trí của họ trong cơ cấu kinh tế:
Sự xâm nhập và bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây vào
Đông Nam Á từ đầu thế kỷ XVII đã làm thay đổi các hình thức hoạt động kinh
tế, lối sống và các mối quan hệ xã hội của các nước trong khu vực nói chung, của người Hoa nói riêng. Đi đầu trong công cuộc thôn tính và khai thác thuộc
địa ở khu vực Đông Nam A là thực dân Bd Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và
sau đó là Anh, Pháp và Mỹ.
Nếu như trước thế kỷ XVII các nhà buôn người Hoa mới chỉ chạm trán
với các thương gia Ấn Độ, Ảrập, Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh mở rộng thị
trường, thì bây giờ họ gặp phải những đối thủ mạnh hơn từ các cường quốc
phương Tây. Trong cuộc cạnh tranh này thương gia người Âu thắng thế vì họ có
kinh nghiệm kinh doanh tiên tiến hơn, kèm theo một đội quân có trang bị vũ
khí hùng hậu. Họ nhanh chóng chiếm các điểm buôn bán quan trọng, các vùng
đất trù phú nhất là các vùng duyên hải. Vì mới đến chưa am hiểu phong tục,
tập quán, lối sống, ngôn ngữ cũng như thị trường nội địa các nước Đông Nam Á
nên thực dan phương Tây đã sử dụng Hoa thương như một cái câu, người trung
gian phân phối hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng, thậm chí cả việc thuế vụ và đấu thầu. Thêm vào đó, các nhà tư bản phương Tây còn thu hút
sức lao động người Hoa ở các nước sở tại và từ Trung Quốc để mở rộng các đồn điển cao su, hồ tiêu, khai thác quặng. Trong điều kiện đó, hoạt động kinh tế của người Hoa bắt đầu biến đổi để thích nghỉ với một phương thức kinh
doanh mới — kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
Kết quả trên đưa đến sự chiếm lĩnh ưu thế của người Hoa trong nội
thương, sự ra đời các hệ thống ngân hàng và một số xí nghiệp công nghiệp hiện đại của người Hoa. Mặc đầu qui mô kinh doanh của người Hoa nhỏ hơn tư
bản phương Tây.
SVTH: Hoàng Văn Tuyên Trang 32
Khéda lugn tết nghiệp GVHD: Hoàng Xuân Dũng
Sự tiến triển về các đặc điểm hoạt động kinh tế của người Hoa ở mức độ
từng nước là khác nhau và được khái quát dưới đây:
Lich sử hình thành cộng đồng người Hoa ở hải ngoại nói chung, hoạt động
kinh tế của họ nói riêng tiến triển qua nhiều giai đoạn. Trước thế kỷ XVI, việc buôn bán của người Hoa với đân cư bản địa diễn ra thường theo mùa, không liên tục. Họ buôn bán cơ động từng cá thể hoặc từng đoàn người trên đất liền
hoặc buôn bán trên biển, trên những boong tàu, những cứ điểm ngoài khơi và ở các hải cảng. Hoa thương bắt đầu lập nên những điểm buôn bán sắm uất trên
đất liền, trên những hải đảo của các nước Đông Nam A. Có nhiều người trong
số họ định cư vĩnh viễn tại những nơi đó.
Từ đầu thế kỷ XVII trở đi, yếu tố tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào đời
sống kinh tế - xã hội các nước Đông Nam A đã tác động đến sự dịch chuyển
các hoạt động kinh tế của người Hoa nhập cư. Các thương nhân người Hoa bắt đầu thiết lập hệ thống thương mại và gây đựng được thế vững bén của mình
trong nền kinh tế các nước sở tại, đặc biệt trong lĩnh vực buôn bán - trao đổi.
Từ giai đoạn này trở đi người Hoa ở khu vực Đông Nam Á tăng nhanh do bổ
sung hàng loạt dân tj nạn chiến tranh và những người di tìm cơ may ở hải
ngoại. Các nhà buôn nhỏ, thợ thủ công và những người làm vườn là thành phần chính trong cơ cấu nghề nghiệp của cộng đồng người Hoa nhập cư (cho đến tận
giữa thế kỷ XIX).
Sự bành trướng của tư bản phương Tây đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ XIX, đặc biệt từ cuối thế kỷ XIX đã thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển các hình thức hoạt động kinh tế của người Hoa nói chung, tư bản nói riêng. Từ thời điểm này chế độ thuộc địa đã được thiết lập vững chắc ở khu vực. Sự nhập cư của người Hoa vào các nước Đông Nam A tăng
lên với qui mô và số lượng lớn, đặc biệt là sự nhập cư của công nhân lên làm việc theo khế ước hợp đồng. Họ cung cấp nhân lực cho sự phát triển kinh tế và
đảm nhiệm chức năng môi giới giữa người sản xuất và người tiêu thụ, giữa tư bản phương Tây và cư dân bản địa trong buôn bán. Các nhà buôn người Hoa trở
thành lực lượng chiếm ưu thế trong ngành nội thương, đồng thời họ hoạt động tích cực trong việc mở rộng kinh tế đổn điển, trong lĩnh vực tài chính, giao thông
vận tải và công nghiệp, mặc dau qui mô của họ nhỏ và yếu hơn tư bản phương
SVTH: Hoàng Văn Tuyên Trang 33
Khéda luận tết nghiệp GVHD: Hoàng Xuân Dũng
Tây. Sự tác động qua lại giữa tư bản phương Tây và tư bản người Hoa đã tạo ra
sự thay đổi vé chất và lượng trong tiến trình chuyển hóa các hình thức tư bản của người Hoa. Chuyển từ tư bản buôn bán — cho vay nặng lãi sang tư bản môi giới tài chính và công nghiệp một đạng thu lợi nhuận truyền thống của người Hoa vẫn duy trì dai ding đến tan cuối thời kỳ thuộc địa.
