Quốc nằm ven sườn dãy núi cao ngất trờ ắc Ấn
Độ, thủ phủ là Kapilavastu, nay là Nêpan.
Thái tử Siddattha được nuôi nấng và dạy dỗ một cách toàn diện cả
vực văn chương và võ thuật. Vừa tròn bảy tuổi Thái tử đã được học các môn học đương đại như Thanh minh, Công xảo minh, Y phương minh, Nhân minh và Nội minh. Về đạo học, Thái tử đã học đươc bốn Thánh điể
thôi t
.
Theo truyền thuyết, lý do dẫn đến bước ngoặt trong cuộc đời Thích ca là 4 cuộc gặp gỡ ở bốn cổng thành. Tại cổng Đông của hoàng cung, người gặp một cụ già còm cõi, Người bèn hỏi phu xe: “Này phu xe, ngươi có nhìn thấy ông cụ đầu bạc, lưng gù, mắt loà, chân yếu đang phải chống gậy đi đường kia không? Liệu có phải đến bây giờ ông cụ mới biểu hiện thành như thế hay là vận mệnh của ông cụ lúc sinh ra đã như vậy rồi?; Tại cổng Nam, Người gặp một người bệnh tật thân gầy, bụng ỏng, chân tay như cành củi khô, miệng rên rỉ. Người hỏi phu xe “Tại sao người đó lại trở nên như vậy? Trên thế gian này chỉ có mình ông ta hay mọi người đều không tránh khỏi bệnh tật?”; Một lần khác, khi ra cổng Tây, Ngài gặp một xác chết. Người lại hỏi phu xe: “Con người tại sao lại phải chết?”. Lần đầu tiên trong đời, đức Phật thấy rằng già
yếu, bệnh tật và cái chết là tất yếu sẽ đến với tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, nam nữ, sang hèn. Bất kỳ ai khi sinh ra cũng sẽ phải già đi, bị bệnh tật và cuối cùng là cái chết. Từ đó Người kết luận rằng “Con người sinh ra thật là khổ”, làm sao con người có thể sống yên vui được. Mọi chúng sinh trên thế gian này đều bị sự ngu si ám hoặc bao trùm. Mọi người đâu có biế
ật, tuổi già và cái chết luôn luôn rình rập và có thể bất thần kéo đến.
Vậy mà họ lại cứ đi tìm sự sung sướng của ngũ dục mơ hồ. Cuối cùng khi đi ra cổng Bắc, Ngài thấy một người đàn ông tu hành đi ngang qua và rồi từ đó, Người quyết định noi gương vị tu sĩ ấy xuất gia để cứu khổ cho mọi người - lúc đó người mới 29 tuổi.
ầu, Ngài chọn hình thức tu ép xác, sống khổ hạnh trong
rừ luyện đó, Người vẫn không đạt được sự
yên tĩnh trong tâm hồn và cũng không nhận ra chân lý. Người thấy rằng cả cuộc sống no đủ về vật chất, thoả mãn về dục vọng lẫn cuộc sống khổ hạnh ép xác đều không thể tìm ra được chân lý, đều là lầm lạc bởi vì cuộc sống thứ nhất là cuộc sống tầm thường, vô tích sự, nó chỉ đưa con người đến chỗ tham ái. Còn cuộc sống thứ hai cũng không giải thoát được con người, không thu được kết quả gì ngoài thân thể gầy mòn, tiều tuỵ, tâm thần tán loạn.
Từ đó ông bỏ con đường tu khổ hạnh và tự tìm cho mình một con đường riêng. Đó là con đường Trung đạo, theo đó, Người không quá coi trọng cuộc sống đề cao vật chất nhưng cũng không quá xa lánh và loại bỏ cuộc sống vật chất ấy. Sau khi từ bỏ con đường tu khổ hạnh trên núi, Ngài xuống sông tắm rồi ngồi thiền tại gốc cây Bồ đề ồi thiền, Đức Thích ca đã tìm ra được chân lý Tứ diệu đế - như là một nguyên lý để giải thoát con người khỏi nỗi khổ.
