GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC

Một phần của tài liệu Ứng dụng học thuyết hai nhân tố herzberg trong nghiên cứu tạo động lực học tập cho sinh viên trường đại học thủy lợi (Trang 37 - 46)

3.1 Giải pháp tổ chức nhóm lớp dành cho sinh viên

Với đặc trưng của một trường kĩ thuật, phần lớn sinh viên chưa linh hoạt trong học tập và vẫn mang phong cách học tập của bậc học phổ thông. Nếu chỉ áp dụng phương pháp học tập học một mình, nhóm yếu tố thúc đẩy sẽ không được đảm bảo và bị ảnh hưởng nhiều bởi những thói quen của bản thân. Bởi vậy, học nhóm là một phương pháp hiệu quả khi đáp ứng được hai nhân tố thúc đẩy và duy trì. Với sự giao lưu trong học tập, cá nhân sẽ biết được những kiến thức đã có và những gì cần học hỏi, sự hơn kém so với bạn bè về học lực sẽ khiến cho cá nhân đó có mong muốn đạt kết quả tốt hơn (yếu tố thúc đẩy). Cùng với đó, trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, các cá nhân có thể giao lưu và nói chuyện, như vậy yếu tố duy trì cũng được đáp ứng trong phương pháp này.

Trong các phương pháp học dành cho sinh viên, phương pháp học nhóm được đánh giá cao trong việc tạo động lực cho sinh viên trong học tập. Bởi học nhóm sẽ nâng cao tinh thần học hỏi, tạo mối quan hệ tốt với các bạn cùng nhóm, mỗi cá nhân đều có cơ hội phát huy thế mạnh của mình, đây đều là những nhu cầu thúc đẩy trong thuyết Herzberg .

Phương pháp này đã được áp dụng thí điểm ở một số tập thể lớp trong trường Đại học Thủy lợi. Tuy nhiên trong phần giải pháp này, phương pháp học nhóm được áp dụng không đơn thuần chỉ là đơn lẻ ở một số lớp như 53KT1, 53N2… mà sẽ được áp dụng toàn trường. Thực tế hiện nay các lớp được Nhà trường chọn làm mô hình thí điểm mang lại hiệu quả chưa cao vì theo khảo sát trong mỗi nhóm đó thì người nhóm trưởng chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đó là việc gắn kết các thành viên trong nhóm, vì vậy quản lý nhóm còn lỏng lẻo, các thành viên chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của nhóm. Để thay đổi thái độ hoạt động nhóm của các thành viên thì nhóm trưởng là người có trách nhiệm quan trọng nhất. Việc chọn nhóm trưởng cần được xem xét kỹ. Hình thức tổ chức của nhóm như sau:

-

- Chia nhóm: Một lớp có thể chia thành 6 đến 8 nhóm, tùy thuộc vào số lượng thành viên trong lớp. Mỗi nhóm gồm từ 8 đến 10 bạn được sắp xếp và phân bổ tùy theo nơi ở của mỗi thành viên. Cách sắp xếp này được lý giải bởi trong lớp có những bạn ở kí túc xá, có bạn ở ngoài, vì vậy điều kiện và thời gian mỗi cá nhân có thể không phù hợp, sắp xếp theo nơi ở có ưu điểm tạo thuận lợi cho thời gian họp nhóm của các thành viên.

-

- Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ của lớp trưởng : Lớp trưởng là người đứng ra phân công và tổ chức lớp để các nhóm có sự công bằng với nhau về mặt số lượng, lực học và điều kiện khác.

Lớp trưởng là người tổng hợp các báo cáo kết quả và quá trình hoạt động của nhóm đồng thời là người đánh giá kết quả mỗi nhóm đạt được.

Nhiệm vụ của các nhóm trưởng: Làm việc theo nhóm luôn cần có một trưởng nhóm để dẫn dắt nhóm hoạt động hiệu quả nhất. Mỗi nhóm phân công nhóm trưởng của mình, nhóm trưởng tổng hợp các thông tin cá nhân, lập bảng theo dõi tình hình học tập mỗi thành viên để từ đó có sự phân công hợp lý trong nhóm. Đồng thời, với thông tin về môn học của mỗi thành viên, nhóm trưởng có thể biết lực học của mỗi người, từ đó có sự phân công những thành viên có lực học tốt giúp đỡ những bạn có học lực kém.

Nhiệm vụ của nhóm: Các nhóm thi đua với nhau trong học tập, trong quá trình họat động , mỗi nhóm tổ chức họp một lần để thông báo về những gì đã đạt được trong thời gian vừa qua. Đồng thời chia sẻ những hạn chế mắc phải trong quá trình hoạt động nhóm.

