HUYỆN BẮC BÌNH - TINH BINH THUẬN
TONG 2.391,1 4.072 Nguôn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Binh
Công tác thống kê đất đai được tô chức thực hiện thường xuyên. Hàng năm, huyện chỉ đạo xã thông kê biến động đất dai, lập biểu thống kê dat đai nộp lên huyện dé tông hợp biểu thống kê đất toàn huyện.
Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm một lần. Năm 2020, việc kiểm kê đất đai được tiến hành đồng bộ ở các cấp, bộ số liệu của các xã, huyện được lập cả dạng giấy và số tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành của UBND xã, UBND huyện cũng như công tác quản lý đất đai của cơ quan chuyên môn.
6. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Trong xu hướng chung của thế giới, hệ thống quản lý đất đai ở nước ta đang trong giai đoạn được tin học hóa dé dam bao quản ly chặt chẽ, thủ tục hành chính dé dàng, tạo mối quan hệ gần gũi giữa nhà nước và người dân. Đề xây dựng hệ thống
thông tm thì phải phụ thuộc vào CSDL địa chính và tập hợp các qui trình, thủ tục,
công nghệ dé thực hiện việc thu thập, cập nhật, xử ly và phân tích dữ liệu một cách có hệ thống.
Xã Hoà Thắng đã tổ chức đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đang hoàn thiện cơ sở dit liệu quản lý dat đai.
Việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dit liệu quản lý dat đai xã Hòa Thắng nhằm giải quyết nhu cầu cap bách của chính quyên là nắm chắc quỹ đất ở địa phương, quản lý chặt chẽ việc biến động đất đai cũng như thỏa mãn nhu cầu được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và hiện đại hóa công tác quản lý đất đai bằng công nghệ thông tin giúp cơ quan quản lý đất đai quản lý ngày một tốt hơn;
giúp người sử dụng đất tiếp cận đất đai được dé dàng thuận tiện.
7. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
Nhìn chung, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được thực hiện khá tốt, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lắn chiếm... Tuy nhiên, khi giá trị đất đai ngày càng tăng lên, tình trạng tranh chấp, lắn chiếm, sử dụng sai mục đích... sẽ ngày cảng xảy ra nhiều hơn.
3.1.4. Nhận xét chung
- Điều kiện tự nhiên từ khí hậu thuỷ văn, địa hình, đất đai, tài nguyên, nguồn nước có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thúc day phát triển công nghiệp — tiểu thủ công nghiệp, thương mai và dịch vụ. Cây trồng, vật nuôi ngày cảng phát triển da dạng. Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa.
Địa phương có 23 km đường bờ biển rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lich. Vì vậy, xã khuyến khích và tao mọi điều thuận lợi cho các nhà đầu tư vào triển khai và xây dựng các loại hình du lịch trên địa bàn xã. Mong muốn ngành du lịch sớm phát triển nhằm thúc day góp phan sự phát triển kinh tế cho địa phương và
tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ dat có han), thì ap lực đối với đất đai của xã đã và sẽ ngày càng gay gat hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của xã. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu đài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: Tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bồ trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội cả hiện tại và trong tương lai.
- Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch,
quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp có những chuyên biến tích cực; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm về đất đai được tăng cường; các cấp, các ngành tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tranh chấp về đất đai đạt nhiều kết quả khá tốt.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã vẫn còn nhiều bất cập; tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai và quản lý trật tự xây dựng vẫn còn xảy ra như: lan, chiếm đất; chuyền mục dich sử dung đất, chuyền quyền sử dụng đất trái pháp luật; tự ý tách thửa, đầu cơ mua bán đất đai, hình thành các cụm dân cư không đúng quy hoạch, không gắn với kết câu hạ tầng; chuyển nhượng không đúng quy định dé trục lợi... công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hòa Thang thì việc phối hợp giữa Phòng TN&MT, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bắc Bình và UBND xã Hòa Thắng chưa chặt chẽ; một số cán bộ UBND xã Hòa Thắng do quản lý yếu kém dé xảy ra tinh trang lan chiếm đất đai trên địa bàn xã.