Như vậy, dù cuộc đời của Đức Phật chỉ mang tính truyền thuyết, nhưng những yếu tố cũng phần nào cho ta thấy rằng cái mà Đức Phật quan tâm hàng
đầu và muốn hướng đến chính là việc giải thoát con người khỏi sự đau khổ, bất hạnh - vấn đề thuộc về nhân sinh quan chứ không quá sa đà vào những vấn đề thuộc siêu hình học bởi vì nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển. Kinh A Hàm có đoạn: “Này các vị, đừng thắc mắc rằng thế giới này là hữu hạn hay vô hạn, cõi đời này là hữu cùng hay vô cùng, thì điều các vị phải thừa nhận trước hết vẫn là: cuộc đời đang đầy rẫy những khổ đau…” [107, tr.113]. Và Đức Phật cũng khẳng định rằng: “Này các đệ tử, ta nói cho mà biết: nước ngoài bể khơi chỉ có một vị mặn, đạo của ta dạy đây cũng chỉ có một vị là giải thoát” [107, tr.113].
2.2. NỘI DUNG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
Cũng giống như nhiều trào lưu triết học Ấn Độ cổ đại cùng thời, Phật giáo ngay từ khi mới ra đời đã luôn hướng nội dung triết học của mình đến những vấn đề nhân sinh chứ không quá tập trung vào vấn đề bản thể luận (thế giới quan). Giống như một người bị thương vì một mũi tên độc, bạn bè thân thích đưa đến một ông thầy giải phẫu, nhưng anh ta nói: ta sẽ không để cho rút mũi tên này ra trước khi biết ai làm ta bị thương, hắn ở đẳng cấp nào, tên họ hắn là gì; hắn ta to, bé hay trung bình; hắn ta từ đâu tới; ta sẽ không cho rút mũi tên này ra trước khi biết nó là loại cung nào, dây cung và mũi tên làm bằng gì, đầu nhọn mũi tên được làm như thế nào? Nếu cứ đòi hỏi như vậy, con người này sẽ chết mà không hề biết những điều đó. Cuộc sống của con người không phụ thuộc vào những câu hỏi kiểu như vậy. Chúng là vô ích, không dẫn chúng ta đến giải thoát. Việc cấp bách là cứu khổ cũng giống như việc giải phẫu lấy mũi tên thuốc độc cắm trên thân thể con người chứ không phải những vấn đề siêu hình trừu tượng mà hết đời này sang đời khác cũng không giải quyết nổi [32, tr.266].
Trong tư tưởng triết học của Phật giáo, nhân sinh quan là những quan niệm về con người và cuộc đời con người mà hạt nhân của nó chính là Tứ
diệu đế và thuyết nhân quả, nghiệp báo, luân hồi. Với những quan niệm ấy, Phật giáo phủ nhận vai trò quyết định của một vị thượng đế tối cao đến sự hình thành cũng như cuộc sống của con người. Theo đó, Phật giáo cho rằng con người nói riêng, giống hữu tình nói chung được hình thành theo luật nhân quả, nghiệp báo.
Trong quá trình phát triển của mình, Phật giáo đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, từ Phật giáo nguyên thủy đến Phật giáo Đại thừa, rồi các tông phái Phật giáo khác nhau, nhưng về cơ bản thì vấn đề nhân sinh quan của Phật giáo không thay đổi nhiều, vẫn xoay quanh vấn đề về sự đau khổ của con người và cách thức để giải thoát con người khỏi những đau khổ đó trong cuộc sống.
Với cách hiểu như vậy về nhân sinh quan Phật giáo, có thể thấy rằng, nội hàm và ngoại diên của khái niệm này là rất rộng. Nhưng trong khuôn khổ luận án này chỉ giới hạn ở những khía cạnh liên quan mật thiết với “Truyện Kiều”, cụ thể là thuyết nhân quả và nghiệp báo.
