NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á PGD Đông Sài Gòn (Trang 26 - 45)

3.1 Cơ sở lí luận

3.1.1. Khái niệm về NHTM

- Theo Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tô chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa về NHTM như sau: “NHTM là một loại hình tổ chức tin dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh đoanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm NHTM, ngân hang đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã và các loại hình ngân hàng khác”. Do tập luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau đã dẫn đến những quan niệm về Ngân hàng thương mại (NHTM) không đồng nhất giữa các khu vực trên thế giới. Vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển từ thế kỷ 15 đến nay, đã có rất

nhiêu khái nệm về NHTM như sau:

- Theo Luật Ngân hàng của Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ

sở thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.

- Theo Pháp lệnh Ngân hàng Việt Nam năm 1990: “NHTM là một tô chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng(dân cư 20 và các doanh nghiệp), có trách nhiệm hoàn tra và sử dụng dé cho vay, thanh toán, chiết khẩu, v.v...”. Như vậy, NHTM là tô chức tin dụng vay tiền của người gửi và cho

các công ty và cá nhân vay lại và có cùng mục tiêu lợi nhuận như các doanh nghiệp khác

trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của NHTM gan liền với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức và các chủ thé kinh tế. Trong quá trình đó, giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam.

NHTM thực hiện vai trò tham gia điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế thông qua các chức năng của mình, biểu hiện các mối quan hệ giữa NHTM với các tổ chức kinh tế, cá nhân về mặt tín dụng, tiền mặt, các địch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, v.v..., đảm bảo hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế được bình thường.

3.1.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại a) Vốn chủ sỡ hữu (vốn tự có)

Vốn thuộc sở hữu của NHTM chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn (thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn) nhưng nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng. Do tính chất thường xuyên ồn định nên ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tài sản cô định phục vụ cho bản thân ngân hang, có thé sử dụng cho vay, đặc biệt là đầu tư góp vốn liên doanh. Mặt khác với chức năng bảo vệ, vốn thuộc sở hữu của ngân hang

được coi như là tài sản đảm bảo gây lòng tin với khách hàng, duy tri kha năng thanh

toán cho khách hang khi ngân hàng hoạt động thua lỗ. Hơn nữa nó là một căn cứ quyết định đối với qui mô và khối lượng vốn huy động cũng như hoạt động cho vay và bảo lãnh của ngân hàng. Quy mô và sự tăng trưởng vốn thuộc sở hữu của ngân hàng sẽ quyết định năng lực phát triển của NHTM. Khi đánh giá về qui mô của một NHTM thì tiêu chí đầu tiên được đề cập là vốn thuộc sở hữu của ngân hàng đó. Căn cứ vào cơ chế tạo

lập, nguôn vôn tự có của ngân hàng bao gôm:

Vốn điều lệ: đây là mức vốn được hình thành khi ngân hàng được thành lập. Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiêu phải có khi thành lập một ngân hàng do pháp luật qui định. Vốn điều lệ được ghi vào điều lệ thành lập ngân hàng. Tuy thuộc vao loại hình ngân hang mà vốn điều lệ được hình thành từ những nguồn gốc khác nhau.

Ngoài vốn điều lệ, nguồn vốn của NHTM còn có các quỹ dự trữ ngân hàng( đây là quỹ bắt buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng ), quỹ dự trữ nhằm dé bồ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng rủi ro dé dy phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm bảo vệ vốn điều lệ, quỹ phúc lợi, khen thưởng....Các quỹ dự trữ của ngân hàng còn được coi là nguồn vốn tự có và được bổ sung hang năm từ lợi nhuận ròng của ngân hàng.

b) Nguồn vốn huy động

Theo quan niệm của các nhà kinh tế học và các nhà Ngân hàng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng ngoài nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì tất cả các nguồn vốn còn lại được coi là nguồn vốn huy động. Như vậy nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng nguồn vốn. Vì vậy các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này.

