Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo Đánh giá tác Động môi trường dự Án Đầu tư xây dựng công trình nâng công suất khai thác mỏ Đá vôi làm vlxd thông thường tại thị trấn yên lâm, huyện yên Định, tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 102)

* Về hiện trạng môi trường:

- Đối với môi trường không khí tại khu mỏ:

+ Theo phiếu kết quả thử nghiệm không khí do Trung tâm tư vấn và truyền thông môi trường thực hiện ngày 06/03/2023 thì các chỉ tiêu phân tích tại khu vực khai thác đá và khu vực nghiền sàng đều nằm trong GHCP theo QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các yếu tố hóa học - giá trị giới hạn tiếp xúc của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc và QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc.

+ Theo kết quả báo cáo giám sát môi trường hàng năm của Công ty TNHH Anh Việt Hương tại khu vực mỏ đã được cấp phép khai thác trước kia thì chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm và không khí tại khu vực đều nằm trong GHCP theo các quy chuẩn hiện hành.

- Về tài nguyên sinh vật: Khu vực thực hiện dự án hiện trạng là đất núi đá. Hệ thực vật tại khu vực tương đối nghèo nàn. Tại khu vực không có các loài thực vật, động vật hoang dã, các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

2.2.2. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 2.2.1.2. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí

Để đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường khu vực thực hiện dự án và các vùng xung quanh, cán bộ dự án phối hợp cùng với đơn vị tư vấn môi trường (Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Thiên Hải) và đơn vị phân tích (Trung tâm tư vấn và

88

truyền thông môi trường) thực hiện điều tra, khảo sát thực địa khu vực dự án. Trong quá trình điều tra, khảo sát, các yếu tố môi trường như không khí xung quanh, nước thải đã được đo đạc ngay tại hiện trường và được lấy mẫu gửi đến Trung tâm tư vấn và truyền thông môi trường để phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm đánh giá định lượng chất lượng môi trường nền khu vực dự án.

Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm đã được thực hiện theo đúng các quy định của TCVN và ISO hiện hành.

2.2.1.3. Điều kiện thời tiết, thời gian lấy mẫu

- Điều kiện thời tiết khi lấy mẫu: Trời không mưa, gió nhẹ.

- Thời gian lấy mẫu và phân tích: Lấy mẫu ngày 06/03/2023; phân tích ngày 06/03/2023 – 16/03/2023.

2.2.1.4. Năng lực của các đơn vị quan trắc

Trung tâm tư vấn và truyền thông môi trường đã được BTNMT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, số hiệu: Vimcerts 208 kèm theo Quyết định số 2360/QĐ-BTNMT ngày 20/09/2021 về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. (Chi tiết được đính kèm trong phụ lục của báo cáo).

2.2.1.5. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường a. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh

Chất lượng không khí xung quanh khu vực thực hiện dự án được đánh giá thông qua quan trắc chi tiết tại 02 vị trí khác nhau trong khu vực dự án. Vị trí lấy mẫu được đưa ra trong bảng 2.7. Kết quả phân tích được đưa ra trong bảng 2.8.

Bảng 2.7. Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu không khí xung quanh Stt Kí hiệu

mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ

X Y

1 K1 Mẫu không khí tại vị trí khai thác mỏ 2216146 585450 2 K2 Mẫu không khí tại khu vực chế biến đá 2216103 585235 Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án Stt Chỉ tiêu thử

nghiệm Phương phápthử Đơn vị Kết quả QCVN 05:2023/

BTNMT K1 K2 Trung bình 1h

1 Tiếng ồn TCVN 7878-2:2018 dBA 72,3 73,9 85(1)

2 CO CEC.PT.KK-05 mg/m3 3,76 3,88 30.000

3 SO2 TCVN 5971:1995 mg/m3 0,52 0,79 350

4 NO2 TCVN 6137:2009 mg/m3 0,66 0,94 200

5 Bụi lơ lửng

(TSP) TCVN 5067:1995 mg/m3 1,093 1,326 300

(Ngun: Trung tâm tư vấn và truyền thông môi trường)

89 Ghi chú:

- QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí (trung bình 1 giờ);

- (1)QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

- (-): Không quy định.

Nhận xét: Điều kiện vi khí hậu tại thời điểm quan trắc rất thuận lợi cho công tác đo đạc lấy mẫu không khí. Theo kết quả đo đạc và phân tích tại các vị trí lấy mẫu trong các đợt phân tích, chất lượng không khí đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT.

b. Hiện trạng môi trường nước thải

Chất lượng môi trường nước thải được đánh giá thông qua quan trắc chi tiết tại 02 vị trí khác nhau trong khu vực dự án. Vị trí lấy mẫu được đưa ra trong bảng 2.9. Kết quả phân tích được đưa ra trong bảng 2.10.

