3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm và vai trò về chiến lược
a) Khái niệm
Chiến lược là một thuật ngữ xuất hiện sớm trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự, khoảng 330 trước công nguyên, thời Alexander khi đề cập đến vấn đề chiến thắng đối thủ mạnh hơn.
Thuật ngữ “chiến lược”: thường được dùng theo 3 nghĩa phổ biến. Thứ nhất, là các chương trình hoạt động tổng quát và triển khai các nguồn lực chủ yếu để đạt được mục tiêu. Thứ hai, là các chương trình mục tiêu của tô chức, các nguồn lực cần sử dụng đề đạt được mục tiêu này. Thứ ba, xác định các mục tiêu dài han va lựa chọn các đường lối hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết dé đạt được các mục tiêu này.
Ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược do cách tiếp cận của mỗi
người là khác nhau.
Arthur A. Thomson, Js và A. Strickland III ra mắt tác phẩm Strategic Management năm 2000 cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là tập hợp các hoạt động cạnh tranh và các phương pháp quản lý trong kinh doanh nhằm đạt được kết quả kinh doanh thành công. Chiến lược kinh doanh thực chất là kế hoạch của nha quản lý nhằm củng cô
vị thé của tổ chức, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được các mục tiêu kinh doanh mong muốn”.
Johnson và Scholes (2000) đã định nghia lai: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tô chức về đài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tô chức thông qua việc
định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đồi, dé đáp ứng nhu cầu thị trường
và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”.
Theo Quinn, R. H. (1993) có quan điểm tong quat hon: “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thé được cô kết một cách chặt chế”.
Theo Alfred Chadler (1990), Đại hoc Harvard thì chiến lược là: “Việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bé các nguồn lực cần thiết dé thực hiện mục tiêu này”.
Khi nghiên cứu về bản chất của chiến lược, nhóm của tác giả Robert F.Bruner và cộng sự cho rằng chiến lược là xác định một doanh nghiệp cạnh tranh như thế nào:
những giá tri, sự cam kết và những cơ hội mà nó tạo ra. Chiến lược xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành và phát triển sự thống nhất mục tiêu của các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới vị trí đó.
Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản, phác hoạ quỹ đạo tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đó là kế hoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giũa kỹ lưỡng nhằm dẫn dắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của công ty. Chiến lược kinh doanh là việc ấn định các mục tiêu co bản của công ty, lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bồ các nguồn lực thiết yếu dé thực hiện mục tiêu kinh doanh.
b) Vai trò của chiến lược
Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế toàn cầu, chiến lược có vai trò quan trọng
trong hoạt động quản trị doanh nghiép:
- Vai trò định hướng: Chiến lược giúp chỉ ra hướng đi đúng đắn, là kim chỉ nam
cho các hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
- Vai trò hoạch định: Chiến lược giúp cho doanh nghiệp khai thác tối đa các nguồn lực hiện có, nguồn lực tiềm năng, phát huy thế mạnh đặc trưng của doanh nghiệp.
Đồng thời chỉ ra các biện pháp phòng ngừa những rủi ro từ bên trong, bên ngoài và khắc phục các nhược điểm của doanh nghiệp.
- Vai trò giúp đạt được mục đích: Chiến lược chỉ ra tầm nhìn, sứ mệnh và đích mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai.
- Vai trò dự báo: Trên cơ sở sử dụng các công cụ phân tích hình thành, chiến lược giúp dự báo những biến động từ thị trường, từ môi trường bên ngoài có thé tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đoanh nghiệp.
- Vai trò hỗ trợ: Chiến lược giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết
định chính xác trong quá trình quản trị doanh nghiệp.
