Giải Pháp 1: Ổn Định Giá Cả và Thị Trường Tiêu Thụ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Đánh giá kết quả cổ phần hoá tại Công ty cổ phần vật tư xăng dầu tỉnh Bình Thuận (Trang 82 - 86)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bang 26: R?aux của các Mô Hình Hồi Qui Bổ Sung

4.5 Những Chính Sách Hỗ Trợ và Hoạt Động Can Thiệp Đối Với Người Trồng

4.7.1 Giải Pháp 1: Ổn Định Giá Cả và Thị Trường Tiêu Thụ

4.7.1.1 Cơ Sở Đề Xuất

Qua thực tế điều tra, nhân tố ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất mía và thu nhập của người trồng mía tại địa phương là do sự bấp bênh, thiếu ổn định trong giá cả thu mua. Giá mía nguyên liệu khi thì giảm xuống dưới 120.000đồng/TMC_ làm người trồng mía không tiêu thụ được do thừa nguyên liệu, nhưng đến khi thiếu mía thì việc tranh mua giữa các nhà máy diễn ra mạnh mẽ khiến giá mía bị đẩy lên cao đến 38§0.000đồng/TMC. Sự lên xuống này người dân khó mà nắm bắt được kịp thời. Từ đó, dẫn đến tình trạng nông dân không thể bỏ trồng mía vì đời sống của họ gắn liền với nghề trồng mía và bản thân họ cũng không muốn bỏ trồng mía, vì dù sao trồng mía cũng góp phần quan trọng trong nguồn thu nhập của họ, dù sao trồng mía cũng có thể tiêu thụ được dù cho giá cao hay giá thấp, do tại địa phương hiện có hai nhà máy lớn với công suất hoạt động mạnh, là đơn vị tiêu thu mía cây của vùng.

4.7.1.2 Biện Pháp Thực Hiện

Đối với Nhà Nước và chính quyển địa phương: Nên tạo một cơ chế thông thoáng cho các nhà máy đường và người dân trồng mía. Đồng thời phải có qui định cụ thể cho các bên có liên quan trong hợp đồng đầu tư và tiêu thụ mía. Theo để nghị và nguyện vọng của những người dân trồng mía thì Nhà Nước phải có chính sách bảo hiểm giá mía từ 3-4 năm, để khuyến khích người dân trồng mía an tâm đầu tư vào sản xuất cây mía.

Đối với nhà máy đường: Phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với người trồng mía, phải tiêu thụ hết lượng mía, không phải chỉ mua trong số lượng hợp đồng với nhà máy mà phải có tinh thần hợp tác tiêu thụ sản phẩm đối với những hộ nông dân không ký hợp đồng với nhà máy, nhằm tạo khách hàng mới cho các năm kế tiếp. Các nhà máy nên duy trì chế độ khen thưởng cho những người trồng mía đạt chử đường cao, phải áp dụng thống nhất các định mức tỷ lệ, cách xác định chử đường, trừ tạp chất một cách hợp lý, công khai, khách quan trên cơ sở chấp thuận của các ngành chức năng bởi vì đây là việc làm thiếu công bằng, có lợi cho các nhà máy, gây thiệt

83

hại cho người trồng mía. Mà hiện nay, nạn cò mua bán chử đường, cách tính chử đường ở nhà máy đường Bourbon - Tây Ninh đang làm cho người dân trồng mía tại địa phương rất băn khoăn, không yên tâm sản xuất.

Xét trên gốc độ thực tế, nếu không có mía nguyên liệu thì các nhà máy không thể hoạt động được. Chính vì vậy, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà máy đối với người trồng mía là phải mua bán song phẳng, đảm bảo tiêu thụ hết lượng mía người dân san xuất ra, phải công bằng, khách quan trong việc thử chữ đường, trừ tạp chất,...Tạo thuận lợi cho người trồng mía luôn có lãi, Ổn định thu nhập.