Bảng 2.9. Vị trí lấy mẫu nước mặt khu vực dự án Stt Kí hiệu

mẫu Địa điểm Vị trí tọa độ VN 2000

X Y

1 NT Mẫu nước tại ao lắng trước khi thải ra

ngoài môi trường 2216213 585253

Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án

Stt Chỉ tiêu thử

nghiệm Phương phápthử Đơn vị Kết quả

QCVN 40:2011/

BTNMT

NT Cột B

1 pH TCVN 6492:2011 - 7,3 5,5 ÷ 9

2 COD SMEWW 5220C:2017 mg/L 49 150

3 BOD5(a) TCVN 6001-1:2008 mg/L 28 50

4 Amoni

(NH4+_N)(a) TCVN 6236-1:1996 mg/L 5 10

5 TSS (a) TCVN 6625:2000 mg/L 35 100

6 Tổng dầu mỡ SMEWW

5520B&F:2017 mg/L 2,1 10

7 Coliform SMEWW 9221B:2017 MPN/

100mL 2,1x103 5000

(Ngun: Trung tâm tư vấn và truyền thông môi trường) Ghi chú:

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.

90

Cột B: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- (a): Chỉ tiêu được công nhận theo Vilas 1330;

Nhận xét: So sánh kết quả phân tích chất lượng nước phân tích với QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp cột B cho thấy các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép.

d. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án

Qua số liệu đo đạc trên nhận thấy hiện trạng môi trường khu vực dự án đảm bảo, chất lượng phân tích các chỉ tiêu hiện trạng môi trường khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép cụ thể các chỉ tiêu môi trường không khí đều đạt QCVN 05:2023/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, các chỉ tiêu môi trường nước mặt đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp (Cột B).

+ Theo kết quả báo cáo giám sát môi trường hàng năm của Công ty TNHH Tân Đạt tại khu vực mỏ đã được cấp phép khai thác trước kia thì chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm và không khí tại khu vực đều nằm trong GHCP theo các quy chuẩn hiện hành.

- Về tài nguyên sinh vật: Khu vực thực hiện dự án hiện trạng là đất núi đá. Hệ thực vật tại khu vực tương đối nghèo nàn. Tại khu vực không có các loài thực vật, động vật hoang dã, các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

2.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật.

Khu vực dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá vôi làm VLXD thông thường tại thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa với các hệ sinh thái đặc trưng của núi đá vôi chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật với đa dạng sinh học ở mức độ khá nghèo nàn. Phủ lên bề mặt chủ yếu là các cây dây leo, cây cỏ bụi; Tuy nhiên khu vực thực hiện dự án tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học cũng có những biến đổi cụ thể:

Sự thay đổi về các yếu tố tự nhiên, việc chuyển đổi diện tích đất đồi núi đá thành đất khai thác khoáng sản cho dự án sẽ tác động đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên sinh vật.

Việc đánh giá tác động của việc xây dựng dự án tới môi trường - sinh thái được thực hiện trên cơ sở khảo sát hiện trạng tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học tại khu vực thực hiện dự án.

Khu vực xung quanh: Về hiện trạng tài nguyên sinh vật xung quanh khu vực dự án chủ yếu là hệ sinh thái đồng ruộng, đồi núi đá vôi và một phần cây trồng vật nuôi tại các hộ dân cư trong xã;

- Đối với hệ thực vật: Hệ sinh thái thực vật trên núi đá vôi:

Thảm thực vật ở đây gồm những loài cây bụi, cây gỗ nhỏ, cây gai, cây hỗn tạp có

91

chiều cao dưới 1 m. Các loài cây thường gặp trên núi đá vôi thường là các cây cỏ bụi, cây thân gỗ nhỏ.

Qua quá trình khảo sát lập báo cáo, cho thấy thảm thực vật trên bề mặt núi đá vôi tương đối thưa thớt trong khu vực dự án không có các loài thực vật quý hiếm nằm trong danh sách cần bảo vệ.

- Hệ sinh thái động vật: Tại khu vực dự án chủ yếu chỉ có các loài động vật nhỏ như chim, thằn lằn…và một số loài vật nuôi như chó mèo….

Nhìn chung, hệ sinh thái của khu vực khá đơn điệu và ít có giá trị về mặt bảo tồn cũng như mang lại hiệu quả kinh tế và giá trị môi trường.

- Về đa dạng sinh học dưới nước: Suối ở đây chỉ có nước chảy nhiều về mùa mưa, lưu lượng nước suối chảy là khá lớn, lòng suối rộng, dốc nên lưu lượng nước mưa đưa và thoát xuống suối, mực nước suối rút khá nhanh, về mùa khô nước suối gần như cạn kiệt do vậy hệ sinh thái tại đây khá nghèo nàn chủ yếu là các cây cỏ dưới nước như cỏ trát, cây cỏ bợ…; Hệ sinh thái động vật tại khu vực tiếp nhận nước thải không phát triển; không có giá trị lớn về đa dạng sinh học cũng như không có các loài sinh vật quý hiếm cần được bảo vệ.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đánh giá tác Động môi trường dự Án Đầu tư xây dựng công trình nâng công suất khai thác mỏ Đá vôi làm vlxd thông thường tại thị trấn yên lâm, huyện yên Định, tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(347 trang)