Nguồn vốn huy động được xem là tải sản nợ của NHTM. Nguồn vốn huy động của NHTM bao gồm:

- Vốn tiền gửi:

+ Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng gửi vảo ngân hàng nhưng có thê rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu này (gửi tiền dé sử dụng séc, sử dụng thẻ rút tiền hoặc dé thực hiện địch vụ chuyền tiền, dich vụ LC hay dịch vụ nhờ thu). Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi, gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc khách hàng không được rút tiền trước thời hạn. Tiền gửi có kỳ han giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ôn định, ngân hàng có thé sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. Chính vì vậy các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hang. Các khoản tiền gửi có kỳ hạn không được dùng dé thanh toán, thường có lãi xuất cao và thời hạn dài hơn.

17

+ Tiền gửi tiết kiệm: Là một phần thu nhập của người lao động chưa sử dụng đến, tạm thời nhàn rỗi. Họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn và hưởng lãi. Tiền gửi tiết kiệm có hai loại: tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có

kỳ hạn.

- Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá: Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao ở các NHTM. Trong quá trình huy động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cần phải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn. Điều đó có nghĩa là ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động, có nghĩa là có đầu ra mới tính đầu vào. Ngân hàng xác đỉnh rõ quy mô vốn huy động, loại tiền huy động và đưa ra các mwues chi phí hợp lí làm cho việc tạo nguồn vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng. Dé vay trên thị trường ngân hàng có thé phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu. Trong đó chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu là phiếu nợ ngắn hạn với mệnh giá quy định; trái phiếu là loại phiếu nợ trung vả dài hạn. Các loại phiếu nợ trên được ngân hàng phát hành từng đợt, tùy theo mục đích và sự chấp thuận của NHTM hoặc hội đồng chứng khoáng quốc gia. Vốn này được huy động trong thời gian nhất định, khi đã huy động đủ khối lượng vốn dự kiến các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động (bán) kỳ phiếu, trái phiếu.

c) Vốn đi vay

Là khoản tiền vay mượn thêm đề đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động vốn bị hạn chế. Đây là nguồn chủ yếu dé chống rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.

Vay từ ngân hàng trung ương là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng nhà nước là tái chiết khấu (tai cấp vốn). Các thương phiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu (tái chiết khẩu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khẩu tại ngân hàng nhà nước. Thông thường ngân hàng nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng như thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay đưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. Nguồn vốn

này chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân hàng, nó chủ yếu là vốn ngắn hạn, chi phi cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương:

d) Vốn khác

Vốn khác là toàn bộ giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được thông qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ ủy thác đầu tư. Bao gồm

nguôn ủy thác, nguôn thanh toán và các nguôn khác.

3.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 3.2.1 Khái niệm về huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng lại rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn coi như không có hoạt động của ngân hàng. Khi thành lập, ngân hàng phải có một số vốn điều lệ, nhưng số vốn này chi đủ dé đầu tư cho các tài sản cô định, như: tru sở, văn phòng, máy móc thiết bị, chứ chưa đủ vốn dé ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh như cấp tin dụng và các hoạt động khác. Đề có vốn thực hiện các hoạt động này, ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Day là nghiệp vụ giải quyết yếu tố đầu vào cho ngân hang.

Theo khoản 13, Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì huy động vốn hay còn gọi là hoạt động nhận tiền gửi được định nghĩa như sau: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoan tra day đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”.

3.2.2 Các hình thức huy động vốn tại ngân hàng thương mại

Trong xu hướng đa dạng hoá mạnh mẽ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, các loại hình tiền gửi của ngân hàng ngày càng phong phú, mỗi một loại có những tiện ích khác nhau nhằm thoả mãn và thu hút khách hàng. Có nhiều cách phân loại tiền gửi theo các tiêu thức khác nhau, chẳng hạn theo kỳ hạn gửi; theo tính chất chủ động hoặc bị động trong huy động vốn, theo mục đích gửi tiền; theo các chủ thé giao dich với ngân

hàng.

19

Tiền gửi thanh toán

Là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục tiêu thụ hưởng các dịch vụ của ngân hàng nhất là địch vụ thanh toán. Khi một khoản tiền gửi giao dịch được thực hiện thì về phương diện kinh tế là sự vận động của tiền từ một chủ thể này sang một chủ thé khác và về hình thái của tiền có sự thay đối từ tiền mặt sang một dạng khác, đó là tiền ghi số hay bút tệ.

