5.1. Kết luận
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học tiếng Trung Quốc của sinh viên Khoa Kinh Tế Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 09/2022 đến tháng 01/2023. Dựa trên mô hình về thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) và mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB (Theory of Planned Behaviour) của Fishbein & Ajzen, cùng với một số nghiên cứu
trong và ngoài nước có liên quan, tác gia đã xây dựng được một mô hình nghiên cứu
gồm 5 yếu tố tác động đến ý định học tiếng Trung Quốc. Thông qua khảo sát trực tuyến bang Google form với 300 phiếu khảo sát và thu được 294 phiếu hợp lệ và tiến hành
phân tích. Tác giả sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng thu được
kết quả là nghiên cứu đã có những đóng góp tích cực cho nghiên cứu khoa học, cho thực tiễn cụ thể là:
Về phương pháp thống kê mô tả: Mô tả thông qua các biến như: Giới tính, số năm học, ngành học, thu nhập hang tháng, thu nhập đến từ đâu, thời gian rảnh, mức học phí có thé chi trả, và phương tiện đi lại.
Về thang đo sử dụng trong nghiên cứu này là kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Kết quả cho thấy rằng toàn bộ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy (Cronbach’s Alpha > 0,6) và có thé sử dụng cho các nghiên cứu khác sau này.
Về phương pháp phân tích các nhân tố khám phá EFA: Kết quả cho thấy mô hình EFA là phù hợp, các biến quan sát có mối quan hệ tương quan với nhau và có ý nghĩa thống kê tốt, có thể sử dụng cho các nghiên cứu sau nảy.
Về phân tích tương quan Pearson: Kết quả thu được là có mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và khả năng cao sẽ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Về phương pháp hồi quy đa biến: Kết quả thu được là không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thé sử dụng được. Sau khi phân tích, tác giả nhận thấy có 5 yêu tổ ảnh hưởng đến ý định học tiếng Trung Quốc của sinh viên từ mạnh nhất đến thấp nhất theo thứ tự sau: Đầu tiên là Thái độ đối với việc học tiếng Trung Quốc (với Beta=0,349), thứ hai là Nhận thức kiểm soát hành vi (với Beta=0,226), thứ ba là Truyền thông (với Beta=0, 152), thứ tư là chuẩn chủ quan (với Beta=0,142) và có tác động thấp nhất là Nhận thức về sự hữu ich (với Beta =0,118). Ngoài ra mô hình nghiên cứu ban đầu tac giả đề xuất còn 1 yếu tô tác động đến ý định học tiếng Trung Quốc là Sự thuận tiện. Tuy nhiên, yếu tố này đã bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu do kết qua phân tích tuyến tính bội có sig kiểm định lớn hơn 0,05, chứng minh không có tác động lên biến phụ thuộc.
Về kiểm định sự khác biệt trung bình: Kết quả điều tra cho thấy rằng giới tính nữ có ý định học tiếng Trung Quốc cao hơn Nam, những sinh viên có thé chi trả cho mức học phí càng cao thì ý định học càng cao, còn lại các yếu tố như thu nhập, số năm học
và thời gian rảnh là không có sự khác biệt.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý định học tiếng Trung Quốc của dinh viên như: Nâng cao thái độ đối với việc học tiếng Trung
Quốc, Nâng cao nhận thức về sự hữu ích, nâng cao về chuẩn chủ quan, nâng cao nhận
thức vê sự hữu ich, nâng cao về truyền thông.
e Han ché
Trong quá trình thực hiện khóa luận do han chế về mặt tài nguyên nên khóa luận
có những điêm hạn chê sau:
Thứ nhât: Hạn chê vê ngôn lực, do nghiên cứu chỉ được thực hiện trên các sinh
viên của khoa Kinh tế Trường Dai học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh mà chưa mở
rộng khảo sát với các sinh viên thuộc các khoa khác. Ngoài ra tỷ lệ trả lời khảo sát giữa các ngành có sự chênh lệch nhiêu, có ngành rât nhiêu sinh viên trả lời, có ngành lại có rat ít sinh viên tham gia dân đên các đôi tượng nghiên cứu chưa đông đêu.
