ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG SÔNG NGÒI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Vai trò của hệ thống thủy văn đối với đời sống hoạt động kinh tế và việc tiêu thoát lũ ở đồng bằng sông Cửu Long (Trang 20 - 26)

QUY HOẠCH THỦY LỢI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2010

CHUONG 3: BAC BIEM CỦA HỆ THỐNG THỦY VĂN BBSCL

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG SÔNG NGÒI

a) Mạng lưới sông ngòi:

Mạng lưới sông ngòi ở ĐBSCL khá dày, tổng chiéu dai các sông lớn,

khoảng 2400 km, với 37 con sông lớn, mật độ lưới sông khoảng 0,03km/ km’,

với các con sông quan trọng là:

Sông Tiển.

Sông Hậu

Sông Vàm Cỏ Đông Sông Vam Có Tây

Sông Cái Lớn Sông Cái Bé

Sông Vàm Nao

Sông Gành Hào...

Châu thổ sông cửulong được bối dap chủ yếu bởi hệ thống sông Mê Kông, chính vì vậy mà khi tìm hiểm mạng lưới sông ngòi ở đây chúng ta phải tìm hiểu hệ thống sông Mê Kông.

Sông “Mê Kông” bắt nguồn từ chữ Mè Khoỏng, tiếng Lào có nghĩa là sông mẹ. Đây là một con sông lớn ở Nam Á và thế giới, sông có chiều đài 4500 km, bắt đầu từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) trên độ cao 5000m, chay qua Mianma, Thái Lan, Lào, Camphuchia và xuống đến Phnompenh thi chia làm hai nhánh đổ vào nước ta. Nhánh phía Đông là sông Tién, vào nước

ta ở cửa Tân Châu và nhánh phía Tây là sông Hậu, vào nước ta ở cửa Châu Đốc. Đây cũng là hai con sông lớn nhất và quan trọng nhất ở ĐBSCL.

ơ——~~————ễ

SVTH: Lê Ngọc Ánh Cang 15

Khúa Luận Tết ẹgiuệp GVHD: FS. Dinh Thi Quynh Was

Chế độ nước sông Mê Kông phụ thuộc vào nhiều nguồn cấp nước như nước mưa trên lưu vực, tuyết tan ở thượng nguồn, nhưng nguồn cấp nước chính cho sông Mê Kông là lượng nước mưa mà chế độ mưa trên lưu vực

sông phân thành hai mùa mưa, khô, vì vậy ma chế độ nước sông Mê Kông

cũng phân làm hai mùa lũ, kiệt rõ rệt. Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa kiệt

trùng với mùa khô. Vào mùa mưa lượng nước sông rất lớn, lưu lượng dòng chảy cao, nhưng do có sự điều tiết nước của Biển Hồ mà lũ ở sông Mê Kông

lên xuống từ từ. Đầu mùa mưa nước lũ tích vào Biển Hồ làm cho lũ ở hạ lưu không lên nhanh, nhưng đến mùa kiệt nước từ Biển Hồ chảy ngược ra sông

cung cấp một phần nước cho sông Cửu Long, điều hòa dòng chảy trong mùa

khô ở phan hạ lưu sông Mê Kông.

Sông Tiển chảy qua nước ta với chiểu dài 320 km, từ biên giới Việt Nam ~ Camphuchia ra đến biển Đông. Sông chảy qua tỉnh Đồng Tháp xuống

đến Vĩnh Long thì chia làm ba nhánh chính, tạo thành các sông Mỹ Tho, sông

Hàm Luông và sông Cổ Chiên (đều thuộc tỉnh Bến Tre). Phía Tây sông Cổ

Chiên là hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vịnh, còn phía Đông sông Mỹ Tho là tỉnh

Tién Giang. Các nhánh của sông Tiển đổ ra biển ở các cửa cùng tên. Riêng

sông Mỹ Tho đổ ra biển qua cửa Đại và nhánh của nó là sông Cửa Tiểu đổ ra

biển qua Cửa Tiểu.

Ngoài ra, sông Mỹ Tho còn có một nhánh nhỏ nữa là sông Ba Lai,

ngày xưa đây là một con sông rộng và trọng yếu của vùng, nhưng nay nó đã

tách khỏi dòng chính và đổ ra biển ở cửa Ba Lai. Sông Ba Lai chảy qua các huyện Giổng Trôm, Binh Đại và thị xã Bến Tre. Hiện nay sông đang bị bồi đắp rất mạnh, về mùa khô sự xâm nhập mặn vào rất sâu nên người ta đã xây dựng công trình thủy lợi ngăn dòng Ba Lai, nhằm ngăn mặn và gill ngọt cho

vùng. Đây là một công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Bến Tre và ĐBSCL. Cống

Ba Lai gồm 10 khoang cửa dai 84m, góp phan ngăn mặn giữ ngọt, cải tạo đất cho một vùng rộng lớn của tỉnh Bến Tre. Sông Tiền có chiều dài lớn, từ Bac Mỹ Thuận trở lên, sông có dòng chảy thẳng, ít các chỉ lưu, chỉ có một số các

cù lao nhỏ ven sông, từ Mỹ Thuận trở xuống phía Nam sông có sự chia nhánh

thành nhiều chi lưu, tạo nên nhiều cù lao lớn như cù lao Bảo, cù lao Dung. Ở

Bến Tre, địa hình bị cất xẻ mạnh và sông đổ ra biển ở nhiều cửa.

