CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank – CN Trung Kính giai đoạn
Bảng 2.2 : Kết quả kinh doanh của VPBank – CN Trung Kính 2016- 2019 Đơn vị: tỷ đồng
2016 2017 2018 2019
Doanh thu 1068,24 1167,9 1320,5 1532,4
Chi phí 680,944 845,55 940,196 1103,3
Tỉ lệ Chi phí/Doanh thu 0,637 0,724 0,712 0,720 Lợi nhuận trước thuế 387,246 322,35 380,304 429,1 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng VPBank – CN Trung Kính) Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Trung Kính giai đoạn 2016 – 2019 có sự biến động tích cực qua các năm. Cụ thể năm 2016, tổng doanh thu là 1068,24 tỷ đồng và tăng trưởng tốt vào năm 2019 với 132,4 tỷ đồng.
Các khoản thu của Chi nhánh chủ yếu từ nguồn thu lãi cho vay, chiếm khoảng 80% tổng thu. Tuy nhiên các khoản thu từ dịch vụ đang có xu hướng tăng.
Nguyên nhân chủ yếu là do chiến lược mở rộng các hoạt động dịch vụ tại chi nhánh.
Hiện nay, VPBank Trung Kính đang cung ứng rất nhiều các dịch vụ như : dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn, dịch vụ chiết khấu,…
Về chi phí của Ngân hàng cũng có diễn biến tăng dần qua các năm, tromg đó
khoảng trên 80% tổng chi. Điều này cũng hợp lý vì trong thời gian qua hoặt động tín dụng của chi nhánh được đẩy mạnh nhờ nguồn vốn dồi dào từ công tác huy động vốn nên phần lớn chi phí của chi nhánh là để trả lãi cho tiền gửi huy động và tiền vay. Tỷ lệ tổng chi/ tổng thu cho biết để có được một đồng thu nhập, ngân hàng cần phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí hay nói cách khác nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Các chỉ số này tại bảng trên qua các năm từ 2016 – 2019 đều nhỏ hơn 1 cho thấy tình hình hoạt động của chi nhánh vẫn ổn định và khả quan. Chi nhánh đã kiểm soát tốt các chi phí, qua đó góp phần ổn định lợi nhuận.
Hoạt động huy động vốn
Đối với mỗi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, nguồn vốn được coi là cơ sở quan trọng quyết định đến việc thành lập, mở rộng hoạt động kinh doanh. Đối với các ngân hàng, nguồn vốn luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. Nghiệp vụ huy động vốn tạo điều kiện và là tiền đề cho hoạt động của ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn dúng như để đáp ứng nhu cầu vốn cho nên kinh tế, VPBank luôn coi trọng huy động vốn là hoạt động trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng
- Phân tích dư nợ theo thời gian vay
Cũng như cách sắp xếp cơ cấu dư nợ chung của toàn ngành, VPBank chia Dư nợ theo thời gian cho vay thành 3 dạng: Nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ dài hạn. Cụ thể, tại Điều 10, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã ghi rõ “ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 năm; Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05 năm; Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn ho vay trên 05 năm”
VPBank CN Trung Kính trong giai đoạn 2016- 2019 đã tập trung ưu tiên cho Nhóm nợ ngắn hạn với các khoản vay lưu động và phát triển mảng vay tín chấp theo lương và bảng số liệu dưới đây thể hiện rất rõ điều này:
Bảng 2.3: “Dƣ nợ theo thời gian cho vay ban đầu” giai đoạn 2016 – 2019 ĐV: tỷ đồng
2016 2017 2018 2019
Nợ ngắn hạn
483,3 513,3 613,6 627,2
54,29% 52,9% 57,56% 52,7%
Nợ trung hạn
64,5 86,5 105,3 113,3
7,24% 8,91% 9,87% 9,5%
Nợ dài hạn
342,4 370,7 347,1 450,0
38,46% 38,1% 32,56% 37,79%
Tổng cộng 890,2 970,5 1066 1190,5
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VPBank - CN Trung Kính)
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VPBank - CN Trung Kính) Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng, VPBank – CN Trung kính những năm qua đã nỗ lực thực hiện các biện pháp cụ thể để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân nhằm mục đích đẩy mạnh dư nợ tín dụng và góp phần cho VPBank tăng thêm lợi nhuận đáng kể.
