CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt
2.3.2. Hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân
Như đã nói ở trên, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – CN trung Kính là một ngân hàng có chất lượng tín dụng khá tốt, tuy nhiên trong hoạt động tín dung của Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế , cụ thể là:
Quy trình cấp tín dụng còn chƣa chặt chẽ, còn nhiều khâu mang tính hình thức.
Để mỗi hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng được phê duyệt và thì NH đã phải hoàn tất nhiều bước trog quy trình cho vay đúng quy đình để có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra. NH VPBank nói chung và VPBank Trung Kính nói riêng có những quy định trong công tác xét duyệt hồ sơ tín dụng như sau:
Các thành viên thuộc HĐQT không có quyền tham gia phê duyệt các hạng mục thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ của TGĐ, trừ trường hợp thành viên đó chính là TGĐ.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phải được phân tách rõ ràng, tránh việc xung đột lợi ích trong quá trình phê duyệt. Nghiêm cấm một cá nhân điều hành cả một quy trình hoặc một giai đoạn trong giao dịch ; đồng thời được giao những công việc có thể dẫn đến xung đột lợi ích cá nhân cho một thành viên ; Cần kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo không xảy ra những vi phạm.
Luôn cần có những biện pháp phòng ngừa hoặc xử lý rủi ro.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo ngăn chặn việc xung đột lợi ích cá nhân, buộc các bộ phận có chức năng như : bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận tái thẩm định ( nếu cần thiết ), bộ phận phê duyệt quyết định cấp tín dụng, bộ phận kiểm soát hạn mức RRTD ; quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD phải thẩm định độc lập với cá nhân.
Các quy định được đề ra đều hợp lý đối với những khoản vay lớn, có nhiều rủi ro, NH cần phải xét duyệt kĩ trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, nhưng đối với các trường hợp khoản vay nhỏ, không tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc này tốn. rất nhiều thời gian của NH cũng như của khách hàng, làm ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh, mang lại những trải nghiệm không tốt cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc này cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến các cán bộ phòng ban thẩm định tín dụng, nhỏ, không tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NH và các giám đốc hoặc phó giám đốc hoàn toàn có khả năng phê duyệt những khoản vay nhỏ, không tiềm ẩn rủi ro cho NH.
Hệ thống quản lý tài sản bảo đảm còn nhiều khuyết điểm
Cầm cố tài sản là biện pháp cử cánh trong việc quản lý CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG. Mặc dù vậy, việc xác định giá trị của các tài sản bảo đảm cũng như việc phát mại chủng khi rủi ro vỡ nợ xảy ra không phải là điều đơn giản. Hiện tại, các tài sản có giá trị nhỏ hơn 10 tỷ đồng vẫn được các CN đánh giá một cách chủ quan bằng cách khảo sát giá từ thị trường. Điều này đã gây ra những sự chênh lệch trong giá trị định giá và giá trị thực của tài sản do Chuyên viên thực hiện định giá không có đủ trình độ và kiến thức trong việc lựa chọn phương pháp khảo sát cũng như xác định độ tin cậy của phương pháp áp dụng.
Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của tài sản đảm bảo trong việc giảm thiểu rủi ro khoản cho vay và đã có những chuyển biến tích cực về cơ cấu dư nợ có tài sản bảo đảm như đã đề cập ở trên, song tại VPBank hiện vẫn chưa có một cơ chế đánh giá và quản lý tài sản bảo đảm chính xác và tin cậy.
Tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao
Năm 2017, VPBank bắt đầu chiến dịch tăng trưởng tín dụng nóng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của NH tăng cao. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của VPBank tiếp tục tăng cao, vượt quá mức tiêu chuẩn của NHNN đề ra ( < 3 % ). VPBank là NH dẫn đầu về cho vay tín chấp- một khoản mục tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà các NH thương mại đều có phần e dè, bên mạnh đó, về khoản thế chấp, tỷ trọng tài sản thế chấp là bất động sản vẫn chiếm rất lớn, trong khi đó, vay thị trường bất động sản đang bị “ mắc kẹt ”, tình trạng rất bất ổn, chính vì vậy việc chấp nhận tài sản thế chấp là bất động sản cùng nghĩa với chấp nhận rủi ro rất lớn tiềm ẩn cho NH. Chính vì vậy, NH cần phải thắt chặt quản trị RRTD, nhưng tỷ lệ nợ xấu NH tăng qua từng năm thậm chí vượt quá mức nợ xấu tối đa mà NH đề ra.