Cuối kì, các nhóm trưởng tổng hợp kết quả hoạt động của nhóm mình qua các chỉ tiêu về điểm tổng kết, so sánh với kết quả kì trước để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm, và cuối cùng lớp trưởng là người tổng hợp và đưa ra kết quả hoạt động của các nhóm. Đối với nhóm có sự tiến bộ lớn nhất sẽ nhận được mức khen thưởng nhất định.

Thời gian duy trì nhóm thường là một năm học, như vậy các nhóm trưởng có thể thay đổi nhóm làm việc của mình. Cách thay đổi nhóm học tập trong lớp sẽ giúp cho sinh viên thích nghi và làm việc với môi trường xung quanh. Khi thay đổi như vậy, trưởng nhóm sẽ luôn luôn vận động, để tìm ra những phương pháp quản lý nhóm phù

hợp với cá tính mỗi thành viên, tránh tình trạng kéo dài mô hình nhóm lớp với các nhóm được giữ nguyên, nhóm trưởng đã quen dần với nhóm, từ đó công việc cua nhóm trưởng sẽ mất đi tính sang tạo. Cách duy trì này, đồng thời cũng khắc phục được nhược điểm phát sinh trong quá trình thành lập nhóm học tập, đó là tình trạng mất đoàn kết trong lớp. Đổi nhóm định kì, các sinh viên có cơ hội làm việc, tiếp xúc với nhau nhiều hơn, hiểu nhau hơn và từng bước giúp đỡ nhau trong học tập.

Tuy nhiên, việc phân chia nhóm trong một lớp có thể gây mất đoàn kết trong tập thể. Bởi có sự ganh đua giữa các nhóm, cùng với đó là chế độ học theo tín chỉ, các thành viên trong lớp gặp nhau ít, điều này sẽ dẫn đến tình trạng chia rẽ trong lớp.

Nhược điểm này của phương pháp học nhóm có thể khắc phục bằng các buổi họp lớp hàng tháng, lớp trưởng sẽ là người gắn kết các nhóm lại gần nhau, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho cả lớp, cuối năm tổ chức dã ngoại tại các địa điểm gần hoặc trong khu vực Hà Nội với sự tư vấn của giáo viên hướng dẫn… Với những biện pháp này, mô hình học nhóm theo lớp sẽ được hoàn thiện hơn, từ đó có thể tác động tới động lực học tập của sinh viên hiệu quả hơn.

3.2 Thay đổi lượng hóa trọng số điểm rèn luyện đối với sinh viên.

Hiện nay, bên cạnh việc đánh giá lực học sinh viên qua mức điểm tích lũy, nhà trường đồng thời đưa ra mức điểm rèn luyện đối với sinh viên như một điều kiện cần đối với mỗi sinh viên khi xét duyệt học bổng, khen thưởng, kết nạp Đảng… Mức điểm này được mỗi cá nhân tự đánh giá sau mỗi kì học, và được đánh giá lại bởi bí thư của lớp đó qua các chỉ tiêu tương ứng với một mức điểm nhất định như chỉ tiêu họp lớp, đạt học lực loại nào, tham gia các hoạt động ngoại khóa, chấp hành nội quy, quy định đúng giờ…

Việc đưa ra điểm rèn luyện đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía sinh viên, vì đây là mức điểm khích lệ sinh viên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi khoa học. Tuy nhiên, theo phản hồi của sinh viên, thì mức điểm này chưa hợp lý ở điểm sau: Mức điểm cộng dành cho sinh viên tham gia các hoạt động đều được đánh giá ngang nhau với cùng một mức điểm. Điều này khiến cho sinh cảm thấy không công bằng khi công sức để tham gia các hoạt động cấp Khoa sẽ mất rất nhiều

thời gian, công sức và tâm huyết, lại bằng mức điểm của một cá nhân khác chỉ bỏ ra một buổi chiều đi cổ vũ bóng đá.

Kiến nghị của nhóm đưa ra, thay vì chỉ gộp chung tất cả các hoạt động vào một nhóm và đánh giá ở một mức điểm nhất định, thì cần thay đổi trọng số điểm rèn luyện cho sinh viên với mức điểm cộng lớn hơn và được chia ra cụ thể với các cấp bậc khác nhau: Các hoạt động cấp lớp, các hoạt động cấp Khoa, các hoạt động cấp Trường với từng mức điểm cụ thể. Chẳng hạn, trước đây, tham gia các phong trào của lớp, của Khoa được đánh giá là 5 điểm. Thì bây giờ, mức điểm mới được đưa ra như sau: Tham gia phong trào của lớp được cộng 2 điểm, phong trào của khoa cộng 5 điểm, phong trào của Trường cộng 7 điểm. Như vậy, sinh viên có thêm động lực tham gia các phong trào hoạt động của trường, của Khoa, giảm thiểu khoảng thời gian trống đi chơi điện tử - nguyên nhân chính khiến sinh viên mải chơi, lười tới lớp, học hỏi được kĩ năng mềm trong cuộc sống.