Khi Phật giáo vào Việt Nam, vấn đề nhân sinh quan cũng có sự thay đổi.
Sở dĩ như vậy là bởi Phật giáo khi vào Việt Nam đã có sự kết hợp giữa nhiều hệ phái Phật giáo và tín ngưỡng bản địa với nhau như: sự kết hợp giữa Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Nho giáo, Lão giáo, tín ngưỡng bản địa. Điểm nổi bật rõ nhất của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam chính là tinh thần nhập thế. Đối với người Phật tử Việt Nam, tu Phật không có nghĩa là xa rời gia đình, làng xóm, xã hội để chỉ chuyên tâm vào việc tụng kinh, niệm phật trong chùa. Tu hành là phải gắn với nhân sinh, với xã hội. Thậm chí khi đất nước bị xâm lăng thì nhà sư cũng sẵn sàng lên ngựa ra chiến trường giết giặc để bảo vệ Tổ quốc. Họ không chấp vào giới luật sát sinh để mà nhìn giặc ngoại xâm giày xéo và tàn sát đồng bào của mình mà sẵn sàng giết một người (vi phạm giới luật) mà cứu muôn người. Trong trường hợp này đánh giặc cũng là thiền.
Người Việt có câu: Dù xây chín cấp phù đồ/ Không bằng làm phúc cứu cho một người để nói về việc giết một người mà cứu muôn người của Phật tử Việt Nam. Còn nhà sư Thiện Chiếu đã viết:
“Phật giáo thị nhập thế nhi phi yếm thế Từ bi nãi sát sinh dĩ độ chúng sinh”
(dịch nghĩa: Đạo Phật là nhập thế chứ không phải yếm thế Từ bi là sát sinh để cứu độ chúng sinh) [32, tr.400].
Quan niệm của Thiện Chiếu nói riêng, Phật giáo Việt Nam là hoàn toàn khác so với Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc. Có lẽ đây chính là sự sáng tạo (bản địa hóa) của Phật giáo Việt Nam. Như GS Nguyễn Hùng Hậu đã nhận xét: “Phải chăng đóng góp của Phật giáo Việt Nam là đã tìm ra một con đường mới vừa tương đối cụ thể, thiết thực, rõ ràng, vừa tương đối ngắn, để đi đến giác ngộ? Lịch sử Phật giáo từ trước tới nay theo một khía cạnh nào đó có thể nói là lịch sử ngày càng rút ngắn con đường đến Niết bàn. Hơn nữa, trong Phật giáo, đặc biệt là Thiền tông (Việt Nam), khi đã giác ngộ thì con người hoàn toàn không bị trói buộc bởi bất cứ cái gì, mọi chấp thủ bị vỡ tung ra, họ tự do, tự tại, vô tâm, vô ngại, vô bổ úy, không chú tâm, không thiên chấp, do đó không còn tạo nghiệp [32, tr.397].
Về cơ bản, nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam nhìn trên những nét đại thể như quan niệm về con người, về cuộc đời con người vẫn giữ lại những nét cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo nói chung mà không có sự thay đổi lớn về chất. Điểm khác biệt là nó có sự hỗn dung giữa Nho, Phật, Lão và tín ngưỡng bản địa. Sự khác biệt này còn được làm rõ nét hơn khi chúng ta phân tích nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
2.2.1. Nhân sinh quan Phậ ệ
Phật giáo cho rằng, con người được sinh ra không phải do một đấng sáng tạo hay một phép màu nhiệm nào ở ngoài nó cả, mà theo quy luật nhân duyên,
luân hồi mà thành. Theo đó, con người hiện tại chính là kết quả của những hành động tạo nghiệp của họ trong kiếp trước, và những hành động của họ trong kiếp hiện tại sẽ lại là nguyên nhân để kiếp sau của họ hình thành. Cứ như vậy, vòng luân hồi được quay mãi chừng nào nghiệp còn tồn tại.
