7. Bố cục
1.3.2.5: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại NHCSXH
Tỉnh Hậu Giang
Doanh số cho vay ( DSCV ): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định.
Doanh số thu nợ ( DSTN ): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Nợ quá hạn ( NQH ): là số tiền gốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản phí, lệ phí khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả.
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ( NQH / TDN ): tỷ lệ này cho thấy tình hình sử dụng vốn thực tế một cách có chất lượng nhất của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được trôi trãi và có chất lượng cao.
Hệ số thu nợ ( DSTN / DSCV ): thể hiện khả năng đôn đốc thu nợ của Ngân hàng, hệ số thu nợ càng cao cho thấy hoạt động ở lĩnh vực này càng mạnh, đồng thời cũng nói lên hiệu quả sử dụng vốn, khả năng đánh giá chính xác về phương án kinh doanh của khách hàng.
Vòng quay tín dụng ( DSTN / Tổng dư nợ ): có quan hệ mật thiết với DSTN của năm, DSTN càng cao thì vòng quay vốn tín dụng càng nhanh, theo nguyên tắc vòng quay vốn tín dụng càng cao thì càng tốt.
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH TỈNH HẬU GIANG
2.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang
2.1.1. Thực trạng kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh mới thành lập, có quốc lộ 61 và Kênh xáng Xà No là hai trục giao thông chính, tỉnh lỵ nằm phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Diện tích tự nhiên 1608 km2, tương đương 160.800 ha. Toàn tỉnh có 7 đơn vị trực thuộc gồm: 1 thành phố, 5 huyện và 1 thị xã. Có 21 xã, phường thuộc vùng khó khăn theo quyết định số 30/2007/QĐ-TTg.
Hậu Giang là tỉnh mang đậm tính đặc thù của vùng sông nước Cửu Long, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, giao thông đi lại rất khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thấp, hơn 80% dân cư sống bằng nghề nông nghiệp. Điều đó cho thấy người dân nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, trên 80% có nhu cầu vay vốn và phục vụ đời sống.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2005 – 2010 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, gắn liền với công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác không thể tách rời trong hoạt động kinh tế - xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội là công cụ không thể thiếu của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế, chính trị - xã hội trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tên giao dịch: Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hậu Giang.
- Địa chỉ: Đường Tây Sông Hậu, phường V, Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- Điện thoại: (0711) 3870026
- Fax: 0711.3870261 – 0711. 3870582
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 94/QĐ-HĐQT, ngày 17/03/2004 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Hoạt động của Chi nhánh theo đúng mục tiêu không vì lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Tại tỉnh đã thành lập được Ban đại diện Hội đồng quản trị của chi nhánh gồm 12 thành viên, do đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và đồng chí Giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội làm phó ban, các thành viên còn lại là trưởng các ban ngành có liên quan. Chi nhánh có 6 phòng giao dịch trực thuộc gồm: Phòng giao dịch thị xã Ngã Bảy, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang hiện nay tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ, được đào tạo cơ bản nhưng kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều trong hoạt động Ngân hàng, phương châm của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang hiện nay là “vừa làm, vừa học” để nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức của NHCSXH Tỉnh Hậu Giang tuân thủ theo cơ cấu tổ chức của NHCSXH Việt Nam ở tỉnh. Bao gồm hai bộ phận: Ban Đại diện Hội đồng Quản trị và Ban Giám Đốc NHCSXH cùng nhau quản lý điều hành hoạt động của NHCSXH Tỉnh Hậu Giang.
- Ban đại diện Hội đồng Quản trị của Chi nhánh gồm 12 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Giám đốc NHCSXH Tỉnh Hậu Giang và đồng chí Giám đốc Sở LĐTB&XH làm Phó Ban, các thành viên còn lại đều là các trưởng ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội có liên quan.
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
GVHD: Th.s Trần Thị Thanh Phương SVTH: Dương Thị Đầm
32
Kế hoạch Kế toán – Kiểm tra – Hành
Ban Đại Diện Hội đồng quản trị
đồng Ban Giám Đốc
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nghiệp vụ tín dụng)
2.1.3.2. Bộ máy hoạt động:
NHCSXH có hệ thống mạng lưới từ tỉnh xuống cấp quận, huyện, thị xã theo địa giới hành chính.
Điều hành NHCSXH Tỉnh Hậu Giang là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là các Phó Giám đốc và các trưởng phó phòng chuyên môn nghiệp vụ tại hội sở tỉnh.
* Tại địa phương:
- Phòng giao dịch cấp huyện là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, có trụ sở đặt các quận, huyện, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn.
- Tổ tiết kiệm và vay vốn: NHCSXH thực hiện phương thức cho vay đến người vay thông qua các tổ chức nhận ủy thác.