Xét về góc độ pháp lý, hành vi gửi tiền hình thành một hợp đồng mặc nhiên mà trong đó người gửi là chủ sở hữu số tiền và là người nắm quyền sử dụng số tiền này.

Ngân hàng chỉ được người chủ sở hữu trao quyền chiếm giữ. Như vậy ngân hàng phải có nghĩa vụ hoàn lại tiền bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó ngân hàng được quyền đòi hỏi khách hàng phải trả phí cho những dịch vu mà minh đã cung cấp liên quan đến giữ và sử dụng số tiền này. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rat thấp, thay vào đó, chủ tài khoản có thé hưởng các dich vụ của ngân hàng với mức phí thấp.

Tiền gửi có kỳ hạn

Là loại tiền gửi mà chủ sở hữu nó có thé rút ra và được hưởng trọn vẹn lợi tức theo thời hạn đã quy định trước. Nhưng trong thực tế do quy luật cạnh tranh chi phối, dé thu hút được nhiều tiền gửi của khách hàng, nhiều ngân hàng thương mai van cho phép khách hàng rút tiền ra trước kỳ hạn, nhưng được hưởng lãi suất thấp (hưởng lãi rút trước hạn). Tiền gửi có kỳ hạn thường bao gồm các khoản tiền gửi của các công ty, doanh nghiệp, có cả các tổ chức tin dụng, cá nhân... mục đích gửi tiền có kỳ hạn không phải để sử dụng các dịch vụ thanh toán mà nhắm đến khả năng sinh lời của tiền tệ, vì vậy đối với loại tiền gửi này ngân hàng thương mại phải trả lãi suất thỏa đáng cho khách hang. Tiền gửi có kỳ han là nguồn vốn huy động mang tính chất 6n định, ngân hang có thé sử dụng một cách chủ động dé cho vay. Vì vậy ngân hàng thương mại rat quan tâm và sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ dé huy động loại tiền gửi này.

Xét từ góc độ pháp lý, nghiệp vụ huy động tiền gửi có kỳ hạn là một hợp đồng tín dụng mà trong đó người đi vay là ngân. Tiền gửi có kỳ hạn có thể gồm nhiều dạng với các kỳ hạn khác nhau, từ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 7 tháng, 12 tháng, 24 tháng... đến

nhau của tiền gửi có kỳ hạn, ngân hàng có nhiều cách trả lãi dé tạo khả năng lựa chọn cho các khách hàng, chẳng hạn hình thức trả lãi trước, trả lãi định kỳ hay trả lãi khi đáo hạn. Đối với ngân hàng nguồn tiền gửi có kỳ hạn có độ ôn định cao hơn tiền gửi không kỳ hạn do thực chat nó là loại tiền thực hiện chức năng cat trữ, không dùng trong thanh

toán.

Tiền gửi tiết kiệm

Là tiền gửi của dân cư, của cá nhân, bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là sản phâm nhằm mục đích sinh lợi, tích lũy các khoản thu nhập nhàn rỗi và đảm bảo an toàn cho cá nhân. Khi ngân hàng đưa ra các sản phẩm tiết kiệm, giúp thay đôi thói quen git tiền mặt tại nhà của dân cư, mang đến một kênh đầu tư sinh lời cho dan cư, khi cần thiết có thé dùng dé cầm có dé vay vốn tại ngân hàng hoặc thé chap dé mở thẻ tin dụng từ đó khách hàng tận dung được rất nhiều tiện ích của

ngân hàng.

Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với các khoảng thời gian khác nhau. Với loại tiền gửi này, người gửi được ngân hàng giao cho một cuốn số tiết kiệm, trong thời gian gửi tiền, số tiết kiệm có thé được dùng làm vật cầm cố hoặc chiết khấu dé vay vốn ngân hang. Các tang lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời, đặc biệt là nhu cầu bảo toản. Nhằm thu hút ngày càng nhiêu tiền tiết kiệm, các ngân hàng có gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn như các kỳ hạn khác nhau. Số tiết kiệm không dùng dé mua hàng nhưng có thé dùng dé thé chấp vay vốn nếu ngân hàng đồng

ý.

Phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành dé huy động vốn. Giống như các doanh nghiệp, ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Nhiều NHTM thiếu nguồn tiền trung và dài

21

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á PGD Đông Sài Gòn (Trang 26 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)