Thứ 2: Hạn chế về số lượng mẫu khảo sát, do điều kiện giới hạn về thời gian, địa điêm và nội dung nên sô lượng mẫu sử dụng trong phân tích chưa thật sự lớn. Vì vậy, can có nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn dé thêm lần nữa kiểm định kết quả được
trình bày trong nghiên cứu này.
Thứ 3: Không thé kiểm soát tất cả các biến thu nhập vì đôi khi những người được hỏi đã chưa thật sự nghiêm túc trả lời, do đó kết quả chỉ mang tính chính xác tương đối.
Thứ 4: Giải pháp mà tác giả đưa ra dựa trên nhận xét, đánh giá trong quá trình
quan sát và phỏng van với lượng thời gian nghiên cứu không dài nên chưa thật sự nồi bật
và sâu sát với tình hình thực tê.
Cuối cùng: Đặc biệt là trong thực tế, còn nhiều yếu tô khác mà tác giả chưa liệt kê vào mô hình hình nghiên cứu. Và tác giả cho rằng, ý định học tiếng Trung Quốc của sinh viên sẽ luôn biến đồi theo từng thời gian, không gian khác nhau. Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng cũng sẽ luôn biến đổi không ngừng theo nhu cầu và mong muốn đa dạng của sinh viên, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với các trung trung dạy tiếng Trung Quốc
Dé thu hút được các sinh viên theo học các trung tâm cần chú trọng vào việc quảng cáo của mình thông qua các website và các nền tảng mạng xã hội. Nội dung quảng cáo, tuyên truyền cần phải lôi cuốn, hấp dẫn. Thiết kế tờ rơi quảng cáo cần phải đẹp, bắt mắt, thông tin quảng cáo cần nêu rõ lợi ích mà việc học tiếng Trung Quốc mang lại cho
người học.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, các trung tâm cũng cần phải chú ý đến phương pháp giảng dạy của mình có phù hợp hay không. Về hình thưc học tập, nên kết hợp giữa
học trực tuyến Và trực tiếp dé tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học. Thời gian học nên bồ trí một cách hợp lý, ví dụ như những khung giờ ngoài giờ hành chính vì nếu học vào giờ này có thê rất nhiều sinh viên bị vướng lịch học ở trường hoặc những bạn vướng lich đi làm. Vì vậy thời gian sau giờ hành chính là hợp lý nhất.
Ngoài ra, xây dựng lòng tin đối với người học cũng là một việc rất quan trọng mà các trung tâm cần làm, vì chỉ khi có lòng tin người học mới cảm thấy hứng thú đối với việc học. Trung tâm có thé xây dựng lòng tin đối với sinh viên bang cách cam kết rang sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có thể nắm rõ hoàn toàn những kiến thức cơ bản về tiếng Trung, hay việc sinh viên sẽ được những giáo viên người bản xứ giảng dạy tạo điều kiện tốt nhất dé sinh viên có thê nói chuyện trực tiếp với người ban xứ nhằm tăng khả năng giao tiếp của sinh viên.
Cuối cùng là cần xây dựng một môi trường học tập thoải mái, thân thiện. Các giáo viên cũng như đội ngũ nhân viên của trung tâm cần có thái độ vui vẻ, hòa đồng không nên bực bội hay cáu gắt. Giáo viên cần phải luôn theo sát tình hình học tập của sinh viên dé nắm bat và giải quyết kip thời những khó khăn mà sinh viên dang gặp phải.
5.2.2. Đối với bản thân sinh viên
Với một xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay, bên cạnh các kiến thức về chuyên môn, sinh viên cần phải chuẩn bị cho mình một thế mạnh khác đề có thể cạnh tranh trong Thế giới nghề nghiệp, và ngoại ngữ là một lợi thé vô cùng to lớn. Do đó, việc biết tiếng Trung Quốc sẽ là thế mạnh của sinh viên khi đi xin việc và tạo điều kiện phát triển trong tương lai.
Sinh viên cần có một thái độ tự tin, luôn suy nghĩ theo hướng tích cực, phải chấp nhận và có gắng vượt qua khó khăn. Tiếng Trung Quốc là một ngôn ngữ không dễ học, tuy nhiên chỉ cần chúng ta có đủ tự tin rằng bản thân mình có thê học được thì việc học sẽ dé dàng hơn rất nhiều. Đừng dé những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân mà
hãy luôn tìm hiệu về lợi ích của việc học mang lại.