1.1.3.1. Vị trí mỏ
- Địa điểm thực hiện dự án: Khu làng nghề thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
+ Vị trí thực hiện dự án có ranh giới tiếp giáp cụ thể như sau:
Phía Tây tiếp giáp khu mỏ của Công ty Cổ phần Chairman Stone;
Phía Tây Nam tiếp giáp đường giao thông;
Phía Đông giáp Doanh nghiệp Đức Minh;
Phía Bắc giáp sườn núi đá.
Khu vực mỏ có tọa độ (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến gốc 1050, múi chiếu 30) theo bảng sau:
Bảng 1.2. Tọa độ các điểm góc ranh giới mỏ
Khu vực Điểm góc
TOẠ ĐỘ VN 2000
(Kinh tuyến trục 105000’, múi chiếu 30)
X(m) Y(m)
Khu vực khai thác (2,22ha)
1 2220 656.00 552 510.00
2 2220 656.00 552 448.20
3 2220 731.00 552 470.00
28 Khu vực Điểm góc
TOẠ ĐỘ VN 2000
(Kinh tuyến trục 105000’, múi chiếu 30)
X(m) Y(m)
4 2220 678.00 552 592.00
5 2220 639.00 552 571.00
A 2220 766.78 552 639.55
B 2220 835.00 552 500.81 Khu vực
khai trường (0,3215ha)
1 2220 656.00 552 510.00
5 2220 639.00 552 571.00
6’ 2220 63.00 552 470.00
7’ 2220 465.00 552 412.00
Khu vực đất của
doanh nghiệp (1,4602ha)
8 2220587.00 552545.00
9 2220602.00 552481.00
10 2220473.00 552434.00
11 2220429.00 552522.00
12 2220442.00 552541.00
- - Khu vực khai thác có diện tích: 22.200 m2 được giới hạn bởi các điểm góc 1,2,3,B, A, 4,5.
- Khu vực khai trường có diện tích là 3.215 m2 được giới hạn bởi các điểm góc 1,5,6’,7’.
Khu vực khai trường và khu vực khai thác của công ty có tổng diện tích 25.415 m2 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép khai thác khoáng sản và thuê đất số: 177/GP-UBND ngày 05/5/2016 với mục đích sử dụng là đất khai thác khoáng sản và làm khai trường.
- Phần đất có diện tích: 1,4602ha (14.602m2) đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá cho Doanh nghiệp tư nhân Tân Đạt (Nay đã đổi tên thành Công ty TNHH Tân Đạt ) thuê đất tại Quyết định số 4744/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn Yên Lâm (nay là thị trấn Yên Lâm), huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá số CT00003 ngày 08/1/2010; hiện tại khu đất công ty sử dụng xây dựng xưởng để sản xuất, chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường.
30
Hình 1.1: Vị trí khu vực dự án
31
Khoảng cách từ vị trí dự án đến các đối tượng xung quanh:
- Cách khu dân cư gần nhất khoảng 700 m về phía Bắc.
- Cách công sở thị trấn Yên Lâm 1,17km về phía Bắc - Cách trường Tiểu học Hà Tân 1,15km về phía Bắc - Cách trường THCS Hà Tân 1,15km về phía Bắc
- Cách trạm y tế thị trấn Yên Lâm 1,2km về phía Đông Bắc
- Trong vòng bán kính 1,0km không có di tích lịch sử. danh lam thắng cảnh - Khu vực dự án không có dân cư sinh sống.
- Không có các loài động thực vật quí hiếm trong khu vực dự án.
1.1.3.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu mỏ a. Hiện trạng sử dụng đất và địa hình
- Khu vực mỏ có dạng địa hình núi thấp, nằm ở trung tâm núi Loáng. Địa hình núi đá ở đây được tạo thành bởi nhiều đỉnh nối liền nhau và kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, có độ cao từ trung bình đến thấp, đỉnh cao nhất có độ cao tuyệt đối là 127,2m, sườn núi dốc 450 550 tạo thành sống núi với vách đá tai mèo hiểm trở đi lại khó khăn. Địa hình bao xung quanh núi là đồng bằng được trồng lúa nước và các loại cây hoa màu khác.
- Phủ lên bề mặt địa hình núi đá vôi là thảm thực vật thưa thớt, nghèo nàn; chủ yếu là cây gai, cây cỏ hỗn tạp, xen cây thân gỗ nhỏ.
- Hiện trạng sử dụng đất: Khu vực khai thác và khu vực sân công nghiệp đã được UBND tỉnh Thanh Hoá cho thuê đất tại Hợp đồng thuê đất số 115/HĐTĐ ngày 04/6/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa và Công ty TNHH Tân Đạt.
Nguồn gốc sử dụng đất là đất khai thác khoáng sản: Theo quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 23/02/2017.
