NGÁN CHỮ HÁN VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
4.1. Bước phát triền vượt bac của Thánh Tông di thảo so với
các truyện ngắn chữ Hán Việt Nam trước đó:
Mặc dù vẫn đề tác giả và thời điểm ra đời của Thánh Tông di thảo còn gây nhiều tranh cãi nhưng những giá trị và đóng góp của tác phẩm vào tiến trình phát triển của thé loại truyện ngắn chữ Hán Việt Nam thời trung đại là không thể phủ nhận. Nếu đặt Thánh Tông di thảo trong toàn bộ tiến trình phát triển của thể loại thì có thể thấy đa số các truyện trong tác phẩm có trình độ phát triển hơn hẳn so với các truyện chữ Hán ra đời trước đó, tiêu biểu như Việt điện u linh, Nam ông mộng luc,
Lĩnh Nam chích quái.
Việt điện u linh là "Tập truyện về cõi u linh nước Việt” - một tác phẩm văn học Việt Nam của Lý Tế Xuyên đời Tran. Hau hết các câu chuyện trong Việt điện u linh déu là những truyền thuyết về các vị thần linh ở nước ta. Còn Nam ông mộng lục lại là một trong những tác phẩm sớm nhát hiện còn của tác giả người Việt viết ở ngoài nước. Cuốn sách
là tập ghi chép về các mẫu chuyện “người thiện", “người tai” của Đại Việt, những mẫu chuyện được hồi tưởng lại như là một giắc mơ về di vãng của Hồ Nguyên Trừng (1374-1446). Khác với Việt điện u linh và
Nam ông mộng luc, Lĩnh Nam chích quái là tập sách không chỉ ghi
chép những truyền thuyết mà còn tái hiện lại cả những câu chuyện cổ tích quen thuộc của dân tộc ta. Cũng giống như Thánh Tông di thảo, tác giả đầu tiên biên soạn tập truyện này đến nay vẫn chưa xác định
được. Thế nhưng từ trước đến nay, theo lưu truyền người ta vẫn xem Tran Thế Pháp là tác giả và tác phẩm đã được Vũ Quynh va Kiều Phú
biên soạn lại vào thế kỷ XV trên cơ sở tài liệu của các đời trước.
Những nét khái quát nhất về ba tác pham ay đều cho thay phương thức sang tác chủ yếu của các tập truyện đó đơn thuần là ghi chép lại những sự việc, những nhân vật kỳ lạ tương truyền trong dân gian hoặc
trong dòng chảy lịch sử của dân tộc.
Lý Tê Xuyên trong quá trinh biên soạn Việt điện u linh đã sử dụng
và viết lại một số truyện vốn đã được ghi chép trong các sách “Báo cực truyện" (Tập truyện về lẽ củng cực của báo ứng), “Ngoai sử ky"
(Những chuyện ghi chép ngoài chính sử), “Đại Việt sử ký" (Sử ký Đại
Việt) của Lê Văn Hưu (xuất hiện sau thế kỷ thứ X) và các sách “Giao Chỉ ký" ( Ghi chép về Giao Chỉ), 'Giao Châu ky" (Ghi chép về Giao
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thủy 108
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân
Châu). Vi vậy cách bắt đầu da số các câu chuyện trong Việt điện u linh thường là: “Theo sách Giao Châu ký..." (Bố Cái ao Vương), “Theo sách Giao Châu ký và Báo cục truyén...” (Bao quốc tran linh định
bang, quốc đô thành hoàng đại vương), 'Xét sách sử ký..." (Hồng
thánh khuông trung vũ tá trị đại vương)... Ngoài ra ông còn sử dung
những nguồn tài liệu dân gian, những ban than tích, lai lịch các vị than
linh va phép tắc thể lệ thờ cúng ở miếu đền nêu trong hồ sơ của nhà nước phong kiến. Tóm lại, Lý Tế Xuyên đã biên soạn lại những câu chuyện vốn lưu hành từ trước thành Việt điện u linh.