“Nghiệp”, tiếng Phạn là “Karman”, tiếng Pàli là “Kamma”, theo Từ điển Tôn giáo của Mai Thanh Hải có nghĩa là làm, là hành động về thân, khẩu, ý một cách ý thức và trách nhiệm [30, tr.429]. Còn theo tự điển Từ Nguyên thì:
Điều mình tạo ra làm cái nhân (hạt) để sau chịu lấy cái quả (trái) gọi là nghiệp. Nghiệp nói cho đủ là nghiệp báo. Định nghĩa tột cùng của Nghiệp là Tác ý (cetana) [dẫn theo 71].
Nghiệp, theo quan niệm của Phật giáo, là hành vi hay hành động có tác ý. Theo đó, tất cả những hành động có tác ý, dù biểu hiện bằng thân, khẩu, hay ý, đều tạo nghiệp. Tất cả những hành động có tác ý, thiện hay bất thiện, đều tạo nghiệp. Những hành động không có chủ tâm (không tác ý, vô ý), mặc dầu đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều không tạo nghiệp.
Kinh Phật có viết: “Nầy hỡi các Tỳ Khưu, Như Lai xác nhận rằng chính Tác ý là nghiệp. Do có ý muốn mới có hành động, bằng thân, khẩu hay ý” [8, tr.415]. Tuy cho rằng tất cả những hành động có tác ý đều sinh ra nghiệp, nhưng Phật giáo lại lý giải rằng những hành động của chư Phật và chư vị A La Hán không còn tạo nghiệp nữa, bởi vì các vị đã thoát ra ngoài cái lành và cái dữ, đã tận diệt vô minh và ái dục là hai nguồn gốc của nghiệp. Kinh Tam Bảo có ghi rằng: "Mầm giống (Khina-bija) đã bị tận diệt, những ham muốn vị kỷ không còn khởi sinh".. Lý giải như vậy không có nghĩa là chư Phật và chư vị A La Hán sống một cách thụ động mà trong lý giải của Phật giáo, các vị luôn luôn tích cực hoạt động để tạo an lành hạ . Hành động của các vị, thường được coi là thiện, không có năng lực tạo nghiệp. Bằng hành động của mình, các vị phá tan mọi nguyên nhân trói buộc chúng sinh trong vòng luân hồi và những chuỗi dài nhân, quả.
Trong sự giải thích về nghiệp thì tâm (tác ý, có ý thức) là yếu tố đóng vai trò quan trong nhất. Bởi vì đối với Phật giáo, tất cả những việc làm, lời nói và tư tưởng đều do tâm gây ra. Kinh Pháp Cú có câu:
Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo.
Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình [108].
Nghiệp không đơn giản chỉ là những hành động trong quá khứ, mà nó bao trùm cả quá khứ và hiện tại. Hay nói một cách khác, mặc dù hiện tại là kết quả của quá khứ và là nguyên nhân của tương lai, nhưng chúng ta phải hiểu rộng ra rằng hiện tại của chúng ta không hoàn toàn được quyết định bởi quá khứ của chúng ta và cũng như vậy, tương lai của chúng ta cũng không hoàn toàn bị quyết định bởi hiện tại của chúng ta. Trong sự biến hóa vô cùng phức tạp của nghiệp, ta không thể nhìn vào hiện tại mà quả quyết quá khứ và khẳng định tương lai.
Đức Phật có dạy:
Không trên trời, giữa biển Không lánh vào động núi Không chỗ nào trên đời
Trốn được quả ác nghiệp [108].
Kinh A Hàm có ghi lại câu chuyện đối đáp giữa Đức Phật và các học trò của mình để nói về nghiệp như sau:
"Tỷ như có một người kia sớt mộ ối vào bát nước. Nầy hỡi các Tỳ khưu, các thầy nghĩ như thế nào? Nước trong bát có thể trở nên mặn và khó uống không?