Đối với người trồng mía: phải giao đủ số lượng mía như trong điều khoản hợp đồng đã ký, mía giao phai đúng chất lượng, đúng thời gian qui định.

4.6.2 Giải Pháp 2: Tăng Vốn Sản Xuất 4.6.2.1 Cơ Sở Đề Xuất

Trong sản xuất nông nghiệp vốn là vấn dé hàng đầu trong sản xuất, nếu thiếu vốn dù có phương pháp khoa học kỷ thuật cũng không đạt được hiệu quả cao. Đối với cây mía thì chi phí đầu tư rất cao, mà giá cả thì chưa khích lệ người dân trồng mía.

Nếu đầu tư thấp thì năng suất mía kém, chất lượng giảm, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng mía. Cho nên việc hỗ trợ vốn sản xuất cho người trồng mía là hết sức quan trọng.

4.6.2.2. Biện Pháp Thực Hiện

Đối với nhà máy: Qua thực tế điều tra cho thấy, đa số người dân trồng mía tại đây đều ký hợp đồng nhận vốn dau tư của nhà máy đường, với lãi suất hàng tháng là 0,81%. Nhà máy đầu tư trồng mới 8 triệu déng/ha và chăm sóc mía gốc là 4 triệu đồng/ha. Nhưng với nguồn vốn này cũng chưa thực sự đáp ứng được nguồn vốn sản xuất cho người trồng mía. Cho nên vào niên vụ mới 2005-2006, để khuyến khích hơn

nữa người dân đầu tư vào trồng mía, mở rộng vùng nguyên liệu, công ty đã tăng vốn đầu tư từ § triệu lên 9 triệu/ha cho trồng mới và tăng từ 4 triệu lên 5 triệu/ha cho chăm sóc mía gốc. Đồng thời hỗ trợ thêm 1 triệu đồng khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng sang trồng mía ở vùng đất thấp. Hy vọng với điều kiện tăng vốn sản xuất như trên vào năm nay nông dân trồng mía sẽ tăng thêm lợi nhuận.

Đối với ngân hàng

-Điều kiện thủ tục vay: cần tương đối đơn giản và thuận tiện để mọi người dân đều có thể vay vốn. Có thể áp dụng hình thức tín chấp cho một số hộ nghèo khó không có tài sản hoặc không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất.

-Mức vay: Đối với những hộ vay vốn của ngân hàng thì dé nghị ngân hàng cần nâng mức cho vay lên tương tự như mức đề nghị đối với nhà máy.

-Lãi suất vay: Những người trồng mía có vay vốn của ngân hàng cho rằng lãi suất ngân hang áp dụng ở mức 1% tháng là còn cao, dé nghị ngân hàng nên giảm xuống khoảng 0,7 đến 0,81%/ tháng.

-Thời gian cho vay: Chu kỳ cây mía là từ 4 năm trở lên, do đó ngân hàng phải cho người trồng mía vay dài hạn, chỉ trả lãi khi thu hoạch để người trồng mía có đủ vốn trong sản xuất.

Đối với Nhà Nước và các cấp chính quyền: Cần đa dạng hóa hình thức đầu tư để người trồng mía có thể vay vốn được từ nhiều nguồn như: quỹ tín dụng nông thôn, quỹ XĐGN, ..Hạn chế hình thức vay nặng lãi và nhiều hình thức tín dụng thiếu lành mạnh. Nên có chính sách khuyến khích hợp lý để động viên người nông dân tự bỏ vốn ra trồng mía, hạn chế vốn nhàn rỗi trong nông dân. UBND các xã cần quan tâm đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất ở xã tập trung vùng nguyên liệu để người dân có điều kiện thế chấp, vay vốn đầu tư của nhà máy và ngân hàng

nr x À ` x ⁄ ⁄

dé đầu tư trồng và chăm sóc mía.

85

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Đánh giá kết quả cổ phần hoá tại Công ty cổ phần vật tư xăng dầu tỉnh Bình Thuận (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)