3.1.2. Phân loại chiến lược trong doanh nghiệp
Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dải hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Chiến lược khác với chiến thuật. Chiến lược là khái niệm có nguồn góc từ quân sự. Trong quân sự, chiến lược khác với chiến thuật, chiến thuật đề cập đến việc tiễn hành một trận đánh, trong khi chiến lược đề cập đến việc làm thé nào dé liên kết các trận đánh với nhau. Nghĩa là cần phải phối hợp các trận đánh dé đi đến mục tiêu quân sự cuối cùng. Việc phân loại cấp chiến lược dua trên các tiêu chí khác nhau sẽ có các kiểu chiến lược khác nhau.
a) Phan loại theo phạm vi kinh doanh
Chiến lược kinh doanh trong nước: là những chiến lược, mục tiêu và kế hoạch
cho phạm vi thị trường nội dia của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh quốc tế: là những chiến lược, mục tiêu tổng thé trong
phạm vi thị trường ngoài nước.
b) Phân loại theo cấp chiến lược trong doanh nghiệp
Chiến lược cấp cao (cấp Công ty — Corporate strategy): là chiến lược kinh doanh tong thé nhằm định hướng hoạt động của doanh nghiệp và cách thức phân bé nguồn lực dé đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc điều hành công ty là những người có nhiệm vụ và thầm quyền ra quyết định chiến lược lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ doanh nghiệp.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược (Strategic Business Unit — SBU):
nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh và cách thức thực hiện nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường. Chiến lược cấp đơn vị thực hiện chiến lược do Cấp trên giao xuống.
Chiến lược cấp chức năng (Functional strategy): là những chiến lược liên quan đến các hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh chiến lược. Chiến lược cấp chức năng là mắt xích quan trọng trong tổng thể chiến lược cấp Công ty.
16
3.1.3. Khái niệm về hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong quá trình kinh doanh được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế và các báo cáo tài
chính của doanh nghiệp.
3.1.4. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá tổng thể quá trình và kết quả kinh doanh, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó xác định phương hướng hoạt động và các giải pháp phù hợp dé
thực hiện các phương hướng đó.
3.1.5. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết qua và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có kế hoạch của chủ thé kinh tế, những nhân tố diễn ra bên trong hoặc bên ngoài đơn vị kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và những kết quả của phân tích dựa trên cơ sở này dé đưa ra các quyết định quản lý kịp thời trong thời gian ngắn hạn hoặc để phát triển chiến lược dài hạn.
3.1.6. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ
trước.
Phân tích những nhân tổ nội tại và khách quan ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch của đoanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dải
hạn.
Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Lập báo cáo kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế và loại trừ ảnh hưởng của các nhân tổ tiêu cực, phát huy ảnh hưởng của các nhân tố tích cực, từ đó động viên khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh mới trên kết quả phân tích.
3.1.7. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Là công cụ quan trọng đề đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế tông hợp.
Nó giúp các công ty nhận thức đầy đủ những điểm mạnh và hạn chế, từ đó xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
Nó là cơ sở cho các quyết định kinh doanh.
Đó là biện pháp quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn những rủi ro có thê xảy ra.
3.2. Các khái niệm về doanh thu, chỉ phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính
3.2.1. Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và hoạt động tài chính của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bao gồm: doanh thu
hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt động khác.
a) Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ và sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).
Khối lượng sản phẩm, hàng hóa, địch vụ được tiêu thụ là khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mà người bán đã giao cho người mua, đã được người mua thanh toán ngay hoặc cam kết sẽ thanh toán.
Giá bán được hạch toán: là giá bán thực tế được ghi trên hóa đơn.
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm:
- Doanh thu bán hàng phản ánh tổng số doanh thu của khối lượng hàng hóa đã
được xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
- Doanh thu bán các thành phẩm phản ánh các doanh thu của khối lượng thành phẩm, bán thành phẩm đã xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ phản ánh số tiền đã nhận được và số tiền đã được người mua cam kết thanh toán về khối lượng hàng hóa đã cung cấp hoặc đã thực hiện.
18
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Phản ánh số tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh. Doanh thu thuần của doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Doanh thu thuần = DT bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ.
Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm:
- Giảm giá hàng bán: khoản giảm trừ do chấp nhận việc giảm giá ngoài hóa đơn (tức là sau khi đã có hóa đơn bán hàng) không phản ánh số giảm giá cho phép đã được
ghi trên hóa đơn bán hàng.
- Hàng bán bị trả lại phản ánh doanh thu của hàng hóa, thành phẩm đã tiêu thụ bị người mua trả lại do không phù hợp yêu cầu, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, qua cách, do vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Chiết khấu thương mai là khoản tiền giảm trừ cho khách hang trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện trong một thời gian nhất định hoặc khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua hàng với số lượng lớn.