54.29 52.99 57.56 52.7
7.24 8.91 9.87
9.5
38.46 38.1 32.56 37.79
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
2016 2017 2018 2019
Hình 2.2: Dƣ nợ theo thời gian cho vay ban đầu giai đoạn 2016 – 2019
Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn
của CN Trung Kính có sự thay đổi tích cực. Cụ thể, tỷ trọng cho vay ngắn hạn đang cao nhất, chiếm hơn một nửa trong tổng dư nợ : năm 2016 là 54,29% tương ứng 483,3 tỷ đồng, năm 2107 là 52,9% tương ứng 513,3 tỷ đồng, năm 2018 là 57,56%
tương ứng với 613,6 tỷ đồng và năm 2019 là 52,7% với 627,2 tỷ đồng. Tiếp theo là Nợ dài hạn với tỷ trọng hơn 1/3“tổng dư nợ và có xu hướng tăng trưởng qua các năm.” Nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu, đều ở mức dưới 10%
tổng dư nợ với với mức chênh lệch không quá cao.
Lý do của việc “Nợ ngắn hạn” chiếm tỷ lệ chủ yếu yếu do NH ưu tiên hầu hết các “doanh nghiệp vừa và nhỏ” với các khoản vay vốn lưu động, cho vay ngắn hạn đối với các hộ kinh doanh và đặc biệt là mảng vay tín chấp theo lương hiện đang hoạt động rất phát triển tại VPBank.
- Phân tích dư nợ theo nghành
VPBank – CN Trung Kính là CN cấp 1, có quy mô tương đối lớn nên các lĩnh vực cho vay cũng rất đa dạng, cơ cấu vay được phân tích cụ thể như sau:
Bảng 2.4:“Dƣ nợ theo ngành giai đoạn 2016 – 2019”
(đơn vị: tỷ đồng)
Ngành nghề 2016 2017 2018 2019
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản 0 0 0 3
Thương mại, sản xuất và chế
biến 266,5 286,8 313,4 360,2
Kinh doanh BĐS 134,4 149,8 152,9 174,2
Xây dựng 151,3 170,8 189,1 210,5
“Kho bãi, vận tải, thông tin
liên lạc” 100,5 112.5 121,0 134,7
Cá nhân và các hoạt động
khác 210,5 250,6 289,6 307,9
Tổng 890,2 970,5 1066 1190,5
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VPBank - CN Trung Kính)
Theo sự chỉ đạo của hội sở chính, xét theo nghành nghề, VPBank – CN Trung Kính đầu tư vốn cho các mảng kinh doanh trọng tâm phục vụ phân khúc khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tín dụng tiểu thương.
Dựa vào bảng số liệu trên thì hai nhóm có tỷ trọng dư nợ chủ yếu tập trung là
“Thương mại, sản xuất và chế biến” và nhóm “cho vay cá nhân và các hoạt động khác”.Nhóm ngành được ưu tiên thứ 2 là “Xây dựng” với tỷ lệ khoảng 17 % và theo sau là nhóm “ Kinh doanh bất động sản” và “Kho bãi, vận tải, thông tin liên lạc”.
Những năm vừa qua đã đánh dấu thành công trong mảng kinh doanh tín dụng tiêu dùng”của VPBank – CN Trung Kính với đối tượng vay tiêu dùng chủ yếu là khách hàng cá nhân, đó là lí do tại sao cho vay “ Cá nhân và các hoạt động khác” có tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, đóng góp tạo nên phần lợi nhuận đảng kể cho NH này.
Nhóm ngành “Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” hầu như không có trong cơ cấu dư nợ của VPBank Trung kính do đây là ngành đặc thù, và CN thuộc vùng 3 ( vị trí trung tâm thành phố Hà Nội) không tiếp cận nhiều với các nhóm ngành này nên NH không đầu tư vốn nhiều cho vay ở hạng mục này.
Xét về nhóm “ Kinh doanh bất động sản”, đây là nhóm được VPBank – CN Trung Kính khá cẩn trọng trong việc cho vay vì tiềm ẩn nhiều rủi ro và CN cố gắng duy trì ở khoảng 15%. Năm 2016, cho vay BĐS của VPBank Trung Kính chiếm tỷ trong 15,09%, năm 2017 chiếm 15,4%, và các năm còn lại NH tiếp tục giảm tỷ trọng ở lĩnh vực này: năm 2018 chiếm 14,6% và 14,3% ở năm 2019. Điều này cho thấy định hướng của NH những năm tới sẽ không đặt trú trọng về cho vay ở hạng mục nhiều rủi ro này.