Điều này chứng tỏ, hệ thống quản trị rủi ro của NH làm việc chưa hiệu quả, chặt chẽ.
Công tác kiểm tra sau vay còn mang tính hình thức
Kiểm tra sau cho vay và lập báo cáo là công việc được yêu cầu thực hiện tối thiểu 03 tháng một lần. Dù vậy, trên thực tế, do số lượng khách hàng lớn, số lượng chuyên viên mỏng và áp lực kinh doanh khiến công tác kiểm tra sau cho vay hiện bị xem nhẹ, thực hiện qua loa hoặc viết báo cáo thống. Đây là một trong lỗ hổng phổ biến có thể dẫn tới rủi ro mất vốn cho NH khi NH không kịp thời cập nhật được tình
Chất lƣợng và năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế
Hầu hết các cán bộ tín dụng tại VPBank Trung Kính ở khoảng độ tuổi 24 đến 28, tức là kinh nghiệm và thời gian làm việc chưa quá lâu dẫn đến đôi khi vẫn có những khía cạnh chưa đáp ứng được nhu cầu, mức độ công việc có tính phức tạp và quan trọng như trong vấn đề tín dụng tại NH. Từ đó dẫn đến những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thẩm định cũng như hoàn thiện hồ sơ.
Bên cạnh đó, tại CN cũng có những trường hợp nhân viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm tuy nhiễn vẫn giữ thói quen làm việc cũ, không cập nhật tiếp thu những thay đổi mới theo sự biến đổi từng ngày của thị trường kinh tế và các vấn đề xã hội, vì vậy đôi khi vẫn đưa ra những quyết định sai hướng, chưa phù hợp với thời thế
2.3.2.2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động tín dụng của CN Trung Kính, trong bài viết này, tôi xin được chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính : nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế và tác động môi trường, nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ phía NH.
- Nguyên nhân từ nền kinh tế và tác động môi trường
Những biến động kinh tế không dự báo được là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.“Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khi xuất hiện những biến động kinh tế như lạm phát giá tăng ở một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì nhu cầu tín dụng tại Ngân hàng thay đổi rất lớn. Nhiều khách hàng có thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người không thể duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh, dẫn đến thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán vốn vay NH.
Thêm vào đó, nguyên nhân dịch bệnh cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh Trung Kính. Điển hình là thực trạng dịch Covid 19 vào cuối năm 2019 đầu năm 2020 đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đó có hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Sự gián đoạn các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gây ra sự sụt giảm về nhu cầu tín dụng. Cụ thể, tính đến cuối quý
I/2020, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,3%, mức tăng trưởng thấp nhất trong 6 năm qua.
Điều này cho thấy mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng yếu tố môi trường tự nhiên lại có sức ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng Ngân hàng.
- Nguyên nhân từ khách hàng
+ Khách hàng không có khả năng trả nợ :
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kinh doanh không theo kế hoạch đã đề ra hoặc đầu tư vào các hạng mục rủi ro cao, dẫn đến thua lỗ không trả nợ được cho NH. Khi các doanh nghiệp vay tiền của NH đều cần trình lên một bản kế hoạch kinh doanh. Thông thường, những kế hoạch kinh doanh không khả thi, hoặc hạng mục gkinh doanh rủi ro cao sẽ không được NH phê duyệt. Nếu hoạt động kinh doanh thất bại, dẫn đến thua lỗ thậm chí phá sản, các doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ cho NH.
Tình trạng tài chính doanh nghiệp kém, không ổn định cũng là một trong những tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Quy mô tài sản nguồn vốn nho Hà tỷ lệ nợ cao hơn vốn tự có là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tình trạng tài chính của doanh nghiệp yếu kém, kinh phí kinh doanh hạn hẹp, điều này chứng tỏ sự quay vòng vốn của doanh nghiệp chậm, lợi nhuận sinh ra không cao, từ đó dẫn đến khả năng trả nợ giảm.
