NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 23 - 39)

3.1 Cơ sở lí luận

3.1.1 Lý thuyết về khởi nghiệp

Các quan điểm về khởi nghiệp luôn khác nhau và định nghĩa khởi nghiệp không là duy nhất:

Khởi nghiệp (khởi nghiệp kinh doanh) là khi bạn có ý định tự mình có một công

việc kinh doanh riêng, bạn muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu nhập cho mình.

Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dich vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm

hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó.

Khởi nghiệp kinh doanh có thê là bạn tự mở cho mình một cửa hàng như bún bò, phở, xôi sáng, quán cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng tiêu dùng hay mở trang trại trồng cây, chăn nuôi, xưởng sản xuất một mặt hàng nào đó hay đơn giản bạn

chỉ thương mai tức mà mua di bán lại ...

Khởi nghiệp đòi hỏi phải đổi mới sáng tạo. Đặc tinh cơ bản của khởi nghiệp là tính đột phá nhằm tạo ra một điều gì đây chưa từng có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với thứ có sẵn.

Khởi nghiệp sẽ được hiểu là sự tạo dựng một công việc kinh doanh mới hay thành

lập một doanh nghiệp mới, trong đó bạn vừa là nhân viên vừa là chủ. Vừa đem lại lợi ích

cho bản than, cho gia đình, cho xã hội.Khởi nghiệp bằng cách thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tang trưởng kinh tế, tham gia vào việc phát triển kinh tế xã hội

Đối với cá nhân theo đuôi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê. Họ được tự

do trong công việc, va nêu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thé cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại.

Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm. Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình.

3.1.2 Vai trò của khởi nghiệp déi mới sáng tạo:

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có những vai trò quan trọng cụ thé như sau:

- _ Thứ nhất, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo góp phan tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế: với những ngành có nhiều doanh nghiệp tham gia, các doanh nghiệp luôn tìm cách dé thúc day cạnh tranh, củng cố và nâng cao vị trí của

mình.

- _ Thứ hai, khởi nghiệp đổi mới sáng tao tạo nên tính đa dang thị trường: những người khởi nghiệp góp phan tạo nên cho thị trường những ý tưởng, sự đổi mới, tính sáng tạo. Nhờ quy mô nhỏ mà các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có khả năng chuyên đôi mặt hàng nhanh, phù hợp với nhu cau thị trường.

- _ Thứ ba, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo góp phan sử dụng tốt vốn tri thức và năng lực của con người: thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là cơ sở cho

gia tăng việc khai thác, vận dụng các tri thức mới một cách hiệu quả hơn. Một

cá nhân có thé khởi nghiệp đối mới sáng tạo cần có đầy đủ năng lực phẩm

chât, tâm nhìn chiên lược.

- _ Thứ tư, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nuôi dưỡng nguồn thu, tạo cơ hội phát triển kinh tế đột phá trong tương lai: với bản chất khởi nghiệp là quá trình chuẩn bị, hoan thiện sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh, đóng góp lớn nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là giải quyết việc làm cho người lao động, chứ chưa thể đóng góp nhiều cho GDP hay ngân

sách nhà nước như các doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn và các doanh

nghiệp đã hoạt động lâu năm. Tuy nhiên, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là khởi

nguôn của các nguôn thu cho ngân sách nhà nước trong tương lai.

- Tht năm, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo góp phan tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất: việc gia tăng các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nhỏ dan đến gia tăng sự cạnh tranh. Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo muốn cạnh tranh cần phải luôn luôn thay đổi, tìm cách đổi mới công nghệ, giảm thiểu chi phí đầu vào, chi phí sản xuất. Họ luôn là những người tiên phong trong việc tìm tòi những phương thức sản xuất mới. Những sáng kiến của họ đôi khi không được áp dụng vào thực tiễn nhưng đã được các doanh nghiệp lớn mua lại để phát huy.

3.1.3 Ý định khởi nghiệp

Theo Nguyễn Thị Quý (2020) ý định khởi nghiệp của một cá nhân có thể được

định nghĩa là mơ ước thành lập một doanh nghiệp mới trong tương lai. Theo Bird (1988)

quan niệm ý định khởi nghiệp của một cá nhân là trạng thái tâm trí, trong đó hướng đến

việc hình thanh một hoạt động kinh doanh mới hay tao lập một doanh nghiệp mới. Theo

Kuckertz và Wagner (2010) quan niệm ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường dé

tạo lập doanh nghiệp của riêng mình. Theo Schwarz và cộng sự (2009) quan niệm ý định

khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo. Theo Souitaris và cộng sự (2007), ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá nhân đề bắt đầu một doanh nghiệp.