SVTH: Lê Ngọc Ánh Trang 16

Khóa Luận Tốt Nghi¢p GVHD: FS. Dinh Thy Quynh hue

Các sông Mỹ Tho, Ham Luông, Cổ Chiên đều có vai trò rất lớn trong việc vận chuyển phù sa bồi đấp cho tỉnh Bến Tre, sông Cổ Chiên còn góp phần làm nên sự trù phú của vùng giữa sông Tién và sông Hậu thuộc hai tỉnh

Vĩnh Long và Trà Vinh.

Sông Hậu chảy vào nước ta qua cửa Châu Đốc thuộc huyện An Phú, sông chảy qua các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng. Sông Hậu chiều dai

tổng cộng 225km, chảy theo một dòng rất thẳng, phù hợp với đứt gãy dưới

sâu của địa hình. Sông không phân nhánh như sông Tién và đổ ra biển ở hai

cửa là cửa Định An và cửa Tranh Đề, hai cửa này ôm lấy một cù lao lớn ở giữa (thuộc tỉnh Sóc Trang), phía ngoài là cửa Bát Xấc là cửa sông chính.

Sông Hậu có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước, bồi đấp phù sa cho phần lớn tỉnh An Giang, là biên giới phía Đông của ting Can Tho, nó là tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh và của vùng, đồng thời cung cấp nguồn nước ngọt và lượng phù sa cho vùng tây sông Hậu, bao gồm tỉnh Cần Thơ và

Sóc Trăng, tạo nên những miệt vườn nổi tiếng ở ĐBSCL.

Hệ thống sông Vàm Cỏ, gồm Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, đây là hai con sông bắt nguồn từ Camphuchia, chảy qua phần phía Đông của vùng

thuộc tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ có độ cong rất lớn, đặc biệt là Vàm Cỏ

Đông. Hai sông này chảy vé phía Đông Nam, đến “Cầu Nổi” thì nhập làm

một, xuống đến gần biển nhập với sông Nhà Bè đổ ra biển Đông ở Cần Giờ.

Hệ thống sông Vàm Cỏ không lớn lắm, lại có độ cong queo cao nên vai trò thoát lũ của hệ thống sông này không cao, bên cạnh đó là mức độ

xâm nhập man vào sâu nội đồng, do lưu lượng nước sông nhỏ. Nhưng nó cũng là hệ thống sông có vai trò rất quan trọng.

Ở ĐBSCL còn có sông Giang Thành, đây là con sông chảy chủ yếu ở

Camphuchia, khi vào biên giới nước ta nó chảy song song với biên giới theo

hướng Đông Bắc - Tây Nam và đổ ra biển Tây ở vùng thị xã Hà Tiên, hiện nay sông Giang Thành được nối thông với kênh Vĩnh Tế - kênh Vĩnh Tế

được nối với sông Hậu nên chế độ nước của sông Giang Thành cũng phù hợp

với chế độ nước sông Hau.

SVTH: Lê Ngọc Ánh Trang 17

Khóa luận Tết Nghiệp GVHD: FS. Dink Thi Quah Ahi

Eee

Sông Sở Thượng - Sở Ha là ha lưu hai con sông Stung Slot và

Prektrabec, chảy vào DTM gặp rạch Hồng Ngự và nối với sông Tiển. Sông

Sở Hạ có một chỉ lưu là rạch Cái Cái, hiện nay, rạch Cái Cái được nối với kênh Phước Xuyên, vì vậy vào mùa lũ nước sông Tiền dễ đàng theo rạch Cái

Cái vào sâu trong ĐTM.