3.3 Tổ chức các buổi tọa đàm “định hướng”

Trong môi trường Đại học, tọa đàm không còn là mới đối với không chỉ riêng sinh viên trường Đại học. Tọa đàm định hướng cho sinh viên là một cách tác động gián tiếp tới động lực học tập của mỗi sinh viên bằng cách định hướng những suy nghĩ về những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, từ đó, tự sinh viên tạo cho mình những mong muốn trong học tập và phấn đấu vươn lên.

Tuy nhiên trên thực tế các buổi hội thảo hay tọa đàm tại trường chưa được tổ chức thường xuyên và quy mô tổ chức còn nhỏ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tạo động lực, Nhà trường cần phải chú trọng hơn nữa vào việc tổ chức các buổi tọa đàm một cách thường xuyên và phát huy hết tác dụng của nó.

Trong các buổi tọa đàm sinh viên có thể chủ động đưa ra các ý kiến thắc mắc của mình,chủ động đặt câu hỏi, thậm chí là những tranh luận, phản biện trực tiếp với các thầy, cô giáo. Điều này khác với quá trình học tập trên giảng đường. Trên lớp học có thể vì một số lý do về tâm lý như: sợ bị kỷ luật, sợ bị các thầy, cô nhớ mặt để ý…

làm ảnh hưởng đến kết quả học tập mà một số sinh viên rất muốn nêu ra ý kiến riêng, thể hiện cái tôi của mình nhưng vẫn không đủ tự tin để tranh luận cùng thầy cô. Nhưng

tại một buổi tọa đàm thì điều đó ít khi xảy ra bởi không có rào cản nào giữa sinh viên và giảng viên. Các sinh viên đưa ra ý kiến cá nhân của mình và dù ý kiến đó là đúng hay sai thì sẽ luôn được giải đáp thỏa đáng. Thông tin trong các buổi tọa đàm được trao đổi hai chiều, vì vậy giúp sinh viên hoàn toàn chủ động trong từng vấn đề, đây cũng là điểm khác biệt với quá trình tiếp nhận kiến thức thụ động trên lớp. Các buổi tọa đàm là yếu tố duy trì từ phía Nhà trường tác động mạnh đến yếu tố thúc đẩy trong bản thân mỗi sinh viên.

3.3.1 Tọa đàm định hướng đầu năm học

Thực tế, tại Trường Đại học Thủy lợi khi bắt đầu một năm học mới Nhà trường cũng đã tổ chức các buổi Chính trị đầu Khóa cho các tân sinh viên, tuy nhiên theo thống kê cho thấy số lượng sinh viên khóa mới vào trường tham gia rất ít, số sinh viên còn lại tham gia nhưng phần lớn trong số họ chưa thật sự tập trung. Điều đó thể hiện qua các bài kiểm tra kiến thức đầu năm của thư viện hay các phiếu trả lời câu hỏi của Đoàn trường, số sinh viên phải làm lại bài kiểm tra rất nhiều và thậm chí là phải học lại vào một buổi khác. Vì vậy, theo nhóm nghiên cứu Nhà trường nên tổ chức một buổi tọa đàm đầu năm học cho sinh viên Khóa mới.

• Khoảng thời gian tổ chức hợp lý nhất là sau khi các sinh viên này kết thúc học phần Giáo dục quốc phòng và đang chuẩn bị cho năm học đầu tiên của mình tại Trường.

• Phạm vi tổ chức: Toàn trường.

• Nội dung tọa đàm:

- Trao đổi và giải đáp các vấn đề thắc mắc của tân sinh viên về nội dung quy chế, cách thích ứng với phương pháp học mới (học tín chí), cũng như cách phân loại, tính điểm, tính học bổng…

- Giao lưu với các sinh viên khóa trước có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.

- Chia sẻ của các thầy, cô về các phương pháp học hiệu quả.

•Mục đích của buổi tọa đàm đầu năm giúp các tân sinh viên có định hướng rõ ràng trong việc học, xác định được những mục tiêu và một số khó khăn sẽ gặp trong việc học, không bỏ lỡ năm học đầu tiên của mình. Đây là một buổi tọa đàm rất quan trọng bởi lẽ nó được coi là kim chỉ nam cho hành động của bản thân mỗi sinh viên.