UBND huyện Bắc Bình đã chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý, sử dung đất. Kiên quyết xử lý triệt dé các hành vi vi phạm về đất đai, nhất là quan lý chặt chẽ đất đai khu vực có vị trí xung yếu, phát triển du lịch, điện năng lượng mặt trời. Đồng thời chỉ đạo tổ chức tuyên truyền pháp luật về đất đai để nhân dân trên địa bàn xã Hòa Thắng thực hiện quản lý, sử dụng đất đúng quy định của pháp luật, không dé xảy ra điểm nóng về lấn chiếm, tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.
3.2. Tình hình lập, quản lý và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính xã Hòa Thắng 3.2.1. Tình hình lập và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính
3.2.1.1. Tình hình lập hồ sơ địa chính
Đối với tỉnh Bình Thuận công tác quản lý về đất đai trong những năm qua đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đến nay đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác quan lý đất đai trên địa bàn toàn Tinh. Tuy nhiên, dé phát huy hết tiềm năng, tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và quản lý một cách chặt chẽ, khoa học, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai. Đồng thời, dé tăng cường và nâng cao chỉ số cạnh
tranh CPL chỉ số tiếp cận đất đai; tích cực chuẩn bị cho việc xây dựng thị trường bất động sản về đất đai thì việc đầu tư mạnh mẽ cho công tác đo vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở đữ liệu quán lý đất đai là rất cần thiết.
Việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính xã Hòa Thắng nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của chính quyên là nam chắc quỹ đất ở địa phương, quản lý chặt chẽ việc biến động đất đai cũng như thỏa mãn nhu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dan và hiện đại hóa công tác quản lý đất đai bằng công nghệ thông tin giúp cơ quan quan lý đất dai quản lý ngày một tốt hơn; giúp người sử dụng đất tiếp cận đất đai được dé dàng thuận tiện.
Thực hiện Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Bình Thuận, về việc phê duyệt Thiết kế Ky thuật - Dự toán xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở đữ liệu quản lý đất đai của xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Năm 2014 đã thực hiện hoàn thành 159 tờ bản đồ địa chính (gồm 27 tờ tỷ lệ 1/1.000 và 132 tờ ty lệ 1/2.000) dé đưa vào tổ chức đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng và thành lập hệ thống 3 loại số: số địa chính, số mục kê, số cấp giấy chứng nhận tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai trên địa bàn xã Hoà Thắng.
Hệ thống bản đồ: trên địa bàn xã Hoà Thắng vào thời điểm hiện tại đang lưu trữ 2 hệ thống bản đồ:
- Ban đồ giải thửa đo đạc từ năm 1991 đến năm 2003, gồm 39 tờ, ty lệ 1/2.000 (dạng giấy). Day là tài liệu được dùng dé cấp giấy chứng nhận từ năm 1991 đến năm 2005, đo vẽ theo hệ tọa độ độc lập riêng lẻ từng khu, thành lập bản đồ bằng máy kinh
vĩ, máy bàn đạc, chưa được cập nhật chỉnh lý, độ chính xác thấp, không có các loại
tài liệu liên quan kèm theo như hồ sơ kỹ thuật, bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất. Đến nay đã cũ nát, tình hình thực tế biến động nhiều, do đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý đất đai ở xã Hòa Thắng.
- Ban đồ địa chính (dạng số, dang giấy), gồm 188 tờ, hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3°, kinh tuyến trục 108930” được đo đạc từ năm 2005 đến năm 2014. Day là hệ thong ban đồ được dùng dé cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất ké từ năm 2005
đến nay. Qua kiểm tra, đánh giá thì bản đồ này có độ chính xác cao, có các loại tài liệu liên quan kèm theo, đảm bảo cho việc sử dụng cấp GCNQSDĐ và các loại tài liệu lưu trữ địa chính theo quy định, góp phần quản lý đất đai và phục vụ thống kê dat dai, theo dõi biến động tốt hon. Cu thé như sau:
+ BDDC tỷ lệ 1/1.000 gồm 27 tờ;
+ BDDC ty lệ 1/2.000 gồm 154 tờ;
+ BDDC tỷ lệ 1/10.000 gồm 7 tờ (phục vụ công tác cấp giay chứng nhận dat lâm nghiệp cho cho Ban quản lý phòng hộ Lê Hong Phong dang quản lý và sử dung).
Bảng 3.4. Tổng hợp thông tin bản đồ địa chính trên địa bàn xã Hòa Thắng
; Tỷ lệ tờ Tổngsốtờ Tong Diện tích
Số TT : ; Ghi chú BDDC ban đồ số thửa (ha)
1 1/1.000 27 3.118 203,86 2 1/2.000 154 6.558 10.844.14 3 1/10.000 7 488 — 13.155,16
TỎNG 188 10.164 — 24.203,16 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận 3.2.1.2. Tình hình quản lý hệ thống hồ sơ địa chính
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo UBND tỉnh; Đảng ủy, Ban
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị tỉnh Bình Thuận đã rất chú trọng đầu tư kinh phí, nguồn lực thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, đến nay đã thực hiện nghiệm thu xong bản đồ địa chính được 66/124 xã, phường, thị trần trên toàn tỉnh, trong đó huyện Bắc Bình có 8/18 xã, thi tran (Luong Sơn, Hòa Thắng, Hồng Phong, Hồng Thái, Chợ Lầu, Hải Ninh, Phan Hiệp, Phan Ri Thành) và 25 xã đang đo đạc lập bản đồ, HSĐC từ năm 2020, trong đó huyện Bắc Bình có 7 xã (Bình Tân, Sông Liy, Phan Tiến, Phan Điền, Phan Lâm, Phan Sơn và Bình An).
Việc lập bản đồ địa chính chính quy, lập hồ sơ địa chính bằng công nghệ số bước đầu ban đầu đã giúp cho các nhà quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh phân loại được các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận, các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận không có biến động, các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có biến động
về ranh giới, mục đích sử dụng và chủ sử dụng; các thửa đất do UBND xã, phường, thị tran dang quản lý, sử dụng, các thửa dat do hộ gia đình cá nhân sử dụng, các thửa đất do các tổ chức sử dụng.
Việc phân loại như trên giúp UBND cấp xã, cấp huyện và cơ quan quản lý đất đai các cấp từng bước nắm chắc quỹ đất trên 3 tiêu chí cơ bản là chủ quản lý sử dụng, diện tích và loại đất; đồng thời cung cấp các thông tin cơ bản cần thiết về từng thửa dat dé thực hiện kê khai, đăng ký, cấp Giây chứng nhận và xây dựng CSDL QLĐĐ
theo quy định.
Với mục tiêu tất cả các biến động về đất đai đều phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định và phải được đăng ký dé cap nhat, chinh ly vao ban d6 dia chinh, hồ sơ địa chính lam cơ sở đảm bao quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, của nhà đầu tư; đồng thời giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển, thu hút đầu tư..., đòi hỏi công tác cập nhật, chỉnh lý các biến động đất đai là một trong những nhiệm vụ hết sức cần thiết, thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
Hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai một cấp của tỉnh Bình Thuận là cơ quan thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý các biến động về đất đai theo luật định. Công tác cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính đã được thực hiện nghiêm túc theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ địa chính. Việc cập nhật thông tin và chỉnh lý biến động vào bản đồ, HSĐC của UBND xã Hoà Thắng và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Bắc Bình thực hiện thường xuyên và chặt chẽ theo quy định, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:
- Thông tin về quy hoạch, chỉ giới giao đất... chưa được quan tâm chia sẻ giữa các cấp, các ngành, các don vi, dẫn đến thu hồi, giao đất có sự chồng chéo, sai lệch.
Việc thông báo thông tin các biến động về đất đai giữa Văn phòng đăng ký đất đai VỚI cấp xã không được thực hiện thường xuyên, mặc dù đã có quy trình, thủ tục thực hiện và trách nhiệm thực hiện cập nhật, chỉnh lý các cấp nhà nước quy định (Thông
tư 24/2014/TT-BNTMT ngày 19/5/2014).
- Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất chưa cao, tự ý chuyên mục đích sử dụng đất, chưa chủ động thực hiện khai báo khi có biến động đất đai như: Chuyển nhượng trái quy định, không đúng trình tự, thủ tục; làm thay đổi hiện trạng (đào ao, hạ mặt bằng...); lắn chiếm đất đai..., gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác cập nhật, chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính.
