Vinh kê cứu âm nhạc Trung Quốc đặt ra hai bộ: bộ Đồng Văn chuyên hòa nhạc bằng nhạc khí, bộ Nhã nhạc chuyên hợp xướng.
Âm nhạc dân gian bị đưa ra ngoài triều, gọi là tục nhạc do ti Giáo phường trông coi. Bay giờ nỏi lên ban nhạc Binh Ngô phá trận được tấu và múa vào những ngày hội mừng chiến thắng. Trong nhân dân các điệu
múa đời xưa vẫn tiếp tục Phat triển. Nghệ thuật tuông, chèo ngày càng
phd biến, thường được tổ chức vào các ngảy hội lễ vui đầu năm. Tuy nhiên âm nhạc và ca múa vẫn chưa được nha nước coi trọng nên không
có điều kiện phát triển. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở thời Lê sơ không phát triển. Các vua chủ trương không xây dựng thêm nhiều công
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy 20
Khóa luận tốt nghiệp " GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Van
trình mới, đặc biệt là các chùa chiền, chuông tượng... Tiêu biểu cho nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc đương thời là những di tích của điện Lam
Kinh. Di tích còn lại ngày nay là bia Vĩnh Lăng dựng năm 1433.
Củng với tư tưởng độc tôn Nho giáo của giai cắp thống trị, nén văn
hóa Đại Việt đương thời cũng giảm bớt tính dân gian.
1.3. Lê Thánh Tông (1442 — 1497):
1.3.1.Cuộc đời:
Lê Thánh Tông (1442 — 1497) là con thứ tư của vua Lê Thái Tông,
tên là Hiệu, lại có tên là Tư Thành, hiệu là Thiên Nam động chủ, vua thứ
tư triều Hậu Lê, trị vì 38 năm (1459 — 1497).
Vì sự lục đục trong nội bộ hoàng gia nên tudi nhỏ Lê Thánh Tông
phải sống 4 năm với tư cách con dân thường, sống chung với con em nhân dân lao động. Đó là vốn quý để về sau ông quan tâm đến đời sống
của nhân dân. Sau khi Nghi Dân cướp ngôi được 8 tháng thì các quan
đại thần trong triều mưu giết đi vì tính hay nghe lời dua nịnh, chém giết đại than; sau đó rước con thứ tư vua Thái Tông là Bình Nguyên Vương Tư Thành lên làm vua, tức vua Lê Thánh Tông. Thánh Tông lên ngôi lấy
niên hiệu là Quang Thuận (1460 — 1469), sau đổi là tì Đức (1470 — 1497). Thời đại Lê Thánh Tông là thời đại thịnh trị nhất của chế độ
phong kiến nước ta, chế độ quân chủ tập trung cũng đạt tới hình thái
trọn ven và nhất là văn học thời đó cũng phat đạt nhất so với các thời đại
trước .
Lê Thánh Tông là người thông minh sáng da, lại cần củ, chịu khó.
Đức tính cần cù chăm học ấy đã trở thành thói quen theo ông suốt đời,
ngay cả khi lên ngôi vua, rat bận rộn công việc chính sự nhưng trong bài thơ Nom “Tự Thuật” nói về mình Lê Thánh Tông đã tâm sự:
Trống dời canh còn đọc sách
Chiêng xế bóng chưa thôi châu
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, ít có ông vua nào có được khối
lượng tri thức uyên bác như Lê Thánh Tông.
Trong thời gian trị vì, Lê Thánh Tông đã làm được rat nhiều việc có
ich cho dân, cho nước. “Nha sử học Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Nha vua
thực là bậc anh hùng tài lược, dù Vũ Đễ nhà Hán, Thái Tông nhà Đường
cũng không hơn được” (Đại Việt sử ký toàn thư). Nhà bác học Phan
Huy Chú đánh giá: “Tu chat và tính khí nhà vua rat cao sáng, ham học không biết mỏi, tay không rời quyễn sách. Về tri thức thì vua tôn trong
Nho thuật. cắt nhắc anh tài, sáng lập chế độ, mở mang bờ cõi, văn võ tài
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy ie