NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. trường hợp: sinh viên đi làm thêm (Trang 27 - 42)

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Khái niệm khả năng thích ứng, khả năng thích ứng nghề nghiệp

Theo Savickas (2005), khả năng thích ứng là sự điều chỉnh để đáp ứng được những yêu cầu khó khăn trong công việc, thích nghỉ với sự luân chuyển môi trường làm việc và tư duy cá nhân khi đối mặt với những vấn đề bất thường, phức tạp. Cũng theo Savickas, “khả năng thích ứng nghề nghiệp là thái độ, năng lực và hành vi mà mỗi cá nhân sử dụng đề hòa hợp bản thân họ với công việc”. Khả năng thích ứng nghề nghiệp là yếu tô quan trọng đề đạt được thành công trong tương lai.

Theo Hall and Chandler (2005), “khả năng thích ứng nghề nghiệp được định nghĩa như là khả năng của mỗi cá nhân, sự sẵn sảng và động lực đối với thay đôi”.

Theo Rossier, Zecca, Stauffer, Maggion and Dauwalder (2012), “khả năng thích

ứng nghé nghiệp có thé được định nghĩa như là sự phản ứng sẵn sàng của mỗi người và nguồn lực dé đối mặt mà mỗi người sử dụng để dự tính, khám phá và quyết định liên quan đến kha năng tương lai của nghề nghiệp”.

Theo E.A. Ermoleava (1969), “thích ứng nghề nghiệp là quá trình thích nghỉ của người lao động trong tập thể”.

Theo N.I. Ivanov, A.V. Cleremov (1973), “thích ứng nghề nghiệp là một quá trình phức tạp và nhiều mặt. Thích ứng nhanh hay chậm đối với việc học tập và thực hành nghề nghiệp ở trường đại học có tương quan rất lớn với kết quả học tập”.

Theo A.Kh. Roxtunov (1984), “sự thích ứng là một quá trình tiếp cận phức tạp của sinh viên đối với các điều kiện và nhiệm vụ của các trường Đại học, nhờ sự “rung động” về tâm lý và đạo đức của họ nhằm phù hợp với các đòi hỏi mới của hoạt động”.

Lý thuyết về khả năng thích ứng nghề nghiệp (Savickas, 1997) đưa ra quan

điêm về ngữ cảnh và văn hóa vào sự thích ứng xã hội va phát trién con người. Tập

trung nghiên cứu sự thích ứng của mỗi cá nhân trong việc chuẩn bị và tham gia vào bất kì vị trí nào của công việc, nghiên cứu cách mà họ đối mặt với sự chuyền đôi công việc và thay đôi môi trường làm việc. Một số tài liệu cho biết các nhà nghiên cứu từ 18 quốc gia (Úc, Bi, Brazil, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Thụy ST, Đài Loan và Hoa Kỳ) trong suốt 4 năm đã cùng nhau nghiên cứu xây dựng thang đo khả năng thích ứng nghề nghiệp. Sau quá trình nghiên cứu lâu dài, các nhà nghiên cứu đúc kết rằng khả năng thích ứng nghề nghiệp gồm có 4 thang đo, cụ thể: khả năng quan tâm (Concern), khả năng kiểm soát (Control), khả năng khám phá (Discovery) và khả năng tự tin

(Confidence).

Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh tính hữu ích của các khía cạnh khả năng thích ứng nghề nghiệp liên quan đến nhiều loại nghề. Ví dụ, một nghiên cứu của Tolentino et al. (2014) báo cáo rằng tính cách chủ động, định hướng mục tiêu học tập và sự lạc quan trong nghề nghiệp liên quan đáng ké đến bốn khía cạnh khả năng thích ứng nghề nghiệp. Zacher (2014) đã báo cáo rằng các khía cạnh về khả năng thích ứng nghề nghiệp là mối quan tâm và sự tự tin dự đoán sự hài lòng trong nghề nghiệp và hiệu suất nghề nghiệp báo cáo dựa trên các đặc điểm tính cách của Big Five và đánh giá cốt lõi trong một mẫu không đồng nhất về người lao động Úc. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi De Guzman và Choi (2013) báo cáo rằng bốn khía cạnh khả năng thích ứng nghề nghiệp dự đoán kỹ năng làm việc nhóm trong một nhóm sinh viên trường kỹ thuật. Trong một nghiên cứu về sinh viên tốt nghiệp đại học Trung Quốc, mối quan tâm và sự kiểm soát đã được báo cáo để dự đoán trực tiếp hiệu quả tìm kiếm việc làm và sự kiểm soát có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phù hợp của con người - tô chức, sự phù hợp với nhu cầu - khả năng và sự phù hợp với nhu cầu - nguồn cung ứng (Guan et al., 2013). Khả năng thích ứng nghề nghiệp cũng được phát hiện có mối liên hệ ngược chiều với căng thắng và cùng chiều với hạnh phúc trong công việc cho thấy rằng kha năng thích ứng nghề nghiệp là một cơ chế mà qua đó mọi người tìm thấy

công việc lý tưởng của minh (Johnston, Luciano, Maggiori, Ruch, & Rossier, 2013).

