THÁNH TONG DỊ THẢO
3.6. Nghệ thuật trần thuật và giọng điệu kể chuyện
3.6.1. Định nghĩa:
Theo "150 thuật ngữ văn học" của Lại Nguyên Ân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004: “O tác phẩm văn học tự sự, tran thuật là thành phan lời của tác giả, của người tran thuật (được đưa vào tác phẩm ít
nhiễu như một nhân vật) hoặc của một người ké chuyện; tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ các lời nói trực tiếp của các nhân vật.
Tran thuật bao gém việc ké và miêu tả các hành động và các biến cố
trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh,
tả nội that, v.v...; bàn luận, lời nói bán trục tiếp của các nhân vật.”
(tr.324). Đó là định nghĩa về “trần thuật".
Còn "giọng điệu", theo “Từ điển thuật ngữ văn học" do Lê Bá Hán,
Tran Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, NXB Giáo dục, 1992: gio
điệu là “thái độ, tinh cảm, lập trưởng tư tưởng, dao đúc của nhà văn doi
với hiện tượng được miêu tả thé hiện trong lời văn quy định cách xung hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tinh cảm, cách cảm thu xa gần, thân sơ,
thành kinh hay suông sã, ngợi ca hay châm biếm” (tr.91).
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy 103
Khóa luận tốt nghiệp _ GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Van
3.6.2. Nghệ thuật tran thuật:
Lời trần thuật của tác giả được phân làm hai: lời trần thuật miêu tả
câu chuyện và lời bàn (bình) với hai tư cách khác nhau: một người làm
người ké chuyện "khách quan" "biết hét", “biết trước", và một người bình luận về mặt đạo đức hoặc nghệ thuật có quan điểm xác định. Trong Thánh Tông di thảo hai người này có thể là hai người hoản toàn khác
nhau (giả định đó là Lê Thánh Tông và Sơn Nam Thúc).
3.6.2.1. Lời trần thuật miêu tả câu chuyện:
Có nhiều câu chuyện trong Thánh Tông di thảo nhân vật dẫn dắt xưng “ta”: nhân vật "ta" ở đây là người biết hết truyện chứ không phải là kh kể chuyện. Sự hiện diện của tác giả trong truyện là một biện pháp đề thuyết phục về tính chân thực của truyền kỳ - một biện pháp thường dùng trong truyền kỳ đời Đường. “Mai Châu yêu nữ truyện", 'Lưỡng Phat đấu thuyết ký”, "Nhị nữ thần truyện", “Ling cổ phán từ”, “Lang
Bạc phùng tiên”, “Mộng ký”, "Thử tinh truyện” là những ví dụ có sự
xuất hiện của nhân vật này. Lời trần thuật của nhân vật “ta” ở đây chứng tỏ có sự tham gia của tác giả vào diễn biến cốt truyện và thường nhà
văn là người tạo nên kết cục đôi khi bất ngờ cho câu chuyện.
3.6.2.2. Lời bàn luận:
Trong Thánh Tông di thảo có 2 loại lời bàn luận:
Lời bàn luận được thể hiện trực tiếp trong tác phẩm: có thể là của
tác giả, thường nằm ở gần cuối câu chuyện hoặc đuợc lồng xen kẽ vào diễn biến của tác phẩm. Tác giả bản luận, nhận định, nghi vấn trước
những tình huống, chỉ tiết và điễn biến của câu chuyện. Tác giả có thể khẳng định, đánh giá sự việc, hiện tượng được nêu lên trong câu chuyện
như "Cóc được lòng người đến như thế” ("Thiềm thừ miêu duệ iy.
tr.15), “Bay, 6ch ngông cuéng bạo ngược đến như thế. (...) Đáy, éch hoang dâm đến như thé” ("Thiềm thừ miêu dué ký", tr 16). Hoặc cũng có lúc tác giả lại khẳng định, khái quát tính chất đúng đắn của một nhận định nao đó cho tat cả các trường hợp, tình huống tương tự ở đời: "Ôi !