3.2 Mô hình nghiên cứu

3.2.1 Một số mô hình tham khảo

a) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Theo mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên (Khoa Quản trị kinh doanh,

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) thực hiện mục tiêu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các ham ý chính sách nhằm thúc đây tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thay, có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

13

trên địa ban TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Đặc điểm tính cách; Chuan chủ quan; Nhận

thức tinh khả thi; Nguồn vốn; và Giáo dục khởi nghiệp.

5 yếu tố trong mô hình lý thuyết ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh được sắp xếp theo trình tự mức độ quan trọng từ cao xuống thấp:

Giáo dục khởi nghiệp, Nguồn vốn, Đặc điểm tính cách, Nhận thức tinh kha thi và Chuẩn chu quan. Ngoài ra, cũng đã tìm thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định khởi nghiệp của sinh viên TP. Hồ Chí Minh theo giới tính.

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của sinh viên tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Đặc điểm tính cách Giới tính

Chuẩn chủ quan

1 1 ' 1 1 1 1 1

Nhận thức tinh kha thi

Y dinh Nguồn vốn

khởi nghiệp Giáo dục khởi nghiệp

Nguồn: Nguyễn Thị Bích Liên (2020)

b) Nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính — Marketing (UFM)

Theo mô hình nghiên cứu của Huỳnh Nhựt Nghĩa, Nguyễn Thị Hải Bình, Nguyễn Thị Minh Trâm, Nguyễn Kiều Oanh, Mai Thoại Diễm Phương (Trường Đại học Kinh tế — Tài chính Thành phó Hồ Chí Minh ,Trường Dai học Tài chính - Marketing) nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính — Marketing (UFM). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, cụ thể như sau: Nhân tố “Hỗ trợ từ gia đình va bạn bè” có mức ảnh hưởng cao nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường UFM với 38,1%. Kế đến là nhân tố “Năng lực của sinh viên” với 36,2% và nhân tố “Hệ sinh thái khởi nghiệp” với 35%. Nhân tố “Động lực” chiếm 32,9%, nhân tố “Nhận thức” chiếm 31,8% mức độ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nhân tổ anh hưởng thấp nhất là “Thái độ” với 16%.

Thông qua khảo sát 1071 sinh viên tại UFM, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với công cụ phân tích và xử lý dữ liệu SPSS 23.0. Kết quả cho thấy có 6 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên theo mức tác động từ cao đến thấp là “Hỗ

trợ từ gia đình và bạn bè”, “Năng lực của sinh viên”, “Hệ sinh thai khởi nghiệp”, “Động

lực”, “Nhận thức” và nhân tố ảnh hưởng thấp nhất là “Thái độ” đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên UFM

Hình 3.2 Nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính — Marketing (UFM)

Nhận thức

Thái độ

Tính cách Năng lực Động lực

Môi trường giáo dục

Gia đình và bạn bè

Hén sinh thái khởi nghiệp

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Tài chính -Marketing, số 62 — Tháng 4 Năm 2021 3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Sau khi tham khảo các mô hình nghiên cứu đê xuat, tác gia đưa ra mô hình nghiên cứu cho khoá luận như sau:

15

Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Môi trường giáo dục

Đặc điểm tính cách

Nguồn vốn

Chuẩn chủ quan

Thái độ đối với hành vi

Nguồn PTTH Các giả thuyết của mô hình:

-__ HI: Giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của

sinh viên.

- H2: Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên.

- _ H3: Nguồn vốn ảnh hưởng thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

- _ H4: Chuan chủ quan có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của

sinh viên.

- H5: Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định

khởi nghiệp của sinh viên.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Thu thập dữ liệu

Đề tài sử dụng 2 nguồn thu thập dữ liệu: nguồn dữ liệu thứ cấp (dữ liệu đã được

thu thập trước đó và đã được xuất bản) và nguồn đữ liệu sơ cấp (đữ liệu do chính tác giả

thu thập được).

17

a) Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu được thu thập từ những nguồn có sẵn và đã qua ít nhất một lần tổng hợp. xử lí.

Nguồn thu thập thông tin cho di liệu thứ cấp như: tham khảo tài liệu trên Internet, sách báo, các bài báo cáo về các nghiên cứu khoa học đã được công bố trên tạp chí; các đề tài nghiên cứu đi trước có liên quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

b) Dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp là đữ liệu được thu thập lần đầu tiên từ đối tượng điều tra chưa qua tổng hợp, xử lý.

Đề thực hiện việc nghiên cứu khảo sát số liệu cho đề tài, tác giả nghiên cứu tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn online bằng Google Form và gửi link khảo sát đến mọi người trên địa bàn Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM thông qua email và các trang mạng xã hội, kết quả trả lời được tự động cập nhật tại email cá nhân của tác giả. Dữ liệu sau khi thu về sẽ được phân tích và xử

lý.

