CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC TRONG HỌC
2.3 Đánh giá thực trạng động lực học tập của sinh viên vàhoạt động tạo động lực của Nhà trường
2.3.1 Ưu điểm của các hoạt động
Từ những kết quả học tập cũng như thực trạng về thái độ, cùng với các hoạt động tạo động lực từ phía nhà trường, có thể thấy phong trào học tập cũng như môi trường học tập của trường Đại học Thủy lợi hoạt động hiệu quả, thành tích học tập của sinh viên được đánh giá là cao.
Đối với sinh viên: Từ những điều tra sinh viên qua bảng hỏi, có thể thấy rằng sinh viên trường Đại học Thủy lợi có phong trào học tập tốt, đạt kết quả học tập cao.
Điều này được thể hiện qua các con số sinh viên được khen thưởng, sinh viên đạt khá giỏi chiếm số lượng lớn.
Cùng với đó, từ thực trạng hoạt động lực cho sinh viên của trường Đại học Thủy lợi, có thể thấy nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, những chính sách hay biện pháp nhà trường đưa ra trên thực tế đều đạt hiệu quả.
Dựa vào mô hình Herzberg để xét tính hiệu quả các hoạt động tạo động lực cho sinh viên của nhà trường, nhà trường đã dựa trên những nhu cầu thúc đẩy cơ bản cho sinh viên như điểm môn học,xếp loại học tập, cá phương pháp làm phong phú trong học tập…đã giúp sinh viên có những động lực rõ ràng hơn trong học tập. Trước nhất đó là mục tiêu cụ thể mỗi cá nhân đặt ra, có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Các yếu tố được nêu trên tác động trực tiếp tới tâm lý sinh viên, điều này được lý giải trên những nhu cầu được thừa nhận, đạt kết quả mong muốn, tiến bộ hơn từ mỗi người. Dựa trên những kết quả học tập của sinh viên cùng với cá hoạt động tạo động lực từ phía nhà trường, có thể kết luận việc áp dụng các biện pháp trên đạt hiệu quả cao đối với hầu hết các sinh viên.
Xét đến các yếu tố duy trì, các yếu tố này được nhà trường dành nhiều quan tâm và đầu tư, đặc biệt là đối với điều kiện học tập cũng như môi trường học tập của sinh viên. Những nhân tố về điều kiện học tập, môi trường học tập, học bổng cho sinh viên,
… của trường Đại học Thủy Lợi có thể coi là một thế mạnh. Với những điều kiện tốt nhất, sinh viên có đủ điều kiện và khả năng để học tập đạt kết quả cao nhất.
2.3.2 Hạn chế còn tồn tại
Ngoài những ưu điểm đã đạt được thì trên thực tế hoạt động học tập của sinh viên và hoạt động tạo động lực của nhà trường vẫn còn có những tồn tại nhất định. Cụ thể:
Kết quả học tập của sinh viên trong toàn trường chưa cao, chưa đồng đều giữa các Khoa trong trường.
Cụ thể, theo thống kê, Khoa Kinh tế và Quản lý có thành tích học tập tốt nhất, năm học 2012- 2013 Khoa có số sinh viên xếp loại khá giỏi là 7,71% điểm A, 27,63%
điểm B, 35,72% điểm C, 7,81% điểm D+, 10,62% điểm D, 5,63% điểm F+, 4,48%
điểm F. Sau đó tới cácKhoa kỹ thuật tài nguyên nước, Khoa Công trình…Cuối cùng là Khoa Cơ khí: 2,82% điểm A, 12,04 điểm B, 29.07% điểm C, 10.08% điểm D+, 19.46
% điểm D, 12,68% điểm F+, 13,86% điểm F. Với cùng cơ sở vật chất, đầu tư của nhà trường như nhau nhưng kết quả học tập lại khác nhau, điều này có thể do đặc trưng ngành nghề từng Khoa và do một phần thái độ học tập của mỗi sinh viên. Vì vậy, cần phải khắc phục điều này để giảm khoảng cách về thành tích giữa các sinh viên trong trường.
Mặt khác hoạt động tạo động lực cũng cần được nhà trường quan tâm hơn nữa.
Thực tế nhà trường đã thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu trực tiếp để sinh viên tham gia hỏi đáp trực tiếp các vấn đề thắc mắc của mình. Song các chương trình như vậy thường bị giới hạn số lượng sinh viên tham gia vì vậy nó chưa mang lại hiệu quả cao nhất. Mô hình phân sinh viên theo nhóm để học tập và trao đổi các vấn đề cùng nhau cũng đã được hình thành song mô hình này chưa phát triển mạnh, và cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân ở đây là do vấn đề tổ chức, sắp xếp về mặt thời gian chưa hợp lý, địa điểm tổ chức các buổi giao lưu còn nhỏ hẹp chưa đáp ứng được hết nhu cầu của sinh viên. Bên cạnh đó mô hình học nhóm chưa mang lại hiệu quả vì việc triển khai không triệt để, và cũng chưa có sự giám sát chặt chẽ từ phía Nhà trường.
Gia đình cũng góp phần quan trọng trong việc tạo động lực học tập cho sinh viên, hầu hết các sinh viên học tập tại trường Đại học Thủy lợi đều là con em các gia đình vùng nông thôn. Họ lên thủ đô để học tập với mục tiêu có một cuộc sống sung túc hơn tại nơi mình đã sinh ra. Nhiều sinh viên đã ý thức được điều này và phấn đấu nỗ lực trong học tập để đạt được mục tiêu đó. Bên cạnh đó, khi xa gia đình, vẫn còn có nhiều sinh viên bị lôi cuốn bởi các cám dỗ thành thị, bỏ dở việc học tại trường, sa đọa vào các tệ nạn xã hội. Qua đó, có thể thấy rằng việc quan tâm, động viên từ gia đình rất quan trọng đối với sinh viên. Tuy nhiên tại Đại học Thủy lợi, việc trao đổi giữa Nhà
trường và phụ huynh sinh viên chưa đem lại kết quả như mong muốn. Hàng năm, Nhà trường tổ chức gửi giấy báo kết quả học tập của sinh viên về gia đình nhưng các giấy báo này hay bị thất lạc hoặc về trễ vì vậy khi phụ huynh biết kết quả học tập của con em mình thì đã quá muộn để có thể tác động vào. Cũng có những gia đình nhận được giấy báo kết quả học tập khi con em họ bị đuổi học. Do đó, hoạt động này mang lại kết quả không cao. Ngoài ra, tại Đại học Thủy lợi còn có chương trình “ Đăng ký tin nhắn” giành cho phụ huynh để có thể kiểm soát việc học của sinh viên bất kỳ lúc nào.
Tuy vậy, để có thể nhận được các tin nhắn như vậy, phải trả một mức phí khá cao (Trung bình là 2000VNĐ/tin nhắn), với các gia đình ở nông thôn thì các phụ huynh không sẵn sàng để chi trả mức phí đó. Vì vậy, hiện nay chương trình này đã không áp dụng được tại trường Đại học Thủy lợi.