Thế mới hiểu rõ câu nói của tiên triết: “Phàm những người it lòng tham dục mà không bảo toàn được tắm thân thì xua nay Ít có; còn những kẻ nhiêu lòng tham dục mà vẫn bao toàn được tắm thân. xưa nay cũng hiếm ” Thật đúng là vay.” (‘Thiém thừ miêu duệ ký”, tr 16). Ngoài ra, tác giả còn đưa ra lời khẳng định dưới hình thức nghi van nhằm tranh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy 104 -
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân
thủ sự đồng tinh của độc giả, tao sức thuyết phục cho câu chuyện: "Sinh con thi chăm nom, nuôi nắng, há không phải là nhân? Chính sự tét thi
Sang sông lánh lên phía Bắc, há không phải là nghĩa? Ở đâu thì đến rau
lê, rau hoắc cũng không dám hái, há không phải dũng mãnh uw?” ("Son
Quân pha”, tr 33)
Mặt khác trong Thánh Tông di thảo còn có lời bàn luận của Sơn
Nam Thúc sau khi câu chuyện đã kết thúc. Trong những lời bàn luận của mình Sơn Nam Thúc rat chú trọng đến tinh giáo huắn của tác phẩm va nặng tư tưởng Nho gia: đề cao, ca ngợi những việc làm trung nghĩa, hiếu đễ, thủy chung, cách sống thanh cao không nhiều tham dục... như:
"Đây chi là bài kí dòng dõi con thiém thir. Nhưng trong đó vạch rõ người it dục vọng thi giữ được thân, kẻ nhiều dục vọng thi thân phải mắt ('Thiềm thừ miêu dué ký”, tr.16-17), "Núi xanh nước rộng, sự tích mơ mang; bé bút làn văn, ta nên sự thật. Đọc bài này mới biết lòng trung hiếu, tình ân ái, Dương Gian, Âm Phủ cũng giống nhau” ("Nhị nữ thần truyện", tr.31), "Là một nàng hải tiên ở đảo 4p, lại đi làm dâu một nhà
thuyên chải ở biễn Đông, rat là không hợp. Thé mà ngoi lặn hụp bơi, đuỗi cá ngon vào trong chai lưới, chỉ bốn năm đã trở nên giàu. (...) Thế gian làm gì có nàng dâu nhu' thé! Kia những kẻ cậy giàu sang mà khinh rẻ bố mẹ chồng, chả hóa người lại không bằng cá ru" (“Ngư gia chi dị”, tr.77).
Và cũng có những lời bình có tác dụng hướng dẫn khéo léo người đọc đi
đến một tầng nghĩa khác của tác pH: đưa ra những giả thuyết khơi
gợi, kích thích người đọc ngẫm nghĩ đến ý nghĩa chìm của câu chuyện,
đặc biệt là đối với những câu chuyện có kết thúc lửng lơ, nhiều nghi van
chưa được giải đáp thỏa đáng như: "Truyện người hành khắt giàu này thật là la; người này do nghề hành khắt mà giàu hay đã giàu mà còn di hành khát? Nhưng có ai đã giàu mà còn đi hành khát, hoặc cứ phải hành
khắt rồi mới giàu? Thật là không sao đoán được." ("Phú cái truyện",
tr.23). Đồng thời Sơn Nam Thúc đã đưa ra những lời bình có tác dụng khẳng định thêm tính chân thực của câu chuyện bằng cách đưa thêm vào nhiều dẫn chứng góp phần làm tăng thuyết phục đối với người đọc.
Chẳng hạn như trong các truyện “Hoa Quốc kỳ duyên", “Duong phu truyện", 'Mộng ky”, "Thử tinh truyện" Son Nam Thúc đã kể thêm một số trường hợp tương tự với các câu chuyện trên đã được nhắc đến trong các sách xưa hoặc tương truyền trong nhân gian dé củng cố niềm
tin nơi độc giả.
Đặc biệt là trong những lời bình của Sơn Nam Thúc dường như ông
rất tin đó là *di thảo” của hoàng đề Lê Thánh Tông và hết lời ca ngợi tài trí uyên bac, đức độ anh minh, thẳng thắn, cương trực, sáng suốt của vị
minh quân. Biểu hiện rõ nhất là ông luôn luôn ca ngợi khi tượng đế
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy 105 -
Khóa luận tốt nghiệp. GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân
vương va văn phong của Thánh Tông di thảo: *Lớn lao thay lời nói của
thánh vương: nói gan mà ý xa." (“Thiém thừ miêu dué ký", tr 17), “Thue là ‘dau đề nho nhỏ, mà văn chương lớn lao' ” (*Lưỡng Phật đấu thuyết
ký", tr.21), “Thục là: một nét bút nghiêm minh mà ý nghĩa đây đủ" (“Van thư lục", tr.42), *... Vả lại các Đế vương nước Việt ta, thiên tư đĩnh ngội,
học hỏi uyên thâm, trong những câu nhả ngọc phun châu, đều có vẻ tiên phong đạo cốt. Nhưng so sánh thi không ai bằng vua Lê Thánh Tông ”
(“Lang Bac phùng tiên”, tr 142).
