- Nước mưa chảy tràn tại khu vực mỏ thoát theo độ dốc tự nhiên của khu vực khai thác mỏ sau đó chảy vào cống thoát nước D600 tại khu vực khai trường có chiều dài 204,3m về ao lắng có thể tích 1.215m3 để lắng cặn;
Nước mưa chảy tràn tại khu vực khai trường bố trí các rãnh thu gom và thoát nước như sau:
+ Đối với nước mưa chảy tràn tại khu vực trạm nghiền sàng và sân công nghiệp được thu gom qua cống thoát nước D600 có Chiều dài 204,3m phía Bắc khai trường dẫn về ao lắng có thể tích 1.215m3 để lắng cặn. Nước sau lắng cặn phần lớn được sử dụng bơm cấp cho hoạt động giảm bụi tại khai trường; một phần (khi vượt quá khả năng chứa của ao lắng) sẽ theo hệ thống thoát nước chung của khu vực;
+ Đối với khu vực xây dựng các công trình phụ trợ: Tự chảy tràn trền bề mặt sân đường đã được bê tông hoá vào Cống thoát nước chung của khu vực khai trường sau đó chảy vào hệ thống thoát nước chung khu vực;
Xung quanh ao lắng được gia cố bằng bê tông cốt thép để tránh hiện tượng sạt lở đất. Nước sau ao lắng một phần tuần hoàn tái sử dụng để phun nước giảm bụi khu vực khai trường; một phần chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực;
- Nước thải vệ sinh trong khu vực mỏ: Chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc được thu gom và xử lý bằng 01 nhà vệ sinh di động. Nhà vệ sinh di động có các thông số kỹ thuật như sau: Kích thước phủ bì: (C x R x S) cm = (260 x 90 x 135)cm; Kích thước lọt lòng mỗi buồng: (Cx R x S) cm = (200 x 85 x 100) cm;
Dung tích: bồn nước là 400 lít và bồn phân là 1.200 lít; Nội thất (gồm: 01 bàn cầu bằng men sứ với hệ thống nút xả cơ. Sàn lót đá hoa cương nhân tạo chống thấm; 01 Lavabo có vòi rửa tay và gương soi; 01 móc treo quần áo; 02 Đèn chiếu sáng (trong – ngoài); 01 quạt thông gió; 01 khóa có chìa và 01 hộp đựng giấy vệ sinh) đặt cạnh nhà bảo vệ. Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý với tần suất 01 lần/ngày.
- Nước thải nhà vệ sinh tại khu đất thuê thêm nằm ngoài mỏ có diện tích 4.428 m2được xử lý qua 2 bể tự hoại 3 ngăn với tổng thể tích 9 m3 tại khu vực nhà điều hành và khu nhà vệ sinh chung;
- Nước thải phải được xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường:
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt và; QCVN 40:2011/BTNMT, mức B - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
23 5.4.2. Về xử lý bụi, khí thải.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân theo đúng Thông tư số 25/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.
- Xây dựng nội quy, quy trình cho từng khâu, từng hoạt động trong khai thác như:
khoan, nổ mìn; vận hành thiết bị, máy móc...
- Lắp đặt hệ thống phun nước tự động tại các khu vực phát sinh bụi của hệ thống máy nghiền sàng.
- Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực khai trường, phối hợp với chính quyền địa phương thu gom vận chuyển ra thải sinh hoạt đưa đi xử lý theo quy đinh;
- Công ty thuê 1 xe bồn tưới nước chuyên dụng để phun nước tại khu vực khai trường và dọc tuyến đường vận chuyển vào khu mỏ;
5.4.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Biện pháp đang được áp dụng để thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt tại mỏ phát sinh được thu gom về 02 thùng phuy thể tích 200,0 lít để lưu chứa.
Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày vào thùng phuy chứa chất thải dung tích 200 lít được đặt cạnh nhà bảo vệ và hợp đồng với đơn vị chức năng (Hiện tại là Công ty TNHH xây dựng thương mại Thanh Hóa) đến thu gom và vận chuyển đi xử lý với tần suất 2 lần/tuần.
- Đối với CTR từ quá trình khai thác
Toàn bộ đất đá thải sẽ được Công ty phân loại theo kích cỡ, phẩm chất, tận dụng vào việc san gạt mặt bằng, cải tạo tuyến đường giao thông nội bộ và tận dụng làm nguyên liệu sản xuất đá base, cát nghiền xuất bán ra thị trường. Một phần được lưu tại bãi thải diện tích có diện tích 500m2 (kích thước bãi thải DxR = (2520)m).
Đối với chất thải rắn khi chặt phá lớp phủ thực vật để giải phóng mặt bằng khai thác chủ đầu tư bố trí khu tập kết tạm cạnh nhà bảo vệ và chuyển giao cho đơn vị thu gom chất thải tại địa phương cùng chất thải rắn sinh hoạt.
5.4.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại.
+ Đối với dầu mỡ thải: Công ty bố trí 2 thùng phuy mỗi thùng có dung tích 200 lít để thu gom; Các thùng có nắp đậy, dán nhãn và vận chuyển vào kho chứa chất thải nguy hại tại mỏ để lưu chứa trước khi hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử lý theo quy định;
+ Đối với chất thải nguy hại dạng rắn: giẻ lau dính dầu, pin, acquy hỏng... tiến hành phân loại và thu gom vào các thùng chứa có dán nhãn mác theo quy định bao
24
gồm: 2 thùng phuy thể tích 200 lít; Sau đó chuyển vào kho chứa CTNH để lưu giữ trước khi hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử lý theo quy định;
Công ty Hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường Ngôi Sao Xanh thu gom vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
5.4.5. Biện pháp giảm thiểu tác động do nổ mìn, tiếng ồn.
a. Biện pháp giảm thiểu tác động do nổ mìn.