Trong một khía cạnh liên quan, Maggiori, Johnston, Krings, Massoudi va Rossier

(2013) đã báo cáo rằng các nguồn lực về khả năng thích ứng nghề nghiệp liên quan

tích cực đến việc mang lại hạnh phúc trong nghề nghiệp và làm trung gian một phần mối quan hệ giữa sự căng thang và sự không an toàn trong công việc.

3.1.2. Các thang đo của khả năng thích ứng nghề nghiệp

Dựa trên tài liệu của các nhà nghiên cứu nêu trên, kha năng thích ứng bao gồm bốn khía cạnh: khả năng quan tâm, khả năng kiểm soát, khả năng khám phá và khả

năng tự tin.

- Kha năng quan tâm đến nghề nghiệp hiện tại và phát triển nghề nghiệp trong tương lai giúp mỗi người nhìn xa trông rộng và sẵn sàng đón nhận những gì sắp xảy ra. Quan tâm môi trường xung quanh dé nhanh chóng thích nghi với công việc, hòa nhập với tập thé và thay đối dé đáp ứng với yêu cầu công việc.

- Kha năng kiểm soát là năng lực kiểm soát những vấn đề có thể xảy ra trong công việc, đòi hỏi mỗi người có trách nhiệm với bản thân, có trách nhiệm với môi trường bằng cách sử dụng tố chất tự kỷ luật, nỗ lực và kiên trì.

- Kha năng khám phá thể hiện năng lực tìm hiểu, nhận biết vấn đề và sự thay đổi của môi trường xung quanh. Đồng thời, nhắc nhở mỗi người đặt mình vào những vai trò, môi trường và tình huống khác nhau dé khám phá những điều mới mẻ.

Ngoài ra, khám phá giúp phát triển tư duy, khả năng hiểu biết của bản thân về nhiều

lĩnh vực khác.

- Kha năng tự tin tạo động lực cho bản thân hiện thực hóa các kế hoạch, mục tiêu và thiết kế cuộc sống. Tự tin là yếu tố tâm lý, phan ánh kha năng có thé làm điều gì đó, là tố chất quan trọng trên con đường đi đến thành công trong sự nghiệp.

3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng nghề nghiệp

Các yếu tố tiền đề ảnh hưởng đến khả năng thích ứng nghề nghiệp chủ yếu tập

trung vào ba nhóm:

- Nhóm các yếu tố thuộc về cá nhân: trí tuệ cảm xúc, hy vọng và tinh than lạc quan, lòng tự trọng và tính chủ động, định hướng thời gian, phong cách sống đương đầu với áp lực,...

+ Theo Daniel Golman, “ trí tuệ cảm xúc là một năng lực quản lý bản thân và

các mối quan hệ của bản thân với người khác, làm việc nhóm hiệu quả, dẫn dắt người khác và dự báo tương lai”. Trí tuệ cảm xúc thé hiện những tác động tích cực về mặt

năng suất và hiệu quả, duy trì cái nhìn lạc quan về cuộc sống, vượt qua trở ngại của cuộc sông.

+ Sự hy vọng như là trạng thái thúc đây tích cực dựa trên một cảm giác bắt nguồn từ sự tương tác giữa định hướng mục tiêu thành công và cách thức đạt mục tiêu (Snyder và cộng sự, 1991). Snyder cũng lý giải thêm rằng hy vọng là một trạng thái suy nghĩ hay trạng thái hiểu biết mà một cá nhân có thể thiết lập các mục tiêu và sự kỳ vọng mang tính thực tế nhưng cũng day thách thức và thông qua sự quyết tâm dé dat

được mục tiêu. Seligman (1998) định nghĩa sự lạc quan là phong cach tự giải thích ma

một cá nhân cho rằng các sự kiện tích cực xảy ra do các nguyên nhân mang tính cá nhân, lâu dài và sức lan tỏa rộng; và giải thích các sự kiện tiêu cực dưới quan điểm do các yếu tô bên ngoài, mang tinh tạm thời và cụ thé theo tình huống gây ra. Theo Bruininks and Malle (2005), hy vọng và lạc quan có thể thay thế cho nhau vì cả hai đều mang ý nghĩa kỳ vọng tích cực trong tương lai.