Nguồn gốc sử dụng đất tại khai trường: Là đất trồng cây lâu năm và đất núi đá chưa sử dụng đã được Công ty TNHH Tân Đạt làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng và thuê đất sử dụng vào mục đích làm khai trường;
b. Về tài nguyên khoáng sản
- Căn cứ theo Quyết định số: 265/QĐ-UBND, ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản đá vôi làm VLXD thông thường trong “Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản mỏ đá vôi làm VLXD thông thường tại thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”;
- Căn cứ Giấy phép khai thác khoáng sản và thuê đất số 177/GP-UBND ngày 05/5/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cho phép Công ty TNHH Tân Đạt được
32
khai thác, chế biến đá vôi làm VLXD thông thường tại thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa;
- Tổng trữ lượng địa chất cấp 121 là: 2.695.317 m3; trong đó đá vôi làm VLXD thông thường là 2.637.009 m3; đất làm vật liệu san lấp là 58.308 m3. Cụ thể:
- Trữ lượng khai thác còn lại tính đến ngày 13/01/2023, đá làm vật liệu xây dựng thông thường là 1.549.696 m3; (đã trừ trừ đi khối lượng khai thác mỏ ban đầu là 23.542m3 và khối lượng đã khai thác mỏ mở rộng là 483.715 m3 trạng thái tự nhiên), trữ lượng đất san lấp: 0m3
- Trữ lượng bờ mỏ: 595.367m3. c. Hiện Trạng về khai thác:
Mỏ đá vôi làm VLXD thông thường tại núi Loáng, thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa của Công ty TNHH Tân Đạt được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản và thuê đất số 177/GP-UBND từ ngày 05/5/2016;
+ Khu vực 1: Công ty đang khai thác tại trung tâm khu vực cấp phép tạo ra gương khai thác có độ cao 40,0 ÷ 60,0 m, góc dốc trung bình 750. Đá sau khi khai thác được tiếp nhận tại mặt bằng cốt +20,0 m trước khi xúc bốc và vận tải đi chế biến tại khu vực khai trường.
+ Khu vực 2: Công đã đã khai thác gần hết và đang sử dụng mặt bằng để làm bãi tập kết đá thành phẩm.
d. Hiện trạng chế biến khoáng sản:
+ Đá nguyên khai được vận chuyển về trạm nghiền sàng đá có công suất 350 tấn/giờ và trạm nghiền sàng cát có công suất 100 tấn/giờ tại khu vực khai trường 1 để chế biến.
1.1.4. Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án.
a. Các đối tượng tự nhiên xung quanh khu vực dự án.
- Hệ thống sông suối ao hồ:
+ Khu vực mỏ không có sông, suối chảy qua, tại chân núi và trên sườn núi tồn tại một số khe, rãnh cạn và chỉ có nước khi trời mưa, đây là hệ thống thoát nước tự nhiên, không có ý nghĩa tưới tiêu cho khu vực. Dưới chân núi phía Tây Nam có một số ao hồ nhỏ cách khu vực khai thác khoảng 150m, có nước thường xuyên nhưng mực nước dao động theo mùa.
+ Tại phía Đông khu vực khai thác gần chân núi có hệ thống mương nước tưới liên xã để đảm bảo cho hệ thống mương tưới tiêu thuận lợi và không làm ảnh hưởng đến hệ thống này công ty đã trừ lại bờ moong và tránh làm rơi đất đá xuống khu vực này.
+ Trong khu vực khai trường công ty đã xây dựng 01 ao lắng có diện tích 405m2; sâu 3m để thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn tại khu mỏ và khu vực chế biến;
33
- Hệ thống thoát nước mỏ: Hiện tại khu mỏ đã đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước D600 tại khu mỏ và khai trường, cống thoát nước có chiều dài 204,3m đảm bảo tiêu thoát nước, trong quá trình hoạt động trước đây ít xảy ra tình trạng ngập úng tại khu vực.
- Hệ thống thoát nước ngoại mỏ: Hiện tại hệ thống thoát nước dọc theo các tuyến đường giao thông tại khu vực đã được xây dựng, đảm bảo tiêu thoát nước, trong quá trình hoạt động trước đây ít xảy ra tình trạng ngập úng tại khu vực.
- Nguồn tiếp nhận nước thải: Mương thoát nước chung của khu vực núi Loáng thuộc thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định (tại góc phía Nam khu mỏ) chảy ra Nhánh sông Khe Rồng.
b. Các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án.
- Về giao thông:
+ Từ khu mỏ đi theo tuyến đường đá cấp phối có sẵn với chiều dài 900m, chiều rộng đường 8,0m, chất lượng đường đảm bảo cho xe 10-15 tấn di chuyển
+ Tuyến đường từ UBND thị trấn Yên Lâm theo đường liên xã đến Quốc lộ 1A là đường nhựa rộng 8m với chất lượng đường tốt, xe có giới trọng tải 10 – 15 tấn đi lại thuận lợi.
+ Tuyến đường Quốc lộ 1A về thành phố Thanh Hoá là đường nhựa có 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, bề rộng mặt đường 20m. Đường được trải thảm bê tông nhựa, chất lượng đường tốt đảm bảo cho quá trình vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ
Các tuyến đường hiện đều có chất lượng tốt không cần phải nâng cấp, sửa chữa.
Trong quá trình khai thác công ty sẽ có các chính sách hỗ trợ cho địa phương tu sửa tuyến đường khi xảy ra hư hỏng, xuống cấp.
Với điều kiện giao thông như trên, vật liệu sau khi được khai thác, chế biến có thể cung cấp cho các công trình xây dựng khác trên địa bàn khá thuận lợi.
- Về dân cư: Khu vực dự án không có người dân sinh sống, khoảng cách từ mỏ đến khu dân cư gần nhất là 700m về phía Bắc thuộc thôn Quan Tương, thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định. Dân cư trong vùng chủ yếu là người kinh có trình độ dân trí cao, trật tự an ninh tốt, lực lượng lao động dồi dào.
- Xung quanh khu vực dự án trong vòng bán kính 2km không có các công trình kiến trúc văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu di tích và trường học nên rất thuận lợi cho công tác khai thác và chế biến khoáng sản.