CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi cơ sở đi vào vận hành
6.5. Biện pháp giảm thiểu sự cố, rủi ro do hư hỏng Trạm xử lý nước thải
Các sự cố và cách khắc phục đối với Trạm XLNT tập trung thường xảy ra được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
78
Bảng 3.13. Tóm tắt các sự cố xảy ra trong quá trình xử lý và xả nước thải và cách khắc phục Stt Các sự cố có thể
xây ra
Công trình, thiết bị và phương án phòng ngừa,
ứng phó sự cố Quy trình vận hành
1
Trạm xử lý nước thải tập trung gặp sự cố không thể hoạt động hoặc dừng hoạt động để sửa chữa, thay thế thiết bị định ký
- Tại khu chăn nuôi lợn nái:
+ Chủ cơ sở đã đầu tư xây dựng 01 Trạm xử lý nước thải tập trung có công xuất xử lý 200m3/ngày đêm, gấp 1,34 lần tổng lưu lượng nước thải phát sinh của cơ sở để đảm bảo an toàn xử lý nước thải sau khi xự cố xảy ra.
- Đầu tư xây dựng Hồ chứa nước sau Hầm Biogas kết hợp hồ sự cố nước thải có dung tích 7.500 m3 để chứa nước thải khi Trạm xử lý nước thải gặp sự cố. Hồ có kết cấu đáy và bờ được lót bạt HDPE chống thấm đáy có lót chống thấm.
- Tại khu chăn nuôi lợn thịt:
+ Chủ cơ sở đã đầu tư xây dựng 01 Trạm xử lý nước thải tập trung có công xuất xử lý 280m3/ngày đêm, gấp 1,6 lần tổng lưu lượng nước thải phát sinh của cơ sở để đảm bảo an toàn xử lý nước thải sau khi xự cố xảy ra.
+ Đầu tư xây dựng Hồ chứa nước sau Hầm Biogas kết hợp hồ sự cố nước thải có dung tích 13.200 m3 để chứa nước thải khi Trạm xử lý nước thải gặp sự cố. Hồ có kết cấu đáy và bờ được lót bạt HDPE chống thấm đáy có lót chống thấm.
* Nguyên lý hoạt động của hồ: là chứa nước thải sau Hầm Biogas để ổn định các thành phần ô nhiễm trước khi dẫn vào Trạm XLNTTT để xử lý tiếp, ngoài ra, để đảm bảo dung tích chứa nước thải khi HTXLNT gặp sự cố, Công ty đã thiết kế hồ có thể tích chứa nước tối thiểu ít nhất 50 ngày đối với khu chăn nuôi lợn nái và chứa tối thiểu ít nhất 75 ngày đối với khu chăn nuôi lợn thịt. Lượng nước trong hồ chứa nước thải sau xử lý được tuần hoàn tái sử dụng cho một số hoạt động của Trang trại, CĐT đã xây dựng các bể chứa nước tuần hoàn cho từng mục đích sử dụng như bể chứa nước rửa chuồng, hồ
- Khi trạm xử lý nước thải tập trung có sự cố, công nhân dừng vận hành trạm XLNT, đóng van xả thải nước thải ra môi trường của hồ chứa nước sau xử lý, đồng thời mở van xả nước thải từ bể chứa nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải để xả nước thải ra Hồ sự cố có lót bạt HDPE lưu giữ không thải ra môi trường.
- Sau khi Trạm xử lý nước thải tập trung được khắc phục xong sự cố, tiến hành khóa van tại bể điều hòa và bơm nước thải chưa qua xử lý từ hồ sự cố về bể điều hòa - đầu vào của trạm xử lý để xử lý.
* Quy trình xử lý:
+ Bước 1: Khóa van nước thải sau hồ chứa nước thải sau xử lý.
+ Bước 2: Nước thải chưa xử lý của trạm XLNT → Hồ chứa nước thải sau Hầm Biogas kết hợp hồ sự cố có lót bạt HDPE→ Lưu giữ nước thải không thải ra môi trường.
+ Bước 3: Khắc phục sự cố tại Trạm XLNT
+ Bước 4: Khóa van tại bể đầu vào, bơm nước thải chưa xử lý từ hồ sự cố về bể đầu vào của Trạm XLNT để tiến hành xử lý.