- Kiểm tra điện trở tất cả các loại kíp ở khu vực không có dân cư và cách xa kho vật liệu nổ.
- Thông báo lịch nổ mìn đến UBND thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định, các mỏ đang khai thác lân cận.
- Yêu cầu công nhân chấp hành nghiêm chỉnh quy định về nổ mìn.
- Lựa chọn thời điểm nổ mìn hợp lý; thu dọn đá cục tại khu vực tiến hành nổ mìn.
- Di tản người lao động và máy móc ra khỏi khu vực bán kính 150m tính từ vị trí dự kiến nổ mìn trước khi nổ mìn 15 phút, nghiêm cấm người dân vào khu mỏ trong thời gian nổ mìn, thu gom, phân loại đá văng sau đó được vận chuyển về bãi tập kết đá.
b. Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn.
- Thực hiện đúng kỹ thuật nạp thuốc nổ và bua vào lỗ mìn; lựa chọn thời điểm nổ mìn hợp lý và được sự đồng thuận với chính quyền địa phương. Đồng thời, thông báo rộng rãi cho công nhân và nhân dân trong vùng về thời điểm nổ mìn.
- Yêu cầu các chủ phương tiện kiểm tra thiết bị thường xuyên và đảm bảo chế độ kiểm định, bảo dưỡng xe máy theo đúng định kỳ quy định, hạn chế hoạt động đồng thời đối với các nguồn âm lớn. Trang bị bảo hộ lao động như: bông tai, nút tai thích hợp...
5.4.6. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường.
a. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn và khối lượng thực hiện.
- Đối với khu vực khai thác: Cạy gỡ đá treo. San gạt moong khai thác. Lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm. San gạt mặt bằng moong khai thác và trồng cỏ gừng.
- Đối với khu vực khai trường: Tháo dỡ các công trình, san gạt đất để hoàn trả lại cos mặt bằng hiện trạng. San gạt mặt bằng trồng cây keo tai tượng Úc.
- Đối với khu vực đường ngoại mỏ: Nạo vét mương thoát nước; cải tạo đường ngoại mỏ.
b. Kế hoạch thực hiện, kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường.
- Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường sau khi nâng công suất khai thác mỏ đã tính toán tại bảng 4.7 là: 875.955.105 đồng.
- Hiện tại Công ty TNHH Tân Đạt đã thực hiện đóng tiền ký quỹ bảo vệ môi trường với tổng số tiền là: 234.616.044 đồng (Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ được đính kèm tại phụ lục).
25
Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường còn lại công ty phải thực hiện ký quỹ:
875.955.105 - 234.616.044 = 641.339.061 đồng.
- Số lần ký quỹ 11 lần:
+ Số tiền ký quỹ lần đầu (20%): 128.267.812 đồng; Thời gian thực hiện việc ký quỹ lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày được phê duyệt phương án bổ sung;
+ 10 (Mười) lần tiếp theo, số tiền mỗi lần: 51.307.125 đồng; Việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi trong khoảng thời gian không quá 7 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm quyền công bố chỉ số giá tiêu dùng của năm trước năm ký quỹ.
Số tiền nêu trên chưa bao gồm yếu tố trượt giá sau năm 2022. Yếu tố trượt giá được xác định bằng số tiền ký quỹ hàng năm nhân với chỉ số giá tiêu dùng của các năm trước đó tính từ thời điểm phương án được phê duyệt. Chỉ số giá tiêu dùng hàng năm áp dụng theo công bố của Tổng cục Thống kê cho địa phương nơi khai thác khoáng sản hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- Đơn vị nhận ký quỹ: Quỹ Bảo vệ môi trường Thanh Hoá.
5.4.7. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với rủi ro, sự cố môi trường.
a. Sự cố cháy nổ.
Trang bị các phương tiện PCCC phù hợp tại các khu vực nhà điều hành, kho VLNCN, …và thực hiện nghiêm túc quy định về phòng cháy chữa cháy đã được phê duyệt trong phương án phòng chống cháy nổ. Kiểm tra định kỳ công tác PCCC và yêu cầu CBCNV tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy do các cơ quan chức năng ban hành. Tiến hành vệ sinh, tạo mặt bằng thông thoáng quanh khu vực kho vật liệu nổ công nghiệp và sắp xếp VLNCN trong kho đúng quy phạm.
b. Sự cố sạt lở moong khai thác.
Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn trong suốt quá trình khai thác mỏ; khai thác đúng thiết kế đã được phê duyệt; giám sát sự cố sạt lở moong khai thác; khi xảy ra sự cố, di dời người và thiết bị đến nơi an toàn, gia cố khu vực bị sạt lở.
c. Sự cố tai nạn lao động.
Lắp đặt bảng nội quy an toàn lao động. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định tại từng khâu sản xuất. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao ý thức người lao động. Khi xảy ra sự cố, kịp thời sơ cứu người bị nạn và đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất, thông báo với các cơ quan chức năng quản lý lao động có liên quan.