- Các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
- Giảm giá hàng bán: khoản giảm trừ do chấp nhận việc giảm giá ngoài hóa đơn (tức là sau khi đã có hóa đơn bán hàng) không phản ánh số giảm giá cho phép đã được
ghi trên hóa đơn bán hàng.
- Hàng bán bị trả lại phản ánh doanh thu của hàng hóa, thành phẩm đã tiêu thụ bị người mua trả lại do không phù hợp yêu cầu, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, qua cách, do vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Chiết khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện trong một thời gian nhất định hoặc khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua hàng với số lượng lớn.
- Các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho
vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán.
b) Doanh thu từ các hoạt động khác
Là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản
Các khoản thu này bao gồm thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản thừa, các khoản
phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, hoàn nhập các khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho.
3.2.2. Chỉ phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dich vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi
nhuận.
a) Chi phí sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, kinh doanh khách sạn,
du lịch, dịch vụ khác.
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí phải trả cho người lao động trực tiếp san xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho người lao động thuê ngoài theo từng công việc, như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn).
Chỉ phí sản xuất chung: Là những khoản chỉ phí sản xuất kinh doanh nói chung phát sinh ở phân xưởng, phòng ban, thiết bị, công trường... phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
Bao gồm các khoản:
- Chi phí nhân viên.
- Chi phí vật liệu, công cu, dụng cụ.
- Chi phí dung cụ sản xuất.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
20
b) Chỉ phí ngoài sản xuất
Chi phí bán hàng
Là những chi phí phát sinh khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm chi phí đóng gói, vận chuyền, giới thiệu, bảo quản sản phẩm...
Bao gồm các khoản mục:
- Chi phí nhân viên.
- Chi phí nguyên liệu, công cụ, dụng cụ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí vận chuyền, bốc xếp, bảo quản.
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị.
- Chi phí khác bằng tiền.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Phản ánh các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, bao gồm chi phi quản lý kinh doanh, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí chung khác có liên quan đến
hoạt động của doanh nghiệp.
Bao gồm các khoản mục:
- Chi phí nhân viên quản lý.
- Chi phí vật liệu quản lý.
- Chi phí đồ dùng văn phòng.
- Chi phí khấu hao tài sản cô định.
- Thuế, phí và lệ phí.
- Chi phí dự phòng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
Chỉ phí hoạt động tài chính
Là các khoản chi vốn tài chính bên ngoài công ty nhằm hợp lý hóa các nguồn vốn, tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty. Bao gồm các loại chi phí:
- Chi phí liên doanh, liên kết.
- Chi phí cho thuê tai san.
- Chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu.
- Chi phí khác liên quan tới hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Chỉ phí khác
Chi phí khác: là chi phí phat sinh do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp.
3.2.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến đầu tư đó, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phi.
a) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận bán hang và cung cấp dịch vụ: là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hang và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm (bao gồm giá vốn
hàng ban, chi phí bán hang, chi phí quan ly doanh nghiệp).
Công thức xác định lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dich vụ (LN thuần
BH và CCDV)
LN thuần BH và CCDV = DT thuần BH và CCDV — Giá vốn hàng bán — Chi phí
bản hàng — Chỉ phí quản lý doanh nghiệp.
b) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Là số thu lớn hơn chỉ của các hoạt động tải chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tải sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cô phần...
LN hoạt động tài chính = DT hoạt động tài chính — Chỉ phí hoạt động tài chính.
c) Lợi nhuận khác
Là khoản thu nhập khác lớn hơn chỉ phí khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ, các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho,
phải thu khó đòi, ...
LN khác = Thu nhập khác - Chỉ phí khác
Xác định lợi nhuận kinh doanh trước thuế và sau thuế:
LN thuần kinh doanh = LN thuân BH và CCDV + LN tài chính Tổng LN trước thuế = LN thuân kinh doanh + LN khác Lợi nhuận sau thuế = Tổng LN trước thuế - Thuế thu nhập DN
22