7. Bố cục
2.2.4: Các chỉ tiêu chung về tình hình cho vay hộ nghèo
tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Doanh số cho vay Triệu đồng 300.056 236.279 304.160 -63.777 67.881 Doanh số thu nợ Triệu đồng 132.602 62.731 163.627 -69.871 100.896
Dư nợ cho vay Triệu đồng 656.749 830.297 957.906 173.548 127.609 Nợ quá hạn Triệu đồng 12.406 14.163 19.797 1.757 5.634 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 622.824 779.720 1.006.251 156.896 226.531 Doanh số thu nợ/ doanh số cho vay % 44,19 26,56 53,80 -17,63 27,24 Nợ quá hạn/ % 1,89 1,71 2,07 -0,18 0,36
Bảng 2.7: CÁC TIÊU CHÍ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO
( Nguồn: Phòng kế hoạch - Nghiệp vụ - Tín dụng )
a. Doanh số thu nợ / doanh số cho vay
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiều đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao, càng tốt.
Xem xét số liệu trong bảng 2.8 ta thấy tỷ trọng DSTN/DSCV có sự tăng giảm không đồng đều và vẫn còn ở mức thấp cho thấy hiệu quả tín dụng của chi nhánh chưa cao do công tác phối hợp của ngân hàng với các hội đoàn thể nhận ủy thác và tổ trưởng tổ TK&VV trong công tác thu hồi nợ vẫn chưa chặt chẽ, hội đoàn thể chưa chỉ đạo kịp thời cho tổ trưởng tổ TK&VV nhằm xử lý những trường hợp chây ỳ, thiếu ý thức trả nợ, trả lãi, chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc xác nhận hộ còn nợ gốc lãi của ngân hàng trước khi giải quyết cho hộ vay cầm cố, hoặc bán đất, nhà chuyển sang địa phương khác sinh sống. Đồng thời, đối tượng vay vốn của NHCSXH chủ yếu sống bằng nghề nông nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Năm 2010, tình hình thời tiết lại có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của người dân nên người dân gặp khó khăn trong việc trả nợ
đúng thời hạn cho ngân hàng vì thế DSTN/DSCV chỉ đạt mức 26,56%, năm 2011 tăng lên 53,80% do người dân sản xuất có hiệu quả nên việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng dễ dàng hơn làm cho DSTN/DSCV tăng cao.
Tuy nhiên, ngân hàng đã nhận ra được sự khó khăn của bà con nông dân và để đảm bảo có sự gia tăng tương đối ổn định nên Ban lãnh đạo chi nhánh đã tìm ra nhiều biện pháp giải quyết thích hợp, chỉ đạo cán bộ tín dụng phụ trách trên địa bàn đẩy mạnh phối hợp với 4 hội đoàn thể và chính quyền địa phương trong công tác thu hồi nợ gốc, lãi. Đồng thời làm rõ trách nhiệm ủy thác của các hội đoàn thể,… để đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa NHCSXH với các đơn vị nhận ủy thác dần đi vào bài bản và hiệu quả.
b. Nợ quá hạn / tổng dư nợ
Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, nó nói lên hiệu quả tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng là rủi ro trong hoạt động cho vay và xảy ra khi khách hàng không trả nợ đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, làm cho ngân hàng bị động về vốn để duy trì hoạt động và hoàn trả cho người gửi tiền khi họ rút tiền hoặc khi đến hạn thanh toán. Đây là rủi ro lớn nhất và có tác động cơ bản đến sự an toàn của toàn bộ hoạt động ngân hàng.
Như đã phân tích ở những phần trước, dư nợ và nợ quá hạn của NHCSXH luôn tăng qua từng năm, điều này đã làm cho tỷ lệ NQH/TDN qua từng năm có sự thay đổi… Cụ thể: năm 2009 1,89%, và năm 2010 đã giảm nhẹ còn 1,71%, giảm 0,18% so với năm 2009. Năm 2010 đã có sự sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự quyết tâm xử lý nợ quá hạn của toàn chi nhánh và sự thận trọng của chi nhánh trong việc cho vay và gia hạn nợ. Đến năm 2011 lại tăng lên 2,07%. Có tình trạng này là do năm 2011 ngân hàng đã chuyển trạng thái nợ khoanh sang nợ quá hạn đối với những khoản nợ khoanh nhận bàn giao từ kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hết hạn nợ khoanh. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chỉ tiêu NQH/TDN của năm 2011.
c. Dư nợ / tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này giúp chúng ta đánh giá mức độ sử dụng vốn của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì kết quả hoạt động của Ngân hàng càng có hiệu quả. Hay nói cách khác, Ngân hàng đã cho vay được bao nhiêu trong tổng nguồn vốn đó.
