Lựa chọn khâu tác động và các thông số đặt trưng cho PID

Một phần của tài liệu MÔ PHỎNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT POLYPROPYLENE BẰNG PHẦN MỀM HYSIS (Trang 85 - 86)

Nhiệm vụ của việc thiết kế bộ điều khiển PID cho một quá trình cụ thể là  Lựa chọn khâu tác động

 Tính toán các thông số đặt trưng cho từng khâu

Không phải bao giờ cũng dùng cả ba khâu này trong một vòng điều khiển. Thông thường tác động P + I được dùng để điều khiển các thông số thay đổi nhanh như điều khiển mức, điều khiển áp suất, điều khiển lưu lượng.

Tác động P+I +D được dùng để điều khiển các thông số thay đổi chậm như điều khiển nhiệt độ, điều khiển độ pH, điều khiển nồng độ.

Việc lựa chọn các thông số đặt trưng cho mỗi khâu thông thường được căn cứ vào hàm truyền của quá trình.

Ngày nay có một số bộ điều khiển hiện đại có thể tự động lựa chọn các khâu điều khiển và kể cả việc thiết đặt các thông số đặt trưng cho từng khâu.

Bảng sau trình bày kinh nghiệm lựa chọn khâu điều kiển và các thông số đặc trưng cho mỗi khâu ứng với từng quá trình cụ thể ứng dụng trong mô phỏng động của phần mềm HysysDynamic

Bảng 14 : Khoảng kinh nghiệm các khâu của PID[32]

Qúa trình Kp Ti (phút) Td (phút)

Điều khiển nhiệt độ 2-10 2-10 0-5

Điều khiển áp suất 2-10 2-10 Không sử dụng

Điều khiển mức (khâu P) 2 Không sử dụng Không sử dụng

Điều khiển mức (khâu PI) 2-10 1-5 Không sử dụng

Điều khiển lưu lượng 0.4-0.65 0.05-0.25 Không sử dụng Trên đây là bốn quá trình điều khiển cơ bản, tất cả các vòng điều khiển trong thực tế đều là sự cấu thành của các thành phần trên. Khâu PID rất ít được sử dụng trong thực tế điều khiển quá trình, hầu hết tất cả các quá trình đều có thể điều khiển được bằng khâu PI nếu lựa chọn đúng các thông số đặt trưng.

Một phần của tài liệu MÔ PHỎNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT POLYPROPYLENE BẰNG PHẦN MỀM HYSIS (Trang 85 - 86)