Những lời bình của Sơn Nam Thúc đã chứng tỏ đây là một người
rat tinh tế, nhạy cảm trong việc cảm nhận văn chương, đặc biệt ông rat chú trọng đến vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm. Qua những lời bình, ông
tỏ thái độ thương cảm cho những người phụ nữ thủy chung, hiếu nghĩa
nhưng không có được hạnh phúc như trong “Ngư gia chí dị”, tỏ thái độ
thông cảm cho sự lựa chọn làm lạc của một người bề tôi trung thành
tuyệt đối trong "Trần nhân cư Thủy Phủ”, thể hiện khả năng thẳm định, bình giá văn chương rat sắc sao, bén nhọn, tinh tế như lời bình trong
"Vũ môn tùng tiếu": "Đây chỉ là một bài văn đùa, nhưng ngỏi bút tài hoa, tả lúc nói khoác rõ ra trạng thai anh nói khoác; ta đúng lúc hỗ then, rõ ra bộ mặt kẻ hỗ then. Chẳng khác một bức truyén thân.” (tr.67), hoặc như trong "Lũng cổ phan từ”: “Đáng gọi là:
Áo trời không đường khâu, chỉ kim tuyệt diệu
Thánh văn một ngòi bút, điểm sắt hóa vàng' (tr.81)
3.6.3. Giọng điệu khá thống nhất trong các truyện của Thánh
Tông di thảo:
Do phan lớn các truyện có sự xuất hiện nhân vật “ta” tham gia, chứng kiến mọi diễn biến, tình tiết của câu chuyện, nên nổi bật nhất
trong Thánh Tông di thảo là một giọng điệu kiêu sa, đứng lên trên nhân
vật để phản xét, nhận định, đánh giá: “Phu cái truyện", “Pha ký Sơn quân", "Văn thư lục", 'Lũng cổ phán từ”, “Ngọc nữ quy chan chu’...
Ngoài ra giọng điệu hải hước châm biếm cũng đã bắt đầu xuất hiện ở một số truyện tạo nên một màu sắc mỹ học mới mẻ như trong các truyện "Lưỡng Phật đấu thuyết ky", “VG môn tùng tiếu", “Ling cổ phan từ". Cái hai trong những câu chuyện ấy được sử dụng như một thứ vũ khi phê phan lợi hai, tạo nên mau sắc thẳm mỹ mdi cho tác phẩm
ma trước đây chưa từng có.
Với những gia trị nghệ thuật đặc sắc ay Thánh Tông di thảo đã có những đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển của thế loại truyện
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy 106
Khóa luận tốt nghiệp — _ GVHD: PGS.TS Đoản Thị Thu Vân
ngắn chữ Hán Việt Nam thời trung đại, đồng thời cũng đem đến cho tác phẩm những nét riêng, khó lẫn.
Những giá trị nghệ thuật ấy được Lê Thánh Tông sử dụng linh hoạt, phù hợp với việc chuyển tải nội dung của tác phẩm. Hơn thé nữa những giá trị nghệ thuật ấy còn tạo nên sự đa dạng, phong phú về hình thức và bút pháp thể hiện cho Thánh Tông di thao, đem đến một sức hap dẫn, lôi cuốn mà các tác phẩm truyện ngắn chữ Hán trước đó chưa có được.
Cũng như những giá trị độc đáo về nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm đã thé hiện cái nhìn tiến bộ, tư duy doi mới của tác giả, điều đặc sắc nhất có lẽ là tuy ở cách chúng ta hang may trăm năm nhưng Lê Thánh Tông đã đưa vào tác phẩm của minh một số mam mống ban đầu của truyện ngắn hiện đại, tạo nên nét khu biệt giữa Thánh Tông di thảo với các truyện ngắn chữ Hán khác.
Tuy có nhiều nét độc đáo và tiến bộ nhưng Thánh Tông di thảo vẫn có một số hạn chế sau:
Trong lời "Tựa" tác giả đã có ý khẳng định rằng những truyện thần tiên, ma quái là có thật. Điều đó đã thể hiện một thé giới quan duy
tâm. Trong xã hội phong kiến, nhận thức khoa học của loài người vẫn còn thắp kém. Con người vẫn còn bát lực trên nhiều phương diện, vẫn chưa thể giải thích được một cách khoa học nhiều hiện tượng của thiên
nhiên. Sự hạn chế lich sử của trình độ khoa học còn thấp kém đã làm cho tri tưởng tượng của con người vào thời điểm đó không tránh khỏi phần lệch lạc và làm cho người ta sa vào những ảo tưởng về than linh,
ma quỷ.
Ngoài ra điểm hạn ché thứ hai là một số quan điểm nhân sinh trong Thánh Tông di thảo còn có những điểm tiêu cực. Trong truyện, có những thầy đồ lười biếng mà cuối cùng vẫn được hưởng hạnh phúc. Kẻ thì “không cắt chân, nhắc tay làm việc gi’ mà vẫn lấy được công chúa
bướm như rapa ) Chu Sinh trong “Hoa Quốc kỳ duyên'"...Hơn nữa rải
rac trong tác phẩm, có khi người đọc cảm thấy có sự tồn tại của một nhân sinh quan tiêu cực, muôn tránh cuộc sống tran gian di tìm thú vui trong cuộc đời thần tiên.
Bên cạnh đó Thánh Tông di thảo còn có nhiều truyện quá đề cao quân quyền nên tác phẩm không phản ánh được một số mâu thuẫn trong lòng triều đại phong kiến, nhất là lên tiếng bảo vệ quyết liệt quyền sống của con người, điều nảy sẽ được thực hiện tốt hơn ở Truyén ky
mạn lục của Nguyễn Dữ.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thúy 107
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân