KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 94 - 97)

Kết luận

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu qua quản lý đất đai hướng tới một hệ thống quản lý đất đai hiệu quả và minh bạch. Trên kết quả xây dựng CSDL địa chính tại xã Hòa Thắng, luận văn đã đúc kết được một số kết luận như sau:

1. Với vi trí địa lý cực kì thuận lợi dé phat triển du lich thi xã Hòa Thang dang dan hình thành va được xác định dé trở thành điểm du lịch vệ tinh cho thành phó Phan Thiết. Vì thế, các dự án nhằm quy hoạch và nâng cấp cơ sở hạ tầng xung quanh đây cũng đồng loạt được triển khai, giúp tạo cú hích và động lực cho kinh tế và du lịch địa phương phát triển. Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị khá cao nên tạo ra nhiều biến động đất đai khá lớn đã tác động đến cơ cấu sử dụng đất và làm đất đai biến động mạnh dẫn đến nhiều tổn tại trong công tác quản lý dat đai.

2. Hệ thông bản đồ và hồ sơ địa chính của xã Hoà Thắng được thành lập là điều kiện rất thuận lợi cho công tác quản lý đất đai của địa phương, góp phần nâng cao được chất lượng, hiệu quả và sự chính xác trong quản lý sử dụng đất.

3. Trong quá trình thực hiện, học viên đã cùng anh em kỹ thuật của đơn vi tư

vấn Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận tiến hành phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký Bắc Bình, UBND xã Hòa Thang và các đơn vị liên quan thu thập các hồ sơ, tài liệu địa chính sau đăng ký, cấp GCN. Sau đó rà soát, đánh giá, phân loại, sắp xếp hồ sơ, tài liệu và xây dựng CSDL địa chính, trong đó:

- Dữ liệu không gian địa chính được thê hiện đầy đủ thông tin trên 188 tờ bản đồ địa chính có cập nhật và chỉnh lý thông tin sau kết quả đăng ký, cấp GCN với tổng số thửa đất là 10.164 thửa.

- Dữ liệu thuộc tính địa chính tích hợp đầy đủ thông tin thuộc tính của thửa đất theo đúng thực trạng dữ liệu hồ sơ địa chính xã Hoà Thắng và kết quả đăng ký cấp

GCN tại thời điểm nghiên cứu, bao gồm: 2.191 thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận, 7.191 thửa đất chưa cấp Giấy chứng nhận và 180.132 trường thông tin dit liệu.

Việc xây dựng cơ sở dit liệu địa chính xã Hoà Thắng giúp thời gian thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm đi rất nhiều; thông tin đất đai được truy vấn, khai thác đơn giản, thuận tiện làm tăng hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, xây dựng CSDL địa chính tạo một công cụ hỗ trợ cho người quản lý, người sử dụng trong việc khai thác, sử dụng các thông tin thửa đất đã có được nhanh chóng, kịp thời và thường xuyên đến mọi đối tượng trong xã hội; đồng thời, tạo tiền dé dé hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai về trình độ của đội ngũ công chức và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của địa phương.

4. Dé xây dựng một CSDL hoàn chỉnh, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phải có quy định pháp lý rõ về chuân CSDL nhằm dat được sự thống nhất giữa các địa phương. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cấp cũng như các ban ngành có liên quan;

- Phải có quy định cụ thé về quy trình và định mức xây dựng CSDL địa chính nhằm giúp địa phương xác định rõ hướng đi cũng như đảm bao chi phí góp phan rút ngắn thời gian thực hiện dự án;

- CSDL hoàn chinh phải chứa đầy đủ thông tin đất đai trong quá khứ và hiện tại. Tuy nhiên, do biến động đất đai xảy ra thường xuyên và liên tục nên đòi hỏi cần phải nhanh chóng xây dựng CSDL địa chính ban đầu và đưa vào vận hành song song với quá trình xây dựng CSDL địa chính quá khứ nhằm không làm phát sinh thêm hồ sơ biến động nằm ngoài CSDL, đồng thời đảm bảo tính khả thi CSDL địa chính sau

khi nghiệm thu, bàn giao;

- Từng bước đảo tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên nghiệp hơn vừa am

hiểu về công tác chuyên môn và có kiến thức về công nghệ thông tin cùng hệ thống trang thiết bị phần cứng đáp ứng được các yêu cầu để vận hành tốt hệ thống.

Kiến nghị

- Thường xuyên cập nhật và nâng cấp phần mềm ELIS đề đáp ứng được theo yêu cầu phát triển của xã hội, phục vụ tốt cho công tác quản lý đất đai của địa phương

giai đoạn hiện nay.

- Tiếp tục thực hiện hoàn thành hệ thống HSĐC chính quy các địa phương khác còn lại và tiến tới xây dựng hoàn chỉnh CSDL địa chính cấp xã, đến cấp huyện và cấp tỉnh dé đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác phục vụ tốt quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế — xã hội, quốc phòng — an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế; phát triển Chính phủ điện tử trong ngành tài nguyên và môi trường và đặc biệt là nhu cầu khai thác thông tin thường xuyên cho người dân và doanh nghiệp góp phần làm minh bạch thị trường bất động sản.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn trong việc đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính; tham mưu cho UBND huyện đối với công tác cấp Giấy chứng nhận lần đầu của Dự án tại địa phương. UBND huyện Bắc Bình cần có sự chỉ đạo và hỗ trợ về mọi phương diện cho Chi nhánh VPDK đất đai và UBND xã Hòa Thắng dé có thể tập trung phối hợp trong công tác vận hành, quan lý, khai

thác sử dụng dữ liệu địa chính hiệu quả, nhanh chong.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cần trú trọng từng bước đầu tư trang bị về hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp từ cấp Sở tới các cơ quan, bộ phận chuyên môn liên quan của cấp huyện, cấp xã đề đưa hệ thống cơ sở đữ liệu địa chính các cấp đi vào hoạt động, quản lý, vận hành, khai thác sử dụng. Bên cạnh đó, Sở cần tích cực quan tâm chỉ đạo, tổ chức dao tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết đối với cán bộ, công chức, viên chức liên quan của Sở tới cấp huyện, cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công

tác, bảo đảm thực hiện hiệu quả, an toàn việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính của địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)