+ Theo Rosenberg (1965), lòng tự trọng là thái độ thuận lợi hoặc không thuận

lợi đối với bản thân của cá nhân. Cũng có thé nói, lòng tự trọng là sự đánh giá chủ quan về giá trị bản thân của một cá nhân (Orth và Robins, 2013). Chủ động là nắm quyền kiểm soát dé làm cho mọi thứ diễn ra hơn là xem mọi thứ diễn ra. Nó liên quan đến việc khao khát và nỗ lực mang lại sự thay đôi trong môi trường hoặc bản thân dé

đạt được một tương lai khác (Bindl & Parker, in press-b; Grant & Ashford, 2008).

+ Trong nghiên cứu của Psychol.Belg (1979) ông tích hop từ các tai liệu có

liên quan và đưa ra định nghĩa về định hướng thời gian được hiểu nôm na là mức độ

tham gia vào một việc gì đó được tính toán trong tương lai.

+ San sàng đương dau với áp lực nghĩa là bản thân luôn chuẩn bị tâm lý cho những van đề khó khăn, những mâu thuẫn trong chính bản thân mình và các mối quan

hệ xung quanh.

- Nhóm các yếu tố thuộc về gia đình, xã hội: mong đợi của cha me, sự hiểu thảo, sự hỗ trợ của cha mẹ, hỗ trợ của xã hội,...

+ Cha mẹ luôn đặt sự kỳ vọng ở con cái, họ mong muốn con cái thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Kỳ vọng là mong mỏi, hy vọng ở ai đó về một điều gì đó trong tương lai.

+ Hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người, được thể hiện qua nhiều hành động bộc lộ sự tôn trọng đối với những người nuôi nắng và dạy dỗ chúng ta nên người. Trong cuộc song, nhiéu người xem gia đình là động lực dé cố

gắng trong công việc cũng như trong việc thích nghi, hòa nhập với môi trường xung

quanh.

+ Sự hỗ trợ của cha mẹ thé hiện không chỉ thông qua vật chất mà quan trọng hơn hết là yếu tố tinh thần. Sự thừa nhận năng lực hay sự động viên, khích lệ khi thất bại mang lại giá trị tỉnh thần vô cùng to lớn đối với mỗi người.

+ Bên cạnh gia đình, các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp cũng có ý nghĩa đối với mỗi người khi được thỏa mãn nhu cầu chia sẻ, lắng nghe và đồng thời cũng

nhận được những lời khuyên có giá trị.

- Nhóm thuộc về đặc điểm nghề nghiệp và tổ chức: giá trị công việc, các kỹ năng nghề nghiệp, sự đa dạng về nghề nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, phong cách lãnh

dao,...

+ Nhà tâm lý học người Mỹ Super (1970) cho rang giá trị quan trong công việc là những mong muốn nội tại của cá nhân và những hành vi trong công việc nhằm theo đuổi những tính chất có thé đạt được trong công việc. Một khái niệm khác từ nhà

tâm ly học Elizui (1984) nhận định giá tri quan trong công việc là sự phán đoán những

giá trị thu được từ kết quả của hành vi trong công việc và hành vi đó tại môi trường làm việc. Giá trị quan trong công việc là một hệ tư tưởng nội tại trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi.

+ Kỹ năng nghề nghiệp là yêu cầu về những khả năng co bản cần phải có dé thực hiện công việc và là yếu tô để đánh giá năng lực của nhân viên trong quá trình làm việc. Để đạt được thành công thì việc trau dồi, rèn luyện các kỹ năng sẽ mang lại

hiệu quả tích cực.

+ Trong thời đại 4.0, hàng loạt công việc ra đời đồng nghĩa sự đa dạng nghề nghiệp cũng tăng cao, đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng để đáp ứng được nhu cầu công việc.

+ Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong

suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó chi phối hành vi của mỗi

thành viên trong một doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và

được coi là truyền thông riêng của mỗi doanh nghiệp.

+ Theo Newstrom, Davis (1993), phong cách lãnh dao là phương thức va cách

tiếp cận của một nhà lãnh đạo dé đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và

tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường

được thé hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ.

3.1.4. Các hệ quả của khả năng thích ứng nghề nghiệp

- Kha năng thích ứng có mối quan hệ với các kỹ năng, niềm tin và chiến lược liên quan đến nghề nghiệp, công việc và cuộc sống. Khả năng thích ứng nghề nghiệp giúp nâng cao năng lực bản thân, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, tự tin giải quyết vấn đề và kiên trì theo đuổi mục tiêu.

- Nang cao khả năng thích ứng nghề nghiệp sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp, định hướng nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc và mở rộng con đường thăng tiến.

3.2. Quan niệm về việc làm thêm đối với sinh viên

Với quan niệm "Việc làm thêm", qua thu thập những thông tin thứ cấp, chúng

tôi xin nêu ra một vai quan niệm như sau:

Theo ông Định Văn Hường, chủ nhiệm Khoa Báo chí ở một trường tại Hà Nội:

“Việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ

gia đình với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích luỹ kinh

nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sông...”.