Còn Hè Nguyên Trừng — tác giả Nam ông mộng lục trong bài Tựa
của mình đã viết như sau: *Trong lời nói việc làm, trong tài năng của người xua có nhiều điều khả thủ, chỉ vì qua cơn binh lửa, sách vở bị cháy sạch thành ra những điều đó đều bị mắt mát cả, không còn ai được nghe, há chang đáng tiếc lắm sao? Nghĩ tới điểm này, tôi thường tìm ghi những việc cũ nhưng thay mát mát gần hết, trong trăm phần dư còn
được một hai; bèn góp lại thành một tập sách đặt tên là Nam ông mộng
lục" (tr.13). Những lời tâm sự ấy đã cho thay phương thức sang tac chủ
yếu của Hồ Nguyên Trừng vẫn là ghi lại những điều mắt thấy tai
nghe...Chính vì vậy mà trong các câu chuyện của mình, Hồ Nguyên Trừng thường kể lại rành mạch các chỉ tiết theo trình tự trước sau về các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa của đất nước. Đó có thể là câu chuyện về khí phách cứng cỏi, cương trực của thầy giáo Chu Văn An (‘Van trinh cứng cỏi và ngay thang’), kể về tài sức phi thường, dũng mãnh của Uy Vũ Tướng quân Lê Phụng Hiểu ("Dũng lực phi thường")... Đó hau hết đều là những câu chuyện có cốt truyện đơn giản, được xây dựng theo một trình tự nhất định: từ lúc nhân vật sinh ra đến
lúc họ mắt đi cùng những việc làm đáng nhớ của họ. Cách ghi chép ấy giống như cách ghi chép niên biểu của nhân vật lịch sử. Vi vậy giá trị lịch
sử cũng là một trong những giá trị quan trọng của Nam ông mộng lục.
Do đó mà trong bài giới thiệu về Nam ông mộng lục Trần Nghĩa đã
khẳng định: “Nam ông mộng lục là một nguôn tư liệu quý dé nghiên cứu về văn học và sử học nước ta đời Ly Tran, một giai đoạn mà sách vở còn
lại rắt ít" (12; 9
Nêu như Nam ông mộng lục là tập truyện ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe thì Lĩnh Nam chích quái lại là một tập truyện truyền thuyết và cổ tích, chép lại những truyện vốn đã được truyền khẩu trong dân gian từ lâu đời Đó là những câu chuyện như "Truyện họ Hồng
Bang, Truyện Tản Viên, Truyện Đồng Thiên Vương. Truyện bánh
chưng, Truyện cây cau.. ° So với cách ghi chép của Việt điện u linh
thì Lĩnh Nam chích quái bước đầu đã vượt ra khỏi phạm vi của việc ghi SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy 109
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân
chép các sự tích có sẵn. Trong Lĩnh Nam chích quái. phần hư cấu, xây dựng hình tượng bước đầu đã được quan tâm, dù chưa thỏa đáng, như trong truyện “Ngư Tinh, Mộc Tinh”. Thế nhưng, bên cạnh đó Lĩnh Nam chích quái vẫn còn có nhiều truyện sơ sài về nội dung và đơn giản về hình thức, ví dụ như "Truyện Hè Tinh; Truyện chim Bạch Trĩ; Truyện
hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt”...
Nếu như phương thức sáng tác chủ yếu của các tác phẩm trên lả ghi chép lại thần tích, gia phả trong các đền chùa (kiểu Việt điện u linh) và những sáng tác dân gian có sẵn (kiểu Lĩnh Nam chích quái), hoặc những việc mắt thấy tai nghe (kiểu Nam ông mộng luc), thi Thánh Tông di thảo lại là tập truyện truyền kỷ chữ Han đầu tiên của văn học
Việt Nam trung đại phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật của người
cằm bút, từng bước tiến tới tách khỏi ảnh hưởng thụ động của lối ghi
chép thông thường. Theo Vũ Thanh: "ở Thánh Tông di thảo diễn ra một
quá trình biến đỗi về chat trong mối tương quan tương quan truyền kỳ và folklore, giữa truyền ky và văn xuôi lịch sử" (16; 422]. Bước phát triển ấy đánh dấu việc hình thành năng lực sáng tạo độc lập của tác giả văn
xuôi.