Ở ĐBSCL, sông ngòi nhiều, lòng sông thường rộng. nên những người

dân giỏi về nghề sông nước không có ghe thuyén cũng khó mà sang sông được. Nước ngọt trong sông nhiều, đủ tưới ruông, nên ở đây thóc gạo nhiều,

vườn thì sn trầu cau, cây trái, dừa dâu đều sai quả, dưới sông thì đầy rẫy cá tôm. cua, ghẹ, lượn. Người dân có thể tự đi bat lấy để ăn, không phải mua ở chợ, ruộng trước, vườn sau đều có nghề sẵn, nguồn lợi sông nước, thóc gạo,

cá mú nhiều vô kể.

b) Chế độ nước:

Hệ thống sông ngòi ở ĐBSCL có chế độ nước đơn giản hơn các vùng khác, chế độ nước của cả vùng phụ thuộc vào chế độ nước của hai con sông lớn là sông Tién và sông Hậu. Chế độ nước của sông Tiền và sông Hậu phụ thuộc vào chế độ chung của sông Mê Kông và lượng mưa tại địa phương.

Hàng năm, sông Tién và sông Hậu dẫn vào nước ta một lượng nước khổng lồ, từ hệ thống sông Mê Kông. Lượng nước ước tính bằng khoảng 500 tỉ mÌ/năm mà cụ thể qua đo đạc ở hai trạm Tân Châu và Châu Đốc thì lưu lượng nước

trung bình là 14.654 m'/giây, lưu lượng nước để vào đồng bằng như vậy là rất lớn và lưu lượng nước được dẫn ra biển Đông trung bình là 15.291 mỶ/giây.

Như vậy, lượng nước thoát ra có phần cao hơn, điểu này phù hợp với chế độ

mưa và lượng bốc hơi trên nội đồng. Tổng lượng nước chảy vào và thoát ra biển được cụ thể hóa theo bảng sau:

Bảng I:

Sông | Chảy vào - Chay ra Tin — — - 365,083 tỉ m` ee 245,927 tim’

Haus 97947m | 236,283 tim! -

cvrH- la None Ánh Trang 18

Khóa Luận Tét Nghiệp GVHD: FS. Dinh Thi Quah Whe

Qua bang | ta thấy tổng lượng nước chảy vào sông Tién và sông Hậu có sự chênh lệch rất cao, đạt tỉ lệ khoảng 79% và 21%, nhưng khi 46 ra biển

sự chênh lệch đó hầu như không còn nữa. Sở dĩ có điểu này là đo sự có mặt

của hệ thống kênh rạch ching chit nối lién liên thông giữa hai sông, ví dụ ngay dưới sông Vàm Nao là con sông nối thông sông Tiển và sông Hậu thì lưu lượng nước của hai sông đã gần bằng nhau.

Chế độ nước cũng có sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa, từ thang 6 — tháng 12 tập trung tới 75% lượng mưa cả năm, và lưu lượng nước cũng

lớn, ngược lại mùa khô từ tháng | - tháng 5 lượng nước chỉ chiếm 25% đồng thời lưu lượng dòng chảy cũng giảm xuống rất thấp. Ngoài lưu lượng chảy ' trên dòng chính, ở đồng bằng chế độ nước sông ngòi còn bị ảnh hưởng sâu sắc của lượng mưa tại địa phương. lượng nước mưa bình quân hàng năm là

khoảng 1600 mm, và lượng mưa cũng có sự phân bố theo mùa, và nó trùng

với mùa kiệt và mùa lũ của sông ngòi đã nói ở trên.

c) Sự vận chuyển phù sa:

Vai trò vận chuyển phù sa của sông ngòi ĐBSCL là rất lớn, nên đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn để này. Năm 1999 — 2000 cũng có một khóa luận của Đương Thị Thanh Xuân nghiên cứu về vấn dé này,

trong khóa luận này chỉ nêu lên những quy luật chính của sự vận chuyển phù

sa và bồi đắp phù sa của sông ngòi ĐBSCL.

Lượng phù sa khổng 16 của sông Tiên và sông Hậu đã bồi đắp tạo nên các giổng đất ven biển, các gidng đất ven sông Tiền và sông Hậu rất mau mỡ. Trên đó là những vườn cây ăn quả nổi tiếng và những cách đồng lúa . xanh tốt. Lượng phù sa còn được vận chuyển ra ngoài biển, dưới tác dụng của

sóng biển, thủy triểu và đặc biệt là những dòng biển gần bờ kéo chúng về

phía Tây bồi đấp cho bán đảo Cà Mau làm cho vùng bán đảo này mỗi năm lấn ra biển khoảng 60 - 100 m. Lượng phù sa trung bình nhiều năm qua do hai

sông Tién và sông Hậu mang vào nước ta là 150 triệu tấn/ năm, tập trung chủ

yếu vào các tháng mùa lũ, hàm lượng phù sa cao, chất lượng tốt, càng về hạ nguồn chất lượng càng cao, hạt mịn. ham lượng trung bình trên sông Tiền là

500 g/m’, trên sông Hậu 300 g/m’. Tổng lượng phù sa qua sông Tiển gấp 10

lần qua sông Hậu. Quy luật phân bố phù sa như sau: THU-VIEN

ores. TA NI... Aah Tổ Ố- C*?Mig+o

Khúa Luận Tốt ẹgiuệp GVHD: DS. Dink Thi Qua & hut

- Giảm dan từ đầu đến cuối mùa lũ.