Chỉ tiêu DN/TNV có sự tăng, giảm nhẹ ( năm 2010 là 0,01 lần, năm 2011 là -0,11 lần ) cho thấy ngân hàng luôn sử dụng vốn có hiệu quả, hộ nghèo
được tiếp cận vốn rất cao và ổn định qua từng năm với nhiều chương trình cho vay do chi nhánh triển khai. Và ngân hàng đã chuyển sang kênh tín dụng trung dài hạn nên dư nợ có cao cũng không đáng lo ngại.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH TỈNH HẬU GIANG
Với mong muốn đưa hệ thống NHCSXH trở thành một tổ chức góp phần ngày càng to lớn trong công cuộc XĐGN, tôi đã đề ra một số giải pháp thiết
- Nguồn vốn của chi nhánh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên Ban lãnh đạo cũng đề ra nhiều giải pháp khác nhau nhằm gia tăng nguồn vốn hoạt động
+ Đối với nguồn vốn từ TW: đánh giá lại các chương trình cho vay, phân tích nhu cầu cho vay vốn đề thực hiện mục tiêu XĐGN và khả năng thực hiện của chi nhánh để đề xuất mức tăng trưởng tín dụng cho từng năm một cách hợp lý và phân bổ vốn, tập trung ưu tiên cho các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Tổ chức tốt cho việc bình xét cho vay từ cấp cơ sở để đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích. Hướng đầu tư sắp tới của chi nhánh chủ yếu tập trung vào những mô hình, dự án được hình thành có hiệu quả trên địa bàn, hạn chế và dần chấm dứt việc đều tư dàn trải không hiệu quả.
+ Đối với nguồn vốn địa phương: chi nhánh cần tích cực tham mưu cho UBND Tỉnh, huyện trích một phần ngân sách để ủy thác cho chi nhánh nhằm dùng vào việc cho vay các đối tượng theo chỉ định của UBND Tỉnh, huyện
+ Đối với nguồn vốn huy động trong dân cư: chi nhánh cần chỉ đạo các phòng chức năng lập kế hoạch, giao chỉ tiêu huy động vốn cho các phòng giao dịch trực thuộc, thực hiện tốt khâu tuyên truyền vận động, cải tiến phong cách phục vụ, điều chỉnh lãi suất huy động cho phù hợp với lãi suất bình quân của ngân hàng thương mại trên địa bàn theo từng thời kỳ, đồng thời chủ động tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và tổ chức kinh tế với hình thức triển khai huy động tiết kiệm ở tất cả các tổ TK&VV có chất lượng hoạt động khá trở lên, chủ động thực hiện huy động vốn theo chỉ tiêu huy động vốn được cấp bù lãi suất do NHCSXH Việt Nam giao trên cơ sở tìm kiếm nguồn vốn có lãi suất thấp.
3.2: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng hàng
Triển khai và thực hiện tốt các chỉ tiêu tín dụng hàng năm, tham mưu kịp thời để Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH các cấp giao chỉ tiêu tín dụng đến từng khóm ấp và chỉ đạo Ban XĐGN xã, phường, thị trấn, Hội đoàn thể, Ban quản lý tổ TK&VV cùng với NHCSXH địa phương nhanh chống triển khai nguồn vốn đến tận tay hộ vay một cách có hiệu quả nhất.
Tham mưu cho UBND, kết hợp với Hội đoàn thể và ban ngành liên quan tổ chức điều tra, nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của từng chương trình trên địa bàn để từ đó đề xuất việc thay đổi phương thức đầu tư cho vay, hoàn thiện cơ chế cho vay của các chương trình.
Tham mưu cho UBND Tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện phải có trách nhiệm giúp đở tạo điều kiện và hỗ trợ người nghèo được tiếp cận các kiến thức, tiến bộ, khoa học, kỹ thuật, tổ chức lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyên ngư tạo nên sự đồng bộ trong việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người nghèo để áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng năng suất, sản lượng góp phần giúp cho người dân thoát nghèo một cách bền vững.
Tham mưu cho HĐND và UBND các cấp chỉ đạo các ban, ngành liên quan tiếp tục quan tâm tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động của NHCSXH thông qua việc: bố trí từ nguồn thu, tiết kiệm chi để chuyển qua NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.
Chi nhánh cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình theo kế hoạch đã được NHCSXH Việt Nam thông báo nhằm đạt kế hoạch chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đôn đốc Ban XĐGN nhanhc hống xét duyệt đối tượng vay vốn nhưng phải đảm bảo đúng đối tượng theo quy định, đồng thời chỉ đạo các phòng giao dịch nhanh chống triển khai các chương trình cho vay mới. Chi nhánh cần chủ động phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị nhận ủy thác và các cơ quan liên quan thường xuyên và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng, lập kế hoạch cho vay, giải ngân, chú trọng khâu kiểm tra việc sử dụng vốn của người vay để đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, bổ sung kịp thời những hộ thuộc diện hộ nghèo nhưng chưa được địa phương thống kê và các hộ tái nghèo để được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi theo các chế độ của Nhà nước.
