Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại nhcsxh tỉnh hậu giang (Trang 56 - 59)

7. Bố cục

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

kiếm nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và tổ chức kinh tế với hình thức triển khai huy động tiết kiệm ở tất cả các tổ TK&VV có chất lượng hoạt động khá trở lên, chủ động thực hiện huy động vốn theo chỉ tiêu huy động vốn được cấp bù lãi suất do NHCSXH Việt Nam giao trên cơ sở tìm kiếm nguồn vốn có lãi suất thấp.

3.2: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng hàng

Triển khai và thực hiện tốt các chỉ tiêu tín dụng hàng năm, tham mưu kịp thời để Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH các cấp giao chỉ tiêu tín dụng đến từng khóm ấp và chỉ đạo Ban XĐGN xã, phường, thị trấn, Hội đoàn thể, Ban quản lý tổ TK&VV cùng với NHCSXH địa phương nhanh chống triển khai nguồn vốn đến tận tay hộ vay một cách có hiệu quả nhất.

Tham mưu cho UBND, kết hợp với Hội đoàn thể và ban ngành liên quan tổ chức điều tra, nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của từng chương trình trên địa bàn để từ đó đề xuất việc thay đổi phương thức đầu tư cho vay, hoàn thiện cơ chế cho vay của các chương trình.

Tham mưu cho UBND Tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện phải có trách nhiệm giúp đở tạo điều kiện và hỗ trợ người nghèo được tiếp cận các kiến thức, tiến bộ, khoa học, kỹ thuật, tổ chức lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyên ngư tạo nên sự đồng bộ trong việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người nghèo để áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng năng suất, sản lượng góp phần giúp cho người dân thoát nghèo một cách bền vững.

Tham mưu cho HĐND và UBND các cấp chỉ đạo các ban, ngành liên quan tiếp tục quan tâm tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động của NHCSXH thông qua việc: bố trí từ nguồn thu, tiết kiệm chi để chuyển qua NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.

Chi nhánh cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình theo kế hoạch đã được NHCSXH Việt Nam thông báo nhằm đạt kế hoạch chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đôn đốc Ban XĐGN nhanhc hống xét duyệt đối tượng vay vốn nhưng phải đảm bảo đúng đối tượng theo quy định, đồng thời chỉ đạo các phòng giao dịch nhanh chống triển khai các chương trình cho vay mới. Chi nhánh cần chủ động phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị nhận ủy thác và các cơ quan liên quan thường xuyên và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng, lập kế hoạch cho vay, giải ngân, chú trọng khâu kiểm tra việc sử dụng vốn của người vay để đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, bổ sung kịp thời những hộ thuộc diện hộ nghèo nhưng chưa được địa phương thống kê và các hộ tái nghèo để được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi theo các chế độ của Nhà nước.

Phải tìm tòi phương pháp cấp tín dụng cho phù hợp với thực tiển, quản lý vốn tín dụng Nhà nước trên nguyên tắc quản lý dân chủ công khai trước nhân dân, với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và tổ chức giao dịch giải ngân, thu nọ, thu lãi trực tiếp đến khách hàng, vốn tín dụng ưu đãi lãi suất, thủ tục đơn giản, vay vốn không phải thế chấp tài sản… mới đúng được địa chỉ người thụ hưởng chính sách.

chức kiểm tra đối chiếu nợ để xác định lại hộ vay vốn hộ nghèo hay đã thoát nghèo bền vững nhưng cố ý trì hoãn không hoàn trả vốn để có hướng tích cực thu hồi.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp, Hội đoàn thể và các ban ngàng có liên quan để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi một cách có hiệu quả nhất, thường xuyên cũng cố nâng cao chất lượng của tổ TK&VV bằng các lớp tập huấn nghiệp vụ,….

3.3: Tăng cường giám sát nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn

- Xét duyệt chặt chẽ trước khi cho vay và định kỳ hạn trả nợ linh hoạt, cán bộ tín dụng cần bám sát địa bàn, phân tích kỹ tình hình kinh tế của các hộ nhằm quyết định đúng mức vốn vay cần thiết, khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nhằm đạt đến mục tiêu chung của cả ngân hàng và hộ nghèo là hiệu quả sử dụng vốn.

- Cán bộ tín dụng cần phải tận tâm với công việc để đảm bảo công việc luôn có hiệu quả và có thể nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được vay vốn, gia hạn nợ và đầu tư vốn bổ sung nếu người dân sản xuất có hiệu quả. Nếu nợ quá hạn là do thiên tai, dịch bệnh thì ngân hàng nên gia hạn nợ và đầu tư vốn thêm để bà con yên tâm sản xuất kinh doanh để thu hồi được vốn và có thể trả nợ cho ngân hàng. Nếu nợ quá hạn là do người vay vốn chây ỳ không chịu trả thì cán bộ tín dụng cần phải kiên quyết xử lý triệt để, tránh tạo cho những người này cảm giác không trả gốc và lãi cho ngân hàng cũng không sao.

- Cán bộ tín dụng cần phối hợp chặt chẽ với viên chức địa phương để có thể theo dõi sát sao việc sử dụng vốn của người dân nhằm có biện pháp xử lý kịp thời khi có tình trạng xấu xảy ra.

- Cần tăng thêm cán bộ tín dụng để đảm bảo hoạt động khâu quản lý và giúp đỡ bà con nông dân trên từng địa bàn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại nhcsxh tỉnh hậu giang (Trang 56 - 59)