3.3.2 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên việc phân tích các tải liệu, các bài báo, các nghiên cứu đã thực hiện trước đó làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên

cứu. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi, thang đo và tiến hành điều tra thử trước khi điều tra chính thức. Cách xây dựng bảng hỏi dựa trên thang đo Likert theo thang điểm lẻ có thang do từ 1 đến 5:

1: Rat không hai long/rat không đồng ý 2: Không hài lòng/không đồng ý

3: Bình thường

4: Hài lòng/đồng ý

5: Rất hài lòng/rất đồng ý

3.3.3 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi bảng câu hỏi được hiệu chỉnh ở bước nghiên cứu định tính trở thành bảng câu hỏi chính

thức thì tiến hành thực hiện thu thập dữ liệu.

Mẫu điều tra được thiết kế gồm 25 câu hỏi tương ứng với 25 biến. Trong đó bao gồm 21 biến thuộc 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Nông Lâm, 4 biến thuộc thành phần ý định khởi nghiệp.

Công thức: Đối với phân tích nhân tố khám pha EFA: dựa theo nghiên cứu của Hạr, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến.

Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Day là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tô (Comrey, 1973; Roger,2006).

N =5 *m, trong đó m là số lượng câu hỏi trong bảng khảo sát. Vì thé theo công thức này kích thước mau là: 5 * 25 = 125.

Vì khoá luận này vừa sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA và vừa sử dụng phân tích hồi quy đa biến nên kích thước mẫu cần lấy là kích thước mẫu lớn hơn 125 mẫu. Tuy nhiên để đề phòng các mẫu bị lỗi và sai sót, bảng khảo sát sẽ được gửi đến

150 người.

3.3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 để mã hóa và phân tích dữ liệu. Các phương pháp phân tích đã được sử dụng trong

nghiên cứu như sau:

Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô ta trong SPSS là phương pháp tong hợp và xử lý dữ liệu dé biến đổi dit liệu thành thông tin được trình bày dưới dạng bảng số liệu va đồ thị. Thống kê tần số số lần xuất hiện của các biến định tính và định lượng, thể hiện phần trăm tương ứng với số lần xuất hiện đó. Các đại lượng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu

baogôm:

- Frequency: Thể hiện tần số của từng nhóm.

19

- Percent: Tý lệ phan trăm của từng nhóm.

- Valid Percent: Tỷ lệ phan trăm hợp lệ của từng nhóm.

- Cumulative Percent: Phần trăm cộng dồn

Đánh giá độ tin cậy thang do bằng phương pháp Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1].Vé lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không

có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọt là hiện tượng trùng lặp trong đo lường.

Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:

- Ti 0.8 đến gần bang 1: thang đo lường rất tốt.

- Tw 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.

- Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

Đối với những nghiên cứu lặp lại (những nghiên cứu đã có tác giả trước thực

hiện), giá trị Cronbach’s Alpha nên từ 0.7 trở lên. Với những nghiên cứu mới, giá tri

Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là được chấp nhận.

Kết quả của Cronbach Alpha đối với nhân tổ tốt sẽ chỉ ra rằng biến mà chúng ta liệt kê có một thang đo tốt. Kiém định Cronbach alpha có chức năng loại bỏ các “biến rác” trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Phương pháp nhân tô khám

phá EFA

Phân tích nhân tố khám pha (EFA) là một phương pháp phân tích định lượng dùng đề rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến it hơn (gọi là các nhân tố) dé chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hau hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair et al. 2009).

Hai mục tiêu chính của phân tích EFA là phải xác định được số lượng các nhân tố ảnh hướng đến một tập các biến đo lường và cường độ về mối quan hệ giữa mỗi nhân tố với từng biến đo lường.

Sử dụng ma trận hệ số tương quan(correlation matrix), chúng ta có thể nhận biết được mức độ quan hệ giữa các biến. Nếu các hệ số tương quan nhỏ hơn 0.30, khi đó sử dụng EFA không phù hop(Hair et al. 2009). Theo Hair & ctg (1998, 111), hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Vì tác giả chọn cỡ mẫu là 270 nên lấy hệ số tải 0,5 làm mức tiêu chuẩn.

Tiêu chí trong phân tích EFA:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chi số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải dat giá trị 0.5 trở lên (0.5 <

KMO < 1) là điều kiện đủ dé phân tích nhân tổ là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hon 0.5, thì phân tích nhân t6 có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu

nghiên cứu.

- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng dé xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig (sig Bartlett’s Test) < 0,05 chứng tỏ các biến quan

sát có tương quan với nhau trong nhân tô.

E Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) > 50% cho thay mô hình EFA 1a phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số nay thé hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các

biên quan sát.

- _ Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử đụng phố biến dé xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có

Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tô càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng

lớn và ngược lại. Theo Hair va cộng sự (2010), Multivariate Data Analysis

hệ số tai từ 0.5 là biến quan sat đạt chat lượng tốt, tối thiểu nên là 0.3.

21

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 23 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)