Phải tìm tòi phương pháp cấp tín dụng cho phù hợp với thực tiển, quản lý vốn tín dụng Nhà nước trên nguyên tắc quản lý dân chủ công khai trước nhân dân, với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và tổ chức giao dịch giải ngân, thu nọ, thu lãi trực tiếp đến khách hàng, vốn tín dụng ưu đãi lãi suất, thủ tục đơn giản, vay vốn không phải thế chấp tài sản… mới đúng được địa chỉ người thụ hưởng chính sách.
chức kiểm tra đối chiếu nợ để xác định lại hộ vay vốn hộ nghèo hay đã thoát nghèo bền vững nhưng cố ý trì hoãn không hoàn trả vốn để có hướng tích cực thu hồi.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp, Hội đoàn thể và các ban ngàng có liên quan để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi một cách có hiệu quả nhất, thường xuyên cũng cố nâng cao chất lượng của tổ TK&VV bằng các lớp tập huấn nghiệp vụ,….
3.3: Tăng cường giám sát nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn
- Xét duyệt chặt chẽ trước khi cho vay và định kỳ hạn trả nợ linh hoạt, cán bộ tín dụng cần bám sát địa bàn, phân tích kỹ tình hình kinh tế của các hộ nhằm quyết định đúng mức vốn vay cần thiết, khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nhằm đạt đến mục tiêu chung của cả ngân hàng và hộ nghèo là hiệu quả sử dụng vốn.
- Cán bộ tín dụng cần phải tận tâm với công việc để đảm bảo công việc luôn có hiệu quả và có thể nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được vay vốn, gia hạn nợ và đầu tư vốn bổ sung nếu người dân sản xuất có hiệu quả. Nếu nợ quá hạn là do thiên tai, dịch bệnh thì ngân hàng nên gia hạn nợ và đầu tư vốn thêm để bà con yên tâm sản xuất kinh doanh để thu hồi được vốn và có thể trả nợ cho ngân hàng. Nếu nợ quá hạn là do người vay vốn chây ỳ không chịu trả thì cán bộ tín dụng cần phải kiên quyết xử lý triệt để, tránh tạo cho những người này cảm giác không trả gốc và lãi cho ngân hàng cũng không sao.
- Cán bộ tín dụng cần phối hợp chặt chẽ với viên chức địa phương để có thể theo dõi sát sao việc sử dụng vốn của người dân nhằm có biện pháp xử lý kịp thời khi có tình trạng xấu xảy ra.
- Cần tăng thêm cán bộ tín dụng để đảm bảo hoạt động khâu quản lý và giúp đỡ bà con nông dân trên từng địa bàn.
3.4: Về công tác tổ chức thực hiện nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng dụng tại Ngân hàng
Để hoạt động của chi nhánh được thuận lợi, an toàn và hiệu quả đó là một khối lượng công việc lớn trong khi biên chế tại mõi phòng giao dịch chỉ có 8 người, cần tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên làm nghiệp vụ có năng lực, có tâm huyết, yên tâm công tác ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời cần tổ chức sắp xếp lại bộ máy tổ chức từ Tỉnh đến địa phương, hoàn thiện mô hình tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ vững tay nghề, có năng lực lãnh đạo, có tâm huyết cũng như có khả năng tiếp thu tốt mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng nhằm có sự chỉ đạo nhanh chóng và kịp thời cho nhân viên thực hiện. Có như vậy, chi nhánh sẽ hoàn thành tốt hai mục tiêu cần thực hiện của một NHCSXH đó là: hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu XĐGN nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn, cân đối thu chi tài chính.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các Hội đoàn thể nhận ủy thác và chính quyền địa phương, tạo điều kiện tốt để các đơn vị nhận ủy thác thực hiện tốt sáu công đoạn ủy thác như hợp đồng đã ký, đồng thời tổ chức sơ kết sáu tháng, tổng kết năm để đánh giá chất lượng công việc cũng như kịp thời chấn chỉnh những bất cập trong qua trình thực hiện hợp đồng nhận ủy thác. Phối hợp với chính quyền địa phương và Hội đoàn thể để đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách kịp thời đến trực tiếp các hộ vay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, công khai trên các bảng thông tin tại các điểm giao dịch xã nhằm đảm bảo các chủ trương tín dụng của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng như quy trình thủ tục để được hưởng chính sách này từ NHCSXH Tỉnh Hậu Giang.
NHCSXH chủ động xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho thời gian tới và những năm tiếp theo chương trình Chính phủ phê duyệt để làm căn cứ thực hiện. Ngoài ra, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn vay để giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển SXKD, nâng cao mức sống, có khả năng trả được nợ cho ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính, kiện toàn tổ chức bộ máy để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động, phương thức chuyển tải vốn đến người nghèo và các đối tượng chính sách, cơ chế phối hợp với các tổ chức tài chính trị - xã hội trong việc ủy thác cho vay. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và tổ chức triển khai cung cấp các hoạt động dịch vụ về ngân quỹ, thanh toán, ngân hàng cho khách hàng để huy động thêm được nhiều nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cho vay.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức đối với cán bộ làm công tác tín dụng để phục vụ tốt công tác XĐGN theo nhiệm vụ chính trị được Chính phủ giao.
1: Kết luận
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, NHCSXH Tỉnh Hậu Giang