•Thành phần tham dự: Các tân sinh viên, các thầy cô giáo Trưởng (phó) Khoa trong Trường, các sinh viên có thành tích xuất sắc của các năm học trước.

3.3.2 Tọa đàm định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Hiện nay, tại trường Đại học Thủy lợi, Nhà trường cũng đã tổ chức một số buổi tọa đàm cho sinh viên với các chủ đề đa dạng: Phương pháp học hiệu quả, thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành động… Tuy nhiên các buổi tọa đàm về định hướng nghề nghiệp cho sinh viên còn chưa được chú trọng. Vì vậy, theo ý kiến của nhóm nghiên cứu Nhà trường nên tiến hành tổ chức các buổi tọa đàm về “Ứng xử khi tham gia tuyển dụng” để sinh viên trong toàn trường, đặc biệt là sinh viên năm thứ ba, năm thứ tưxác định trước hành trang cần mang theo khi bước ra khỏi cánh cổng trường Đại học.

• Thời gian tổ chức: Giữa năm học

• Phạm vi tổ chức: Toàn trường

• Nội dung:

- Làm bài kiểm tra thử đầu vào quá trình tuyển dụng.

- Đánh giá và nhận xét kết quả bài kiểm tra.

- Giải đáp thắc mắc cho sinh viên về vấn đề tuyển dụng và những gì nhà tuyển dụng cần ở một sinh viên.

- Trao đổi trực tiếp với một nhà tuyển dụng có uy tín được mời đến tham dự.

- Tóm tắt lại những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho một công việc tương lai của mỗi sinh viên.

• Mục đích của buổi tọa đàm: Giúp sinh viên có cái nhìn xa về thị trường lao động Việt Nam, đánh giá được những khó khăn về việc làm mà họ sẽ phải đối mặt khi ra trường. Qua đó, mỗi sinh viên sẽ biết mình phải làm gì tại trường Đại học để có được cơ hội việc làm mong muốn trong tương lai. Giúp các sinh viên củng cố niềm tin và tạo thêm động lực học tập.

• Thành phần tham dự: Sinh viên toàn trường, các thầy (cô) giáo, các nhà tuyển dụng được mời đến.

3.4 Dịch vụ tin nhắn kết nối giữa gia đình và nhà trường

Đối với vấn đề học tập, có thể nói, gia đình là chỗ dựa tinh thần của mỗi sinh viên. Đây có thể coi là nhân tố duy trì, tác động tới sự hài lòng hay không hài lòng của sinh viên, bởi sự quan tâm của gia đình sẽ tác động tới tâm lý của sinh viên rất lớn.

Điều này thể hiện qua sự hài lòng hay không hài lòng với kết quả đạt được, với môi trường sống và học tập của sinh viên.

Trên thực tế, phương pháp này cũng đã được áp dụng tại Đại học Thủy lợi, tuy nhiên chưa đạt được kết quả tốt nhất và hiện nay đã không thể áp dụng rộng rãi.

Nguyên nhân lớn nhất khiến phương pháp này thất bạilà do việc phải trả phí từ phía Gia đình. Như vậy, để giải quyết vấn đề này theo nhóm nghiên cứu thì việc điều chỉnh lại mức thu phí là điều cần thiết. Bên cạnh đó, việc phụ huynh tham gia dịch vụ này phải được chuyển từ hình thức “ tự nguyện” sang “bắt buộc”.

Bảng 3.4 Mức kinh phí sử dụng dịch vụ tin SMS cho sinh viên và gia đình MỨC TIỀN

NỘP

SỐ LƯỢNG TIN NHẮN

50.000 25

100.000 55

150.000 85

200.00 0

120

Nguồn: www.wru.edu.vn Theo bảng trên, có thể thấy rằng mức kinh phí để sử dụng được dịch vụ này là cao so với thu nhập của những gia đình ở nông thôn.Trước hết, Nhà trường nên giảm mức thu kinh phí xuống cố định là 50.000/ 50 tin nhắn và coi đây là một khoản tiền bắt buộc các sinh viên phải nộp vào đầu năm học (giống như tiền mượn sách thư viện).Với 50 tin nhắn từ Nhà trường về phía Gia đình sinh viên là đủ để các phụ huynh có thể kiểm soát được tình hình học tập, thi cử, tình trạng học phí…của con em họ trong một năm học. Qua đó, nhờ sự giám sát và động viên từ phía Gia đình sinh viên sẽ có áp lực vừa đủ cũng như động lực học tập để có thể tiến bộ hơn trong học tập.

Một phần của tài liệu Ứng dụng học thuyết hai nhân tố herzberg trong nghiên cứu tạo động lực học tập cho sinh viên trường đại học thủy lợi (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w