- Giảm dân từ thượng nguồn về hạ lưu.

- Giảm nhanh từ bờ sông vào nội đồng.

Hàm lượng phù sa của sông Tién và sông Hậu được trình bay trong

bảng 2 sau đây:

Đơn vị: g/m?

Nguồn: VKSQHTLNB.

Su vận chuyển phù sa từ sông vào nội đồng rất phức tap; Trong sông

phù sa có xu thế béi lắng dan dọc sông, khi về hạ lưu vị trí béi lắng thường nam ở các đoạn sông co that và các vùng cửa sông. Khi ra đến cửa sông phù

sa bồi lắng nhiều do tốc độ dòng chảy giảm đột ngột hình thành các đụn cát

trước cửa sông. Những hạt min hơn được tiếp tục vận chuyển xuống phía Tây.

Trong vùng nội déng sau khi chảy vào các cửa sông và chảy tran qua biên giới phù sa lắng đọng theo hai hướng từ thượng lưu về và từ cửa sông vào, trong khoảng 10 — 20 km cách bờ sông được bồi đắp nhiều hơn, làm cho vùng nay có xu hướng cao hơn còn trong các kênh phù sa được vận chuyển xa hơn, và bồi lắng tại các kênh ảnh hưởng đến hoạt động của GTVT. Theo tính toán

10 nam phải nao vét sông ngòi, kênh rach một lần mới đảm bảo được sự hoạt

động bình thường của GTVT đường thủy.

—————— — ———D———————————— ———

SVTH: Lê Ngọc Ánh Frang 20

Khoa Luận Tết Nghiệp GVHD: FS. Dink Thi (huỳnh: hw

a RE .

d) Hiện tượng xói lở bờ sông:

Ngoài những ưu điểm lớn của hệ thống sông ngòi. kênh rạch ở ĐBSCL thì hiện nay vấn để xói lở bờ sông. đáy sông cũng đang được đặt ra gay gắt

và cần có biện pháp giải quyết, đặc biệt là tình trạng sạt lở trong mùa lũ, Về

mùa này, cường độ dòng chảy lớn, nhiều chỗ có nước xoáy. Chính vì vậy đã gây ra sat lở ở nhiều nơi. Các đoạn sông Tién ở Tân Châu - Hồng Ngự - Sa

Đéc - Mỹ Thuận đang vào thời kỳ xói lở mạnh nhất; Chỉ tính riêng trong

năm 2001 ĐBSCL đã có tới 98 điểm sat lở nghiêm trọng, tập trung nhất là ở tỉnh An Giang (30 điểm), Đồng Tháp (23 điểm).

Đầu năm 2001 tại Vĩnh Hòa đã có tới 18.800 mỶ đất bi sập làm cho hàng trăm hộ bị mất nhà cửa, từ mùa lũ năm 2000 tại thị trấn Tân Châu đã

xdy ra 6 lần sat lở tại hai khu vực. ở đoạn kênh Vinh An với chiéu dài sat lở

trên 70m và vào sâu trong bờ 50m, làm 55 căn nhà sập hoàn toàn, 71 căn nhà

phải di dời, thiệt hại ước tính khoảng 4,3 tỉ đồng. Theo thống kê năm 2001

tỉnh Đồng Tháp có tới 26 người bị thiệt mạng, 5 dãy phố bị sụp đổ xuống sông, 6 làng bị xóa sổ và hơn 2000 căn hộ phải di dời, gần 3000 ha đất bị

dòng nước cuốn đi. Nguyên nhân gây sat lở bờ sông có nhiều như nền địa chất, địa hình, khí hậu thủy văn và tác động của con người cũng không

nhỏ.Sông Tién và sông Hậu là hai cái phễu hứng nước của sông Mê Kông đổ vào với lượng nước 500 tl m`/ năm, với cường độ mùa lũ rất mạnh đã đào bới bờ sông, lòng sông, tạo nên những hàm ếch và hàm ếch này lâu ngày sẽ sụt

đổ xuống, các công trình xây dựng, đân cư sống trên đó rất nguy hiểm mà

không biết trước được, vì vậy mà việc tìm hiểu nguyên nhân, xác định đúng

vị trí có hàm ếch, chuẩn bị sạt lở để có biện pháp đối phó là rất cần thiết.

Hiện tượng sat lở bờ sông gây nên tổn thất to lớn về vật chất và con

người đồng thời gây nên sự mất ổn định xã hội nên rất cần nghiên cứu

nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Vai trò của hệ thống thủy văn đối với đời sống hoạt động kinh tế và việc tiêu thoát lũ ở đồng bằng sông Cửu Long (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)