Các truyện của Việt điện u lính co kết cấu của một bản thần tích (mọi truyện đều có lược truyện (tiểu sử) vị than, thứ đến là sự tích hiển linh, sau cùng là tên chữ được gia phong của triều Trần), các nhân vật được xây dựng bằng bút pháp thần thoại, còn các truyện của Lĩnh Nam chích quái lại được tổng hợp nên từ nhiều nguồn tư liệu dân gian khác nhau. Các tác giả ấy chỉ là những người biên soạn, hiệu đính lại nên theo Vũ Thanh: “Ho trở nên thụ động trước nguôn tư liệu lớn lao, cá tính không phát triển" [16: 423].
Do đó Thánh Tông di thảo là bước phát triển vượt bậc so với các tác phẩm ở giai đoạn trước. Cảm hứng sáng tạo của nhà văn đang dần lan at lối ghi chép những truyện kể dân gian, những thần tịch và những sự tích lưu truyền trong dân gian. Ví dụ như đối với cốt truyện “Sơn Tinh - Thủy Tinh", trong truyện “Hựu thánh Hiển ứng đại vương" (Than núi Tản Viên Sơn Tây), Lý Tế Xuyên đã xây dựng cốt truyện dân gian ở dạng đơn giản nhất với những tình tiết cơ bản nhất: Thục Phán xin kết hôn với con gai Hùng Vương, các Lạc tướng không đồng ý, khuyên nha vua kén người tai giỏi dé bảo vệ dat nước; lễ kén rễ: Sơn Tinh va Thủy
Tỉnh thi tài bất phân thắng bại, Hùng Vương đỏi lễ vật, Sơn Tinh đến
sớm hơn lay được My Nương; cuộc chiến dau dé giành người đẹp diễn
ra. hàng năm Thủy thân dâng nước tra thù, Sơn than cùng nhân dân đắp
đê chống chọi. So với truyện của Lý Tế Xuyên, truyện “Than núi Tan
Viên" của Vũ Quynh va Kiều Phú là một bước tiến mới trong việc mở
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy. 10 -
Khóa luận tốt nghiệp _ : GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân
rộng dung lượng phản ánh của tác phẩm. Cốt truyện không chỉ được cấu tạo đơn giản như trên mà bằng nghệ thuật kể chuyện sinh động, tác giả đã viết nên những đoạn miêu tả quang cảnh núi Tản, bổ sung các truyền thuyết về công tích của Sơn Tỉnh, hành trạng của ông từ khi còn
nhỏ đến khi trở thành một vị phúc than. Đó là bước tiến rất lớn so với truyện của Lý Tế Xuyên nhưng vẫn đưa đến một kết thúc giống như
truyện dân gian mà không có sự phá rào tuyệt đối, nên cuối cùng tuy tiến
bộ hơn nhưng vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng của folklore và sử ký.
“Ngọc nữ quy chân chủ' trong Thánh Tông di thảo cũng dựa trên
cốt truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh nhưng lại được xây dựng theo một hướng khác han và ngam chứa trong đó những tư tưởng hoàn toàn mới mẻ. Trong câu chuyện nay tip truyện cũ chỉ tồn tại như một cái cớ dé tác giả thể hiện tư tưởng của mình, biến đổi chúng theo suy nghĩ và cảm
hứng sáng tạo của cá nhân. Tác giả Thánh Tông di thảo không khai
thác trọn vẹn cốt truyện dân gian mà chỉ chọn lấy tình huống cao trào của cốt truyện, đó là đoạn thi tài kén rễ giữa hai vị thần phép thuật ngang nhau. Lê Thánh Tông đã xây dựng một truyện ngắn hoan chỉnh trên cơ sở cao trào nảy va điều đặc biệt nhất là câu chuyện được ké lại
với một giọng điệu giễu cợt - giọng điệu bao trùm toàn bộ câu chuyện, điều chưa hề có trong các tập truyện trước đó. Sơn thần và Thủy thần
trong “Ngoc nữ quy chân chu" đã bị tác giả Thánh Tông di thảo hạ bệ
khi biến họ từ những nhân vật đầy quyền uy thành những kẻ ba hoa,
khoác lac, chap nhận thua một người tran không biết tí phép lạ nao, nhưng lại có uy quyền, cốt cách, khí phách ung dung, tự tại của một vị vua. Chàng đã thắng hai thần ấy chỉ bằng những lời lẽ thông minh, vạch rõ diém yếu của các thần. Một kết thúc hoản toàn khác với kết thúc quen thuộc của truyện dân gian đã diễn ra trong "Ngọc nữ quy chân chủ”.