+ Khách hàng cố ý không trả nợ
Doanh nghiệp có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của NH cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không thu hồi được nợ. Doanh nghiệp tạo các Thông tin, dữ liệu giả để lừa dối các cán bộ nhân viên của NH nhằm chiếm đoạt vốn. Nhiều trường hợp khách hàng còn mua chuộc nhân viên NH để làm giả hô sơ vay vốn. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin, gây khó dễ cho công tác thẩm định của NH
Khách hàng trốn tránh việc thanh toán nợ. Khi khoản vay đến hạn thanh toán, các cán bộ nhắc nợ sẽ có trách nhiệm nhắc nợ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, email, gặp trực tiếp. Nhiều khách hàng gây khó dễ cho việc thu hồi nợ của NH bằng cách không nghe máy, đổi số điện thoại,... Việc khách hàng trốn tránh
hồi được nợ sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của NH.
- Nguyên nhân từ Ngân hàng
+ Chính sách tín dụng : chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của NH. Chính vì vậy, nếu các chính sách tín dụng không phù hợp với đường lối phát triển kinh tế cũng như không đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, khách hàng sẽ không tin tưởng sử dụng dịch vụ của NH. Khi lượng khách hàng giảm sút, nguồn vốn và lợi nhuận của NH cũng theo đó mà giảm xuống. Theo đó, khi nguồn vốn giảm sút, việc chi tiêu cho hoạt động kinh doanh của NH sẽ gặp nhiều khó khăn.
+ Quy trình tín dụng : Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nó được tổ chức khoa học, hợp lý sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng. Khi các khoản vay không được thực hiện đầy đủ theo từng bước của quy trình, việc thẩm định thông tin của khách hàng sẽ không hiệu quả, dẫn đến NH không ra những quyết định không chính xác. Nếu NH cho những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, việc thu hồi nợ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
+ Kiểm soát nội bộ : Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của NH là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi NH. Nếu công tác kiểm soát nội bộ bị lơ là, NH sẽ không phát hiện được những lô hồng trong công tác quản lý chất lượng tín dụng bên cạnh đó cũng không phát hiện ra những sai sót trong quá trình thực hiện công tác quản trị, xử lý rủi ro để kịp thời khắc phục. Việc này tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác nâng cao chất lượng tín dụng của NH.
+ Tổ chức nhân sự : con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và tất nhiên nó cũng không loại trừ khỏi hoạt động của một NH. Đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực kém, thiếu hụt về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế sẽ không có hiệu quả công việc tốt, đặc biệt là đối với công việc có yêu cầu cao như thẩm định. Các cán bộ chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu sẽ không thể xác định được các thông tin cần thiết để NH ra quyết định cho vay, theo đó, NH có thể ra những quyết định cấp tín dụng không chính xác và mang lại rủi ro trực tiếp đối với NH.
+ Thông tin tín dụng: Vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh NH là hết sức quan trọng. Hệ thống thông tin không chính xác và thiếu linh hoạt sẽ khiến ban quản trị gặp nhiều khó khăn trong quá trình thẩm định, khi thông tin khách hàng không đầy đủ, hoặc thiếu chính xác sẽ khiến quá trình thẩm định không hiệu quả, không xác định được mức độ rủi ro của khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra quyết định phê duyệt hồ sơ vay vốn.
+ Tài sản đảm bảo: Trên thực tế, việc định giá tài sản đảm bảo khá mất thời gian và phức tạp, vì NH lại không có quyền tự thanh lý tài sản mà cần sự can thiệu của tòa á. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khách hàng cố ý sử dụng một tài sản để thể chấp nhiều bên nhằm chiếm đoạt vốn của NH. Trong trường hợp như vậy, NH sẽ không thể thu hồi được vốn vay khi khách hàng không thể trả nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại VPBank CN Trung Kính giai đoạn 2016- 2019, chương 2 đã giải quyết được những vấn đề sau:
Một là, khái quát chung về VPBank – CN Trung Kính và tình hình tín dụng tại chi nhánh
Hai là, từ thực trạng chất lượng tín dụng, bài nghiên cứu đã khái quát kết quả trên những mặt đạt được và chỉ ra các mặt hạn chế.
Ba là, từ những hạn chế đã rút ra, luận văn tập trung phân tích các nguyên nhân chủ quan từ phía NH và khách quan từ các yếu tố bên ngoài.
Như vậy, với các nội dung đã được giải quyết, chương 2 của luận văn đã hình thành cơ cở cho các giải pháp và kiến nghị đề xuấ trong chương 3 để góp phần hạn chế những vấn đề chưa tốt còn tồn tại cho CN Trung Kính