Anh Quách Minh Cường, quản lý nhân sự công ty TV Plus lại cho rằng: “Việc làm thêm theo quan điểm của tôi chỉ đơn giản chính là các bạn sinh viên chủ động tham gia các hoạt động xã hội ở các tô chức trong và ngoài trường dé tích luỹ kinh

nghiệm cho bản thân”.

Và theo bạn Linh Hương, cộng tác viên Ban Tuyên huấn —Văn phòng Đoàn tại một trường Đại học ở Hà Nội: “...với riêng tôi, được làm cộng tác viên Ban tuyên huấn, được viết các bài báo cho Bản tin cũng là một cách làm thêm, vừa có dịp nâng cao các kỹ năng viết lách, vừa biết cách tổ chức và hoạt động của một tờ báo, lại có một khoản tiền nho nhỏ dé tiêu pha”.

Trên đây là một vài quan niệm về việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay, từ đó, có thể rút ra quan niệm chung về việc làm thêm như sau:“Viéc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công

ty, Các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập... với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống...”

3.3. Mô hình lý thuyết về khả năng thích ứng nghề nghiệp

Dựa trên lý thuyết của Savickas và các nhà nghiên cứu khác trên thế giới, mô hình lý thuyết về khả năng thích ứng nghề nghiệp được xây dựng như sau:

Hình 3.1. Khung Lý Thuyết về Khả Năng Thích Ứng Nghề Nghiệp

Nhóm các nhân

tố thuộc về cá Các kết quả

nhân mang lại cho bản thân Nhóm các nhân Khả năng

tô thuộc vé gia thích ứng

đình, xã hội nghề nghiệp ;

_ Các kêt quả

Nhóm các nhân tố mang lại cho thuộc về đặc điểm công việc

nghề nghiệp, tổ

chức Nguồn: Savickas, 2005

3.4. Mô hình nghiên cứu dé xuất

Sau khi tham khảo một số tài liệu có liên quan đến nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên, tôi đề xuất mô hình trong

nghiên cứu này như sau:

Hình 3.2. Mô Hình Nghiên Cứu Tác Giả Đề Xuất

Sự quan tâm Nâng cao năng HI H5 lực bản thân

Sự kiểm soát |_—HZ

H3 Kha năng TUNN Tang cơ hội phát

Sự khám phá H6 triên nghê

pe H4 nghiệp, cơ hội

Sete tn thăng tiên

Nguôn: Dé xuat của tác giả

Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu:

HI: Sự quan tâm có tác động trưc tiếp đến khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên H2: Khả năng kiểm soát có tác động trực tiếp đến khả năng thích ứng nghề nghiệp của

sinh viên

H3: Sự khám phá có tác động trực tiếp đến khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên H4: Sự tự tin có tác động trực tiếp đến khả năng thích ứng nghé nghiệp của sinh viên Hã: Khả năng thích ứng nghề nghiệp giúp nâng cao năng lực bản thân

H6: Khả năng thích ứng nghề nghiệp tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp, tăng cơ hội thăng tiến trong tương lai

a. Sự quan tâm

Sự quan tâm (QT): Được hiểu là năng lực quan tâm đến nghề nghiệp hiện tại và sự phát triển sự nghiệp của mình trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản là việc hướng sự chú ý, hướng tình cảm, hành động của một người đến một sự vật, sự việc, con người trong môi trường xung quanh. Sự quan tâm được thể hiện ở rất nhiều khía

cạnh khác nhau cũng như mức độ khác nhau. Thông qua quan tâm, con người sẽ nâng

cao khả năng thích ứng dé phát triển những mối quan hệ, những công việc khác nhau trong cuộc sống. Đây là khía cạnh đầu tiên trong bốn thang đo khả năng thích ứng nghề nghiệp. Do đó, giả thuyết như sau:

HI: Sự quan tâm có tác động trực tiếp đến khả năng thích ứng nghề nghiệp của

sinh viên

b. Sự kiểm soát

Sự kiểm soát (KS): Là năng lực kiểm soát những vấn đề có thể xảy ra trong công việc, làm chủ được van đề phù hợp với môi trường nghề nghiệp của mình. Đồng thời, sự kiểm soát đòi hỏi mỗi người có trách nhiệm với bản thân, có trách nhiệm với môi trường làm việc bằng cách sử dụng tố chất tự kỷ luật, nỗ lực và kiên trì. Do đó, giả thuyết như sau:

H2: Khả năng kiểm soát có tác động trực tiếp đến khả năng thích ứng nghề

nghiệp của sinh viên c. Sự khám phá

Sự khám phá (KP): là năng lực khám phá, tìm hiểu, nhận biết những sự thay đổi

của môi trường xung quanh và cơ hội phát triên nghê nghiệp của mình một cách có

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. trường hợp: sinh viên đi làm thêm (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)