- Bạch Đức Thế Tôn, có.
- Tại sao?
- Bạch Đức Thế Tôn, vì nước trong bát thì ít mà cho vào mộ muối thì phải mặn.
- Bây giờ, tỷ như người kia đổ ối ấy xuống sông Hằng (Ganges), nầy hỡi các Tỳ khưu, các thầy nghĩ sao? Nước sông Hằng có vì muối ấy mà trở nên mặn và khó uống không?
- Bạch Đức Thế Tôn, không?
- Tại sao?
- Bạch Đức Thế Tôn, vì sông Hằng rộng lớn, nước nhiều, chỉ bấy nhiêu muối ấy không đủ làm mặn.
- Cũng dường thế ấy, có trường hợp người kia vì phạm một lỗi nhỏ mà chịu cảnh khổ. Người khác cũng tạo một lỗi tương tợ nhưng gặt quả nhẹ hơn và sau khi chết, quả kia không trổ sinh nữa, dù trổ một cách nhẹ nhàng. "Có thể có trường hợp người kia bị bỏ tù vì ăn cắp nửa xu, một xu, hay một trăm đồng xu, và cũng trong trường hợp người nọ không bị bỏ tù vì nửa xu, một xu, hay một trăm đồng xu.
"Ai bị bỏ tù vì nửa xu, một xu, hay một trăm xu?
"Khi người ta nghèo khổ, túng thiếu, bần cùng thì dù chỉ nửa xu, một xu, hay một trăm đồng xu cũng bị bỏ tù.
"Ai không bị bỏ tù vì nữa xu, một xu, hay một trăm đồng xu?
"Khi người ta giàu có, dư dả, sung túc, thì không bị bỏ tù vì nửa xu, một xu, hay một trăm đồng xu.
Cùng một thế ấy, có trường hợp người kia chỉ có một vài hành động bất thiện nhỏ nhặt mà phải lâm vào cảnh khốn cùng, và có trường hợp người nọ cũng phạm lỗi lầm y như vậy mà không phải gặt quả nào trong kiếp hiện tại. Hành động bất thiện ấy cũng không có hậu quả nhỏ nhen nào sau kiếp sống nầy [8, tr.101].
Như vậy, mặc dù hai người có thể cùng có cùng một hành vi giống nhau, nhưng lại có nghiệp quả khác nhau. Cũng giống như việc bỏ một muỗng muối vào một bát nước và bỏ một muỗng muối xuống sông Hằng. Bát nước có thể không uống được vì mặn, nhưng nước sông Hằng có gì thay đổi đâu. Với một người có cả một dòng sông thiện thì có một việc sai trái cũng không ảnh hưởng nhiều. Nhưng với một người chỉ có một “bát nước thiện” thì chỉ cần một hành động sai trái cũng đủ làm cay đắng cả cuộc đời. Chính vì vậy nên mới có những người dù làm việc sai trái nhưng vẫn sống sung sướng, hạnh phúc.
Việc tạo ra nghiệp ác hay nghiệp xấu không chỉ đơn thuần dựa vào hành động tạo nghiệp, cũng giống như việc trồng cây ăn quả vậy, việc cây cho ra trái để ăn hay không không chỉ phụ thuộc vào hành động trồng và chăm bón cho cây mà còn phụ thuộc vào trình độ của người trồng cây, thời gian tăng trưởng của cây…. Nhà Phật gọi những yếu tố đó là nhân duyên. Phải có đủ nhân duyên và thời gian thích hợp thì mới có quả báo thiện hay quả báo ác.
* Nguồn gốc của nghiệp
Đức Phật dạy rằng: “Tất cả ều mang theo cái nghiệp của chính mình như mộ , như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữ g sinh” [78, tr.310]. Tức là sự hiện hữu của mỗi con người chính là hiện thân của nghiệp thiện hoặc nghiệp ác từ rất nhiều khiếp trong quá khứ.