Thu gom, thoát nước thải

Một phần của tài liệu Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường Đối với dự Án tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.2. Thu gom, thoát nước thải

Chủ trang trại đã xây dựng hoàn thiện hệ thống mạng lưới thu gom thoát nước thải trong trang trại, cụ thể như sau:

* Sơ đồ thu gom nước thải tại cơ sở:

Nước mưa

tại trang trại Rãnh thoát nước Ga thăm B500

Khe cạn phía Tây Nam trang trại

29

Hình 3.2. Mạng lưới thu gom thoát nước thải tại Trang trại Nước thải sinh hoạt

Đường ống PVC DN110

Bể tự hoại, bể tách dầu mỡ

Đường ống PVC D300

Nước thải chăn nuôi

Đường ống PVC D300 Hố lắng phân V=121,6 m3 (có máy tách phân)

Hầm Biogas V=8.000m3 Hồ nước thải lót bạt V=7.500 m3 HT XLNT TT 200

m3/ngày đêm Hồ sinh học V=12.000 m3 Hồ chứa nước sau XL (V=6.500 m3) Xả thải, tuần hoàn,

tái sử dụng 1. Khu chăn nuôi lợn nái

Nước thải sinh hoạt

Đường ống PVC DN110

Bể tự hoại, bể tách dầu mỡ

Đường ống PVC D300

Nước thải chăn nuôi

Đường ống PVC D300

Hố lắng phân V=121,6 m3 (có máy tách phân)

Hầm Biogas V=11.550m3 Hồ nước thải lót bạt V=13.200 m3 HT XLNT TT 280

m3/ngày đêm Hồ sinh học V=8.100 m3 Hồ chứa nước sau XL (V= 12.000 m3)

Xả thải, tuần hoàn, tái sử dụng 2. Khu chăn nuôi lợn thịt

30

* Thuyết minh mạng lưới thu gom

(1) Thu gom nước thải phát sinh tại khu chăn nuôi lợn nái:

a. Thu gom nước thải sinh hoạt phát sinh tại trang trại:

(1) Nước thải tắm rửa tay chân, giặt giũ: Nước thải rửa tay chân, tắm giặt của công nhân phát sinh từ khu vực nhà nghỉ ca kỹ thuật, nhà điều hành, nhà cách ly trước khi vào trại... được thu gom bằng đường ống PVC DN 110 dài 200m → đường ống uPVC D300 dẫn về Trạm XLNT tập trung 200 m3/ngày đêm tại khu vực chăn nuôi lợn nái để tiếp tục xử lý.

(2) Nước thải phát sinh từ nhà bếp: Nước thải phát sinh từ nhà bếp được xử lý qua bể tách dầu mỡ. Nước thải được thu gom bằng đường ống PVC DN 110 dài 10m vào 01 bể tách dầu mỡ có thể tích 3,0 m3, kích thước DxRxH =2,0x1,0x1,5 (m) đặt dưới khu vực bếp ăn → đường ống uPVC D300 dẫn về Trạm XLNT tập trung 200 m3/ngày đêm tại khu vực chăn nuôi lợn nái để tiếp tục xử lý.

(3) Nước thải phát sinh từ các nhà vệ sinh

- Nước thải từ các nhà vệ sinh (nước hố tiêu, hố tiểu) phát sinh từ các nguồn: nhà vệ sinh trong khu nhà điều hành, nhà ở công nhân, nhà ăn, nhà kỹ thuật.

Nước thải phát sinh từ hố tiêu, hố tiểu được thu gom tách biệt nước rửa tay chân đi theo đường ống PVC DN 110 về 07 bể tự hoại 3 ngăn với thể tích 9,0 m3/bể. Kích thước BxLxH= 2x3x1,5m đặt ngầm dưới công trình nhà vệ sinh để xử lý sơ bộ được thu gom bằng đường ống PVC DN 110 dài 200m → đường ống uPVC D300 dẫn về Trạm XLNT tập trung 200 m3/ngày đêm tại khu vực chăn nuôi lợn nái để tiếp tục xử lý.

b. Nước thải chăn nuôi (bao gồm: nước thải chăn nuôi từ lợn và nước vệ sinh chuồng trại, Nước rỉ từ hầm hủy xác lợn).

Nước thải chăn nuôi từ lợn và nước vệ sinh chuồng trại:

- Nước thải phát sinh bên trong chuồng nuôi được thu gom bằng rãnh thóat nước kích thước BxH=0,2x0,2(m), sau đó dẫn vào đường ống nhựa uPVC D300 chiều dài 598,2 m qua các hố ga nước thải (có 32 hố ga) dẫn về hố lắng phân. Tại hố lắng phân sẽ được bơm lên máy ép phân để tách phân trước khi đi vào các hầm Biogas để xử lý. Nước thải tại hố lắng phân được dẫn theo đường ống thoát nước uPVC D300 về hầm Biogas, hồ chứa nước thải, sau đó dẫn tiếp nước thải về Trạm XLNT tập trung công suất 200 m3/ngày đêm tại khu vực chăn nuôi lợn nái để xử lý.

Nước rỉ từ hầm hủy xác lợn:

+ Nước rỉ rác từ hầm hủy xác lợn của khu chăn nuôi lợn nái được thu gom bằng ống nhựa HDPE D90 dài L=70,5 (m) dẫn về hầm Biogas → Hồ chứa nước thải → Trạm XLNT tập trung 200 m3/ngày đêm tại khu vực chăn nuôi lợn nái để xử lý.