Sơ đồ 2.2: CƠ CẤU BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG NHCSXH TỈNH HẬU GIANG
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nghiệp vụ tín dụng) Hội đồng quản trị cấp tỉnh
Hội sở chính
Hội đồng quản trị cấp huyện
Phòng giao dịch cấp huyện
UBND xã, phường, ban XĐGN
2.2: Phân tích thực trạng và đánh giá kết quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH Tỉnh Hậu Giang đối với hộ nghèo tại NHCSXH Tỉnh Hậu Giang
2.2.1: Nguồn vốn cho vay của NHCSXH tỉnh Hậu GiangBảng 2.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG Bảng 2.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nguồn vốn TW 615.729 773.093 984.112 157.364 25,56 211.019 27,30 Vốn huy động 2.539 2.068 14.789 -471 -18,55 12.721 615,14 Nguồn vốn nhận ủy thác 4.556 4.559 7.350 3 0,06 2.791 61,22 TỔNG 622.824 779.720 1.006.251 156.896 25,19 226.531 29,05
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Tín dụng )
tăng 29,05% so với năm 2010. Trong đó nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất luôn là nguồn vốn từ Trung ương, khoảng 98% so với tổng nguồn vốn qua từng năm. Có tình trạng này là do ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nên ngân hàng gặp khó khăn trong khâu huy động vốn. Có thể thấy nguồn vốn từ trung ương là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của NHCSXH tỉnh Hậu Giang. Từ bảng số liệu cho thấy trung ương đã dành sự quan tâm rất lớn đến NHCSXH tỉnh Hậu Giang, cụ thể: năm 2009 là 615.729 triệu đồng, năm 2010 tăng 773.093 triệu đồng, tương đương 25,56% so với năm 2009; năm 2011 lại tiếp tục tăng lên 984.112 triệu đồng tương đương 27,30% so với năm 2010.
Mặc dù ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu huy động vốn do mức lãi suất của ngân hàng luôn thấp hơn các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, nhưng ngân hàng cũng đã cố gắng huy động vốn từ các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước để chủ động hơn trong công tác cho vay, kịp thời bàn giao vốn vay đến tay người dân. Đây cũng là điều đáng khích lệ và hy vọng trong tương lai ngân hàng sẽ huy động được nhiều nguồn vốn hơn nữa để phục vụ cho công tác cho vay.
2.2.2: Kết quả hoạt động của NHCSXH tỉnh Hậu Giang từ 2009 – 2011.
Qua bảng 2.2 cho thấy chênh lệch giữa chi phí và lợi nhuận của ngân hàng tăng, giảm không ổn định. Cụ thể: năm 2009 lợi nhuận là 15.999 triệu đồng, nhưng năm 2010 lợi nhuận là 14.468 triệu đồng, giảm 9,57% so với năm 2009. Năm 2011 lợi nhuận lại tăng mạnh lên 13.986 triệu đồng hay tăng 96,67% so với năm 2010. Nguyên nhân có sự tăng giảm như vậy là do ngân hàng có sự gia tăng về số lượng nhân viên, cũng như tăng lương và mua sắm thêm tài sản làm tăng chi phí của ngân hàng. Năm 2010 chênh lệch thu nhập và chi phí giảm vì ngân hàng tăng chi phí do chi trả cho việc huy động vốn và mua sắm thêm tài sản, xây dựng hoàn thiện trụ sở giao dịch để phục vụ cho công tác của ngân hàng là chủ yếu, trong khi đó thu nhập của ngân hàng lại giảm do việc thu lãi cho vay có giảm, đến năm 2011 mặc dù chi phí có tăng cao hơn so với năm 2009, 2010 do điều kiện sản xuất kinh doanh tốt, hoạt động sản xuất có lợi nhuận và có ý thức trả nợ cho ngân hàng nên đã nâng mức chênh lệch chi phí và thu nhập lên 13.986 triệu đồng tương đương tăng 96,67% so với năm 2010.
Nhìn chung, NHCSXH tỉnh Hậu Giang là một ngân hàng phục vụ vì người nghèo không phải vì lợi nhuận nên việc quan trọng nhất đối với ngân hàng là giảm hộ nghèo và giúp đỡ xã hội chứ không phải lợi nhuận của ngân hàng. Mặc dù các nhân viên của ngân hàng đã cố gắng tiết kiệm chi phí và làm
tăng thu nhập cho ngân hàng, nhưng năm 2010 nền kinh tế có nhiều biến động xấu đến đời sống của người dân, nhất là hộ nghèo nên việc tăng thu nhập của ngân hàng là một mục tiêu khó khăn và ngân hàng phải đầu tư thêm cơ sở vật chất nên làm tăng chi phí. Nhưng với sự cố gắng của ngân hàng và toàn bộ nhân viên của ngân hàng, tin rằng trong năm 2011 ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận và nhất là mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hậu Giang.