- Các tô chức thực hiện bôi thường giải phóng mặt bằng khi thực hiện thu hồi đất không thu hồi Giây chứng nhận, hoặc không chuyên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện chỉnh lý theo quy định đối với các thửa đất bị thu hồi toàn bộ hoặc một phần thửa đất.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ kỹ thuật tham mưu còn nhiều hạn chế; trang thiết bị thiếu và không đồng bộ; thực hiện cập nhật, chỉnh lý chưa tuân
thủ theo đúng quy trình, quy định.
- Công tác thanh, kiểm tra của các cấp đối với việc sử dụng đất đai không thường xuyên nên việc các cơ quan, tổ chức, người sử dụng đất sử dụng dat đai sai mục đích, thay đổi hiện trang sử dụng đất... vẫn diễn ra khá phô biến, trong khi không thực hiện đăng ký biến động, dẫn đến tài liệu bản đồ không phản ánh theo thực tế.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính
Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn xã Hoà Thang đã đo vẽ lập ban đồ, HSDC (dạng giấy và dạng số) được 188 tờ, hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục 108°30’ được đo đạc từ năm 2005 đến năm 2014 phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dat cho các đối tượng sử dụng dat, cụ thé:
- Thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp và dự án 16.000 ha, từ năm 2005
đến năm 2007 đã đo đạc và thành lap được 44 tờ ban đồ địa chính, tỷ lệ 1/2.000 (trong đó có 22 tờ chưa đo khép kín mảnh bản đồ) phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân. Hệ thống HSĐC có đầy đủ các hồ sơ, số sách, bảng biểu theo quy định, nhưng chưa được cập nhật xây dựng CSDL địa chính.
- Năm 2008, thành lập 07 tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 từ tư liệu bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 thực hiện theo Quyết định số 1727/QD- UBND ngày 04/7/2007 của UBND tỉnh Bình Thuận phục vụ cấp giấy chứng nhận
quyên sử dụng đất cho Ban quản lý phòng hộ Lê Hồng Phong và cũng chưa được xây
dựng CSDL địa chính.
- Năm 2014, thực hiện Dự án xây dựng hệ thống HSDC và CSDL QLDD của tinh Binh Thuận (gọi là Dự án tổng thé), xã Hòa Thắng đã do đạc và thành lập 159 tờ bản đồ địa chính (gồm 27 tờ tỷ lệ 1/1.000 va 132 tờ tỷ lệ 1/2.000, trong đó có 22 tờ ban do của dự án da dạng hóa nông nghiệp và dự án 16.000 ha chưa do khép kín mảnh) phục vụ đăng ky, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân. 159 tờ BDDC nay đã được đo đạc, cập nhật đầy đủ diện tích, ranh giới, thông tin các dự án của các tổ chức được giao thuê đất, đồng thời đã chỉnh sửa thửa đất bị chồng lấn diện tích do đo đạc, cấp Giấy chứng nhận trên nền các ban đồ có tỷ lệ khác nhau và thời điểm đo đạc khác nhau. Xử lý, tiếp biên kép kín ranh giới các khu đo
trước đây như khu đo của dự án đa dạng hóa nông nghiệp và dự án 16.000 ha (đo từ
năm 2005 đến năm 2007); khu đo đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 (năm 2008). Bộ
BĐĐC này có độ chính xác cao.
Như vậy trên địa bàn xã Hòa Thắng, đã thực hiện hoàn thiện hệ thống HSĐC, gồm cả dạng giấy và dang số, có đầy đủ ban đồ và các hồ sơ, số sách, bảng biéu theo quy định. Bộ hồ so địa chính nay đã giúp UBND xã Hoà Thắng quan lý tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, hiện trạng ranh giới các thửa đất của một sé khu đo trước đây bị biến động do đầu tư xây dựng các công trình, dự án, chuyển đổi mục dich sử dụng dat, thay đôi thông tin chủ sử dụng đất và tọa độ vị trí khu đo qua các thời kỳ khác nhau cũng chưa đồng bộ cần phải chỉnh lý bản đồ, HSĐC, đồng thời xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính dé quản lý đất dai.