(2). Thu gom nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu chăn nuôi lợn thịt:

a. Thu gom nước thải sinh hoạt phát sinh tại trang trại:

31

(1) Nước thải tắm rửa tay chân, giặt giũ: Nước thải rửa tay chân, tắm giặt của công nhân phát sinh từ khu vực nhà nghỉ ca kỹ thuật, nhà điều hành, nhà cách ly trước khi vào trại... được thu gom bằng đường ống PVC DN 110 dài 120m → đường ống uPVC D300 dẫn về Trạm XLNT tập trung 280 m3/ngày đêm tại khu vực chăn nuôi lợn thịt để tiếp tục xử lý.

(2) Nước thải phát sinh từ nhà bếp: Nước thải phát sinh từ nhà bếp được xử lý qua bể tách dầu mỡ. Nước thải được thu gom bằng đường ống PVC DN 110 dài 10m vào 01 bể tách dầu mỡ có thể tích 3,0 m3, kích thước DxRxH =2,0x1,0x1,5 (m) đặt dưới khu vực bếp ăn → đường ống uPVC D300 dẫn về Trạm XLNT tập trung 280 m3/ngày đêm tại khu vực chăn nuôi lợn thịt để tiếp tục xử lý.

(3) Nước thải phát sinh từ các nhà vệ sinh

- Nước thải từ các nhà vệ sinh (nước hố tiêu, hố tiểu) phát sinh từ các nguồn: nhà vệ sinh trong khu nhà điều hành, nhà ở công nhân, nhà ăn, nhà kỹ thuật.

Nước thải phát sinh từ hố tiêu, hố tiểu được thu gom tách biệt nước rửa tay chân đi theo đường ống PVC DN 110 về 08 bể tự hoại 3 ngăn với thể tích 9,0 m3/bể. Kích thước BxLxH= 2x3x1,5m đặt ngầm dưới công trình nhà vệ sinh để xử lý sơ bộ được thu gom bằng đường ống PVC DN 110 dài 120m → đường ống uPVC D300 dẫn về Trạm XLNT tập trung 280 m3/ngày đêm tại khu vực chăn nuôi lợn thịt để tiếp tục xử lý.

b. Nước thải chăn nuôi (bao gồm: nước thải chăn nuôi từ lợn và nước vệ sinh chuồng trại, Nước rỉ từ hầm hủy xác lợn).

Nước thải chăn nuôi từ lợn và nước vệ sinh chuồng trại:

- Nước thải phát sinh bên trong chuồng nuôi được thu gom bằng rãnh thóat nước kích thước BxH=0,2x0,2(m), sau đó dẫn vào đường ống nhựa uPVC D300 chiều dài 1.763,5 m qua các hố ga nước thải (có 25 hố ga) dẫn về hố lắng phân. Tại hố lắng phân sẽ được bơm lên máy ép phân để tách phân trước khi đi vào các hầm Biogas để xử lý. Nước thải tại hố lắng phân được dẫn theo đường ống thoát nước uPVC D300 về hầm Biogas, hồ chứa nước thải, sau đó dẫn tiếp nước thải về Trạm XLNT tập trung công suất 280 m3/ngày đêm tại khu vực chăn nuôi lợn thịt để xử lý.

Nước rỉ từ hầm hủy xác lợn:

+ Nước rỉ rác từ hầm hủy xác lợn của khu chăn nuôi lợn nái được thu gom bằng ống nhựa HDPE D90 dài L=250 (m) dẫn về hầm Biogas → Hồ chứa nước thải → Trạm XLNT tập trung 280 m3/ngày đêm tại khu vực chăn nuôi lợn thịt để xử lý.

c. Công trình thoát nước thi:

- Nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi tại khu chăn nuôi lợn nái được thu gom về Trạm XLNT TT công suất 200 m3/ngày đêm để xử lý, sau đó nước thải được bơm dẫn về 01 hồ sinh học (lót bạt chống thấm HDPE) có dung tích V= 12.000 m3 và 01 hồ chứa nước sau xử lý (lót bạt chống thấm HDPE) có dung tích V= 6.500 m3 để lưu chứa.

32

- Nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi tại khu chăn nuôi lợn thịt được thu gom về Trạm XLNT TT công suất 280 m3/ngày đêm để xử lý, sau đó nước thải được bơm dẫn về 01 hồ sinh học (lót bạt chống thấm HDPE) có dung tích V= 8.100 m3 và 01 hồ chứa nước sau xử lý (lót bạt chống thấm HDPE) có dung tích V= 12.000 m3 để lưu chứa.

Toàn bộ nước thải sau xử lý tại Trang trại, một phần được tuần hoàn tái sử dụng (Tối đa chiếm 84% tổng lưu lượng nước thải phát sinh) cho các hoạt động tại Trang trại như hoạt động tưới cây, rửa đường, rửa xe, rửa bể ngâm đan..., phần còn lại chiếm 16% tổng lưu lượng nước thải phát sinh được xả thải ra khe cạn (suối Ón cạn vào mùa khô) ở phía Tây Nam trang trại.

Tọa độ vị trí của xả thoát nước thải ra khe cạn phía Tây Nam trang trại có tọa độ VN 2000 như sau: X= 2211604(m); Y= 528342(m).

Bảng 3.2. Tổng hợp công trình thu gom nước thải sinh hoạt của trang trại

Stt Hạng mục Đơn vị Số lượng

I Tuyến thu gom nước thải tại khu chăn nuôi lợn nái

1 Đường ống PVC DN110 m 200

2 Ống nhựa uPVC D300 m 598,2

3 Ống nhựa HDPE D90 m 70,5

4 Hố ga nước thải Cái 32

II Tuyến thu gom nước thải tại khu chăn nuôi lợn thịt

1 Đường ống PVC DN110 m 120

2 Ống nhựa uPVC D300 m 1.763,5

3 Ống nhựa HDPE D90 m 250

4 Hố ga nước thải Cái 25

Một phần của tài liệu Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường Đối với dự Án tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)