Bảng 2.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 33.142 32.907 57.047 -235 -0,71 24.140 73,36
Thu từ lãi cho vay 32.881 32.611 56.757,3 -270 -0,82 24.146,3 74,04
Thu từ dịch vụ thanh toán 9 8 81,86 -1 -11,11 73,86 923,25 Thu từ hoạt động khác 52 104 38,78 52 99,78 -65,22 -62,71 Chi phí 17.143 18.439 28.593 1.296 7,56 10.154 55,07 Chi về huy động vốn 94 116 342,9 22 23,58 226,9 195,6 Chi trả phí dịch vụ ủy thác cho vay
7.109 7.376 11.090 267 3,75 3.714 50,35
Chi về tài sản 2.687 3.319 3.492,9 632 23,58 173,9 5,24
Chi cho nhân viên 5.124 5.347 11.142 223 4,36 5.795 108,38
Chi cho hoạt động quả lý và công vụ 2.046 2.157 2.337,4 111 5,44 108,4 8,36 Chi khác 83 124 187,7 41 48,84 63,7 51,37 Chênh lệch thu nhập – chi phí 15.999 14.468 28.454 -1.531 -9,57 13.986 96,67
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Tín dụng)
2.2.3: Tình hình hoạt động tín dụng qua các năm (2009 – 2011)
Chương trình cho vay hộ nghèo là chương trình tín dụng chủ yếu của Ngân hàng và rất được Ngân hàng quan tâm nhằm thực hiện tốt công tác XĐGN, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, góp phần phấn đấu hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo.
Để hiểu rõ tình hình tín dụng của Ngân hàng qua các năm ta phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ theo chương trình cho vay.
2.2.3.1: Doanh số cho vay
Doanh số cho vay theo chương trình
Qua bảng 2.3 cho thấy, doanh số cho vay qua 3 năm tăng giảm không ổn định cụ thể năm 2009 là 300.056, năm 2010 là 236.279 giảm 21,26% so với năm 2009, đến 2011 là 304.160 tăng 28,73% so với năm 2010. Điều này không có nghĩa là chương trình cho vay hộ nghèo ngày càng không hiệu quả mà là do nguồn vốn cho vay hộ nghèo phân bổ từ trung ương không cao, không đồng đều qua các năm, và trung ương tập trung nguồn vốn để triển khai thêm nhiều chương trình cho vay mới dẫn đến tỷ trọng doanh số cho vay hộ nghèo của chi nhánh tăng trưởng không đều qua các năm.
Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập nhằm mục đích phục vụ người nghèo, nên chương trình cho vay hộ nghèo được xem là chương trình truyền thống của ngân hàng, và luôn chiếm tỷ trọng cao so với các chương trình cho vay khác, năm 2011 doanh số cho vay hộ nghèo tăng cao so với các năm trước ( năm 2010 là 65.258 triệu đồng, năm 2011 là 104.714 triệu đồng tăng 60,46% so với năm 2010) cho thấy nhu cầu được vay vốn của hộ nghèo cũng tăng so với các năm trước nên doanh số cho vay theo đó cũng tăng theo.
Bảng 2.3 : DOANH SỐ CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % HN 114.221 65.258 104.714 -48.963 -42,87 39.456 60,46 GQVL 19.699 15.703 17.319 -3.996 -20,29 1.616 10,29 HSSV 59.944 68.846 70.800 8.902 14,85 5.954 9,18 XKLĐ 237 122 290 -115 -48,52 168 137,70 SXKD 77.349 22.912 50.559 -54.437 -70,38 27.647 120,67 Mua nhà trả chậm - - 3.660 - - 3.600 100 NS&VSMT 27.088 12.636 36.633 -14.452 -53,35 23.997 190 Đồng bào DTTS KK 10 2.230 310 2.220 222 1.920 -86,1 Đồng bào DTTS - 17.250 430 17.250 100 -16.820 -95,51 HN về nhà ở 528 26.357 17.256 25.829 4892 -9.101 -34,53 TNVKK 980 5022 836 4.042 412,45 -4.186 -83,35 Cho vay khác - - 1353 - - 1.353 100 Tổng 300.056 236.279 304.160 -63.777 -21,26 67.881 28,73
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Tín dụng )
Công tác thu hồi nợ luôn được NHCSXH quan tâm nhằm để tạo nguồn vốn quay vòng, trong thời điểm nguồn vốn còn hạn chế, các Phòng giao dịch đã phối hợp với các cấp Hội đoàn thể, các ban ngành có liên quan, kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên đôn đốc hộ vay trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn.
Doanh số thu nợ theo chương trình
Bảng 2.4: DOANH SỐ THU NỢ THEO CHƯƠNG TRÌNH
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % HN 79.936 33.412 102.788 -46.524 -58,20 69.376 207,64
GQVL 15.834 9.365 10.335 -6.496 -40,86 970 10,36 HSSV 987 3.369 8.147 2.382 241,3 4 4.778 141,82 XKLĐ 777 549 590,98 -228 -29,34 41,98 7,65 SXKD 32.491 12.926 37.742 -19.565 -60,22 24.816 191,99 Mua nhà trả chậm 112 309 272,91 197 175,89 -36,09 -11,68 NS&VSMT 2.202 2.647 2.760,7 6 445 20,21 113,76 4,3 Đồng bào DTTS KK 25 41 26,70 16 64 -14,3 -34,88