Kết thúc ấy đã thể hiện sự chiến thắng của một bản lĩnh mới mẻ, dám
can đảm bức phá, xé rào vượt ra khỏi những ảnh hưởng, những quy
định "nặng nề" của truyền thống. Do đó nếu như trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái người đọc có thé tim thấy dáng dap của nhiều câu chuyện truyền thuyết và cổ tích của dân tộc thi trong Thánh Tông di
thảo, người đọc khó có thể làm được điều đó. Vì ở đấy không hề có dạng tồn tại ban đầu của các câu chuyện dân gian mà tat cả đều đã được biến đổi dưới ngòi bút của tác giả. Các truyện như "Mai Châu yêu nữ truyện, Lưỡng Phật đấu thuyết ký, Thử tinh truyện. * đều là những sản phẩm của sự kết hợp giữa chất liệu văn học dân gian với khả
năng sáng tạo, tưởng tượng tuyệt diệu của nhà văn. Nhưng truyện của
Thánh Tông di thảo so với truyện dân gian đã chứa đầy những van dé
xã hội với những đối thoại sâu sắc đánh vào giáo điều của Nho giáo.
SVTH: Nguyễn Thi! Ngoc Thủy 111
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân
Chính vi vậy mà Vũ Thanh đã nhận định: trong Thánh Tông di thảo
"cùng một lúc diễn ra hai quá trình; quá trình tiếp tục nhận truyén thống folklore va quá trình biến đỗi nó, dan dan thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của văn học dân gian. Đó là quá trình từ thụ động đến ý thức, một giai đoạn mới trong sự hình thành và phát triển của truyện ngắn dân tộc đã bắt đầu" [16; 429].
Bên cạnh đó Thánh Tông di thảo cũng đang dần thoát khỏi những ảnh hưởng về mọi mặt của văn xuôi lịch sử. Trong văn học trung đại, tình trạng văn - sử - triết bắt phân là một hiện tượng rất phố biến, nó đã trở thành một trong những đặc điểm của văn học thời kỳ này. Thế nhưng
trong các tập truyện chữ Hán ở thời kỳ đầu, các nhà văn trong nhiều
trường hợp đã viết với tư cách của nhà sử học. Họ đã cố gắng tạo cho tác phẩm của minh tính chân thật và nghiêm túc của sử hoc để củng có niềm tin nơi độc giả vào diễn biến câu chuyện. Các truyện của Lý Tế Xuyên, Hồ Nguyên Trừng, Vũ Quỳnh và Kiêu Phú đã sử dụng những nguyên tắc của sử ký để mô tả nhân vật và sự kiện. Mặc dù ở Nam ôn mộng lục điều này đã có phần mờ nhạt nhưng về cơ bản vẫn là kể v
những việc lạ, những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hóa thời Lý
Trần. Tác giả Việt điện u linh thường ghi rõ ngày, tháng, địa điểm xảy ra các sự kiện; lý lịch, hành trạng của nhân vật, chức hiệu cao nhất của nhân vật được triều đình ban tặng sau khi chết thường được dùng để đặt tên truyện như: “Uy minh dũng liệt hiển trung tá thánh phu hựu
đại vương, Hiệu uy uy mãnh anh liệt phu tin đại vương...”. Đến Lĩnh Nam chích quái mặc dù lượng trích dẫn sử liệu đã bớt nhiều nhưng sự ảnh hưởng của sử ký vẫn còn đậm nét. Các nhân vật trong tác phẩm
này thường được giới thiệu với một lý lịch khá rõ ràng như một nhân vật
lich sử, ví dụ như: “Ong họ Từ, tên Lộ, tự là Đạo Hạnh, ở chùa Thiên
Phúc, núi Phật Tích. Cha tên là Vinh, làm chức tăng quan đô sát ở triều
Lý..." ("Truyện Từ Dao Hạnh và Nguyễn Minh Không") [23; 308], ngay cả một nhân vật thần thoại như Sơn Tính trong truyện "Thần núi Tản Viên" cũng có lý lịch: Sơn thần vốn dòng họ Nguyễn...