Theo quy định hiện hành của NHNN quy định giới hạn, “tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NH” cụ thể như sau: “NHNN sẽ tăng hệ số rủi ro đối với khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. Khoản cho vay với mục đích gián tiếp kinh doanh bất động sản cũng áp dụng hệ số rủi ro 200%. Ngoài ra, các khoản vay phải được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và một số điều kiện khác mới được áp dụng hệ số rủi ro là 50%.” (theo
nhà nước đã thống kê: “Trong 11 tháng năm 2019, cả nước có 603 doanh nghiệp kinh doanh BĐS hoàn tất thủ tục phá sản, tăng 38% so cùng kỳ năm 2018”
Theo phân tích của giới chuyên gia, việc NH siết chặt tín dụng vào bất động sản tuy có tác động tiêu cực tới nhiều chủ đầu tư bất động sản nhưng đây là một cơ hội để thanh lọc thị trường, giúp thị trường BĐS phát triển ổn định, bền vững hơn.
- Phân tích dư nự cho vay theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.5: “Dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2016- 2019”
(đơn vị: tỷ đồng)
2016 2017 2018 2019
Công ty TNHH 320.2 348.7 354.0 382.6
Công ty CP 108.9 108.3 127.8 169.7
Doanh nghiệp tƣ
nhân 170.4 193.2 236.7 250.3
Cho vay cá nhân và
cho vay khác 290.7 320.3 347.5 387.9
Tổng 890.2 970.5
1066 1190.5
( Nguồn: Báo cáo nội bộ VPBank - CN Trung Kính) Hình 2.3: Dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2016- 2019
( Nguồn: báo cáo nội bộ VPBank - CN Trung Kính)
0 20 40 60 80 100
2016 2017 2018 2019
32.65 33 32.59 32.58
19.14 19.9 22.2 21.02
12.23 11.15
11.98 14.25
35.98 35.95 33.23
32.15
Cho vay cá nhân và cho vay khác Doanh nghiệp tư nhân Công ty Cổ phần Công ty TNHH
Qua bảng thể hiện cơ cấu dư nợ theo đối tượng KH giai đoạn 2016- 2019 tại VPBank – CN Trung Kính có thể thấy nhóm “Cho vay cá nhân và cho vay khác”
đạt tỷ trọng rất ấn tượng. chiếm trên 30% tổng dư nợ và có xu hướng tăng dần theo các năm. Một vài năm gần đây FECredit ( vay tín chấp cá nhân) được coi là một trong những nhân tố rất phát triển mang lại nhiều lợi nhuận của VPBank. FE Credit đã đóng góp 43.4% trong tổng lợi nhuận của VPBank năm 2019 nói chung và kết quả của CN Trung Kính cũng thể hiện rõ được xu hướng này. Từ năm 2016 đến năm 2019. hạng mục cho vay cá nhân và cho vay khác tăng trưởng gần 100 tỷ. Đây cũng là định hướng của VPBank – trở thành một trong những NH bán lẻ đứng đầu tại Việt Nam.
Tại VPBank Trung Kính. dư nợ vay bán lẻ tập trung vào 2 mảng chính là
“Doanh nghiệp tư nhân” và “Cho vay cá nhân và cho vay khác”, gộp tỷ trọng của 2 nhóm này năm 2016 là 51,79%, năm 2017 là 52,5%, năm 2018 là 54,79% và chiếm 53,6% vào năm 2019. Việc CN tập trung vào bán lẻ là vì muốn chia nhỏ rủi ro đồng thời vì biên lợi nhuận cao. Bên cạnh việc phát triển được dư nợ tín dụng, cho vay bán lẻ còn giúp VPBank Trung Kính phát triển được các dịch vụ khác đi kèm như NH số. NH điện tử. thẻ tín dụng. bảo hiểm…
Về cơ cấu trong tổng dư nợ bán buôn, mảng cho vay “Công ty TNHH”
chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với “công ty CP”. Dư nợ vay của Công ty TNHH luôn chiếm khoảng 60-70% tổng dư nợ vay bán buốn. Điều này là dễ hiểu khi tại VPBank Trung Kính, đối tượng các KHDN chủ yếu thuộc phân khúc SME ( doanh nghiệp vừa và nhỏ). CN chủ yếu tài trợ vốn lưu động, phục vụ hoạt động kinh doanh nên trong trong 2 nhóm ngành này, dư nợ vay ngắn hạn được đẩy mạnh hơn vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, một phần dư nợ trung dài hạn dùng để hỗ trợ DN đầu tư TSCĐ. CN không tập trung vào mảng đầu tư dự án, do đây là mảng cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn, tính thanh khoản của các tài sản đảm bảo các công ty đưa vào đối với các khoản cho vay này cũng thấp hơn so với tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc PTVT khi cho vay ngắn hạn.