Hoạt động kinh tế của người Hoa đã tạo ra một trong ba dạng của cấu trúc nền kinh tế thuộc địa.
(1) Hệ thống tư bản chủ nghĩa của phương Tây, (2) Hệ thống thương mại
của người Hoa (3) Nền kinh tế nông nghiệp của người bản địa. Để làm sáng tỏ thêm cơ cấu nghề nghiệp và các dạng hoạt động kinh tế của người Hoa ở Đông
Nam Á đưới thời thuộc địa cơ bảng thống kê sau:
<_< 2 aS mỉm nh mm
Nguồn; Wu-Yuanli and Chun Shi - Wu, Economic Develoment in
Southeast Asia: the Chineses Dimen - Sion of Stanford University, 1980 P.199.
Thông qua số liệu trên, đại đa số dân cư hoạt động kinh tế của người Hoa tập trung ở lĩnh vực kinh tế thứ 3 và thứ hai riêng ở Malaysia và Indonesia số
người Hoa hoạt động ở lĩnh vực kinh tế thứ nhất rất cao. Điểu này có thể giải
thích rằng ở những nước này kinh tế đổn điển rất phát triển. Ở đó công nhân và
tiểu chủ người Hoa tham gia tích cực vào việc phát triển các dén điển cao su,
mía, hé tiêu, dầu cọ .v.v. Ở Philipine hấu như không có người Hoa làm nông
nghiệp, vì ở đó kinh tế đồn điển dưới thời thuộc địa Tây Ban Nha và Mỹ hầu như không phát triển.
Cũng thông qua số liệu trên, ta thấy số người Hoa tham gia vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp cuối thời kỳ thuộc địa là rất lớn, nó đã bước đầu phá vỡ
SVTH: Hoàng Văn Tuyên Trang 34
Khoa lugn tắt “giiệp GVHD: Hoàng Xuân Dũng
biểu dé cơ cấu nghề nghiệp truyền thống của người Hoa nhập cư. Nếu như trước đây (tước thời kỳ thuộc địa) đại đa số người Hoa làm nghé buôn bán thì sau đó số người tham gia sản xuất công nghiệp tăng lên. Số người tham gia trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp trước đó chủ yếu là làm vườn, trong rau, cây ăn quả và
trồng lúa, nhưng sau đó họ trở thành những công nhân, tiểu chủ ở những dén điển lớn, mà ở đó phương thức sản xuất theo kiểu tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. Sự thay đổi tiếp theo trong cơ cấu nghề nghiệp của người Hoa và vị trí của họ trong nền kinh tế các nước Đông Nam A sẽ lẩn lượt được chứng minh.
IV.2 ri của người Hoa trong : Dnền kinh ác nước Đông Nam A dưới th
thuộc địa phương Tây
Indonesia: Đầu những năm 30 của thế kỷ XX dân cư của người Hoa ở
Indonesia có khoảng: 1.233.000 người, chiếm 2% dân số cả nước Trong số đó có 470.000 người tham gia hoạt động ở tất cả các lĩnh vực và được chia như
sau:
Trong nông nghiệp và đánh cá có 99.000 người (chiếm 21%), khai mỏ:
46.000 người (10%), công nghiệp chế biến chế tạo: 94.000 người (20%), giao thông vận tải 13.000 người (3%), thương mại: 185.000 (40%), công chức nhà
nước: 3.000 người, các lĩnh vực khác: 31.000 người (6%). Giống như hầu hết
các nước trong khu vực, tư bản người Hoa ở Indonesia chiếm lĩnh vị trí thứ hai sau tư bản phương Tây trong bậc thang kinh tế.
Vào thời điểm chiến tranh thế giới lần thứ hai sắp bùng nổ vốn dau tư của
người Hoa vào nến kinh tế Indonesia tính được 484 triệu Guaden, chiếm 7,6%
tổng số vốn đâu tư của cả nước, trong khi đó người bản địa chỉ có 42 triệu chiếm (0,8%). Số còn lại là 5.970 triệu (chiếm 91,6%) là do người phương Tây kiểm soát.
Trong số đó có 3.860 triệu (64%) do người Hà Lan đóng góp. Sự phân bế đầu tư
vốn của người Hoa trong các ngành kinh tế được mô tả bảng thống kê dưới đây.
SVTH: Hoàng Văn Tuyên Trang 35
%kháu luận tất nghiệp GVHD: Hoàng Xuân Dũng
Bảng 2: Sự phận bố vốn đầu tư của người Hoa trong các lĩnh vực kinh tế
(triệu guaden) và %) năm 1939.