Đến Thánh Tông di thảo và đặc biệt sau này là Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ. tác giả không còn sử dụng những trích đoạn sử liệu cũng như không còn xây dựng những đoạn ghi chép về tước hiệu của
các vị thần như các tác phẩm trước đó. Đó là cố gắng của tác giả Thánh Tông di thảo, đánh dấu bước ngoặt mới trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại khi các tác giả đã bắt đầu hướng tới sự phát triển độc lập của văn học, tách rời khỏi thể bất phân với sử học và triết học.
Mặc dù trong quá trình ấy. truyện ngắn chữ Hán Việt Nam trung đại vẫn còn giữ lại những dấu vết ảnh hưởng mờ nhạt của văn xuôi lịch sử được
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy 112
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân
đúc kết ở cuối mỗi truyện, trong đó chứa đựng những lời luận bàn về những vấn đề triết lý ở đời, về ý nghĩa giáo huấn của mỗi truyện v.v...Việc chuyển ý kiến tác giả vào phan “Lời bàn" tách rời khỏi nội dung chính của truyện đã thể hiện ý thức của nhà văn phải giải phóng , tách rời nội dung nghệ thuật của tác phẩm khỏi những ảnh hưởng của
văn xuôi lịch sử.
Bước tiền vượt bậc ay của Thánh Tông di thảo đã dẫn đến sự xuất
hiện của những câu chuyện thuần văn học hoàn toàn được xây dựng
trên cơ sở hư cấu, tưởng tượng như: “Lưỡng Phật đấu thuyết ký, Hoa Quốc kỳ duyên...”. Từ chỗ nhà văn chỉ làm công việc biên soạn, sưu
tập, hiệu đính như Lý Tế Xuyên, Vũ Quỳnh và Kiều Phú, tác giả Thánh
Tông di thảo đã có khả năng tự sáng tạo, tự xây dựng nên những câu
chuyện bằng trí tưởng tượng phong phú của mình. Đó là nét mới của
Thánh Tông di thảo.
Nếu xét riêng về mặt nội dung thi những nội dung đặc sắc của Thánh Tông di thảo cũng là sự phát triển hơn hẳn so với các tác phẩm
của giai đoạn trước.
Việt điện u linh được viết vào thời đại rất xưa nên không khỏi mang những hạn chế do điều kiện lịch sử quy định. Tập truyện chứa đựng thế giới quan thần bí, mang tư tưởng thần linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến. HAu hết các truyện đã kẻ lại việc các vị than báo mộng cho vua chúa, quan quân để chỉ rõ điềm lành, điềm dữ hoặc là hiễn linh âm phù để giúp Triều đình dẹp giặc trừ họa. Tat cả các vi
than, dầu là “hao khí anh linh", dầu là “quan nhân”, “phụ than” đều gắn bó với nhà nước phong kiến và được phong tước ban ân. Tuy nhiên đẳng sau câu chuyện của các thần linh ứng hiện lại bao trùm và phản ánh những lý tưởng tốt đẹp và niềm tin tưởng chân thành của nhân dân ngày xưa. “Truyện Quang Lợi vương” là một thí dụ tiêu biểu. Dang sau cải vỏ tôn giáo, tín ngưỡng, câu chuyện đã thể hiện ý thức phản kháng, sức mạnh quật cường của nhân dân ta chống lại những âm mưu quỷ quyệt muốn phá hoại văn hóa dân tộc của viên quan đô hộ Trung Quốc Cao Bién. Trong Việt điện u linh, các vị thần linh còn được miêu tả như những lực lượng hỗ trợ cho các thé hệ đời sau trong lúc nguy biến (bằng con đường âm phủ) như các truyện: "Truyện Bế Cái Đại vương:
Truyện Trương Hếng, Trương Hát...". Nét cốt lõi ở đây là sự đồng tâm hiệp lực giữa các thé hệ trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước và qua đó phản ánh sức sống mạnh mẽ của những truyền thống dân tộc tết dep. Do đó dù còn nhiều hạn chế nhưng Việt điện u linh vẫn có giá tri lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của dân tộc ta trong một thời kỳ lịch
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thủy — 13