79
chứa nước tái sử dụng,... Như vậy trong trường hợp xảy ra sự cố, hồ chứa nước sau xử lý kết hợp hồ sự cố đảm bảo tiếp nhận NT chưa qua xử lý từ Trạm XLNT tập trung.
- Lắp đặt đường ống xả thải cùng van đóng mở từ Bể Thiếu khí 1 về Hồ điều hòa sau hầm Biogas có lót bạt HDPE (hồ sự cố) để xả thải nước thải chưa xử lý về hồ sự cố khi Trạm XLNTTT gặp sự cố.
2
Sự cố hỏng hóc do máy nén khí, máy bơm, máy khuấy do hỏng hóc, chập điện, quá tải,...
- Lắp đặt thiết bị bảo vệ cho nén khí, máy bơm máy khuấy (Zơlơ nhiệt, Atomat, khởi động từ, phao điện, thiết bị chông mất pha, chống đảo pha...) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo thông số của thiết bị và của những thương hiệu nổi tiếng, thông dụng.
- Lắp đặt đèn tiến hiệu, còi báo dừng hoạt động các thiết bị khi có sự cố.
- Mua sắm thêm máy móc, thiết bị dự phòng và tập kết trong kho của Trạm xử lý để thay thế khi cần thiết
- Hiệu chỉnh thiết bị bảo vệ máy móc, thiết bị về giá trị thực tế vận hành để bảo vệ thiết bị.
- Định ký bảo trì, bảo dưỡng và thay thế máy móc, thiết bị theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Khi có sự cố khẩn trương thay thế, sử chữa,...
3
Sự cố do tắc, vỡ đường ống thu gom nước thải từ các nhà đầu tư thứ cấp về Trạm xử lý nước thải tập trung
- Đầu tư bơm nước thải và đường ống mềm dự phòng để khi xẩy ra sự cố bơm chuyển tải nước thải trên đường ống thu gom về Trạm xử lý nước thải tập trung;
- Trên các tuyến cống thu gom đầu tư các hố ga, hố lắng nước thải để lắng bùn, đất trong nước thải.
- Định kỳ nạo vét đất, bùn thải trong các hô ga, hố lắng đưa đi xử lý để tăng hiệu quả thu gom các tuyến cống.
- Khi xẩy ra sự cố tắc hoặc vỡ đường ống thu gom, công nhân vận hành Trạm xử lý nước thải tập trung tiến hành dải đường ống, lắp đặt máy bơm đêỏ bơm chuyển tải nước thải từ hố ga, hố thu gom trên đường ống về hố hố thu kế tiếp đảm bảo nước thải được thu gom về trạm xử lý.
- Cùng với việc bơm chuyền tải tiến hành nạo vét, thay thế đường ống đảm bảo nước thải được thu gom về Trạm xử lý nước thải tập trung.
80
6.6. Biện pháp giảm thiểu sự cố từ hầm biogas:
- Theo dõi tình trạng hoạt động của hầm biogas, theo dõi áp suất khí, hệ thống đường ống thoát khí, sửa chữa khắc phục rò rỉ khí qua đường ống. Khi thấy hở khí gas (có mùi) tiến hành sửa chữa ngay.
- Không đặt các thiết bị dễ cháy và treo biển cấm lửa tại khu vực bể biogas.
- Thường xuyên theo dõi áp suất khí qua áp kế để đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống biogas.
- Pha loãng, khuấy đảo chất thải làm tăng sản lượng khí và hạn chế đóng váng, phòng tránh chất độc hại gây tắc, gây độc có thể làm chết vi sinh vật trong bể phân giải, dùng hết khí sinh học, không xả khí gas ra môi trường.
- Khi xảy ra sự cố hầm biogas, đáy hầm biogas bị thủng: Chủ cơ sở sử dụng loại bạt lót nhập khẩu chất lượng cao, khu vực bố trí hầm biogas có điều kiện địa chất tốt, nền đá tự nhiên nên sự cố đối với đáy hầm biogas là không đáng kể. Trường hợp hi hữu, dẫn đến thủng, rách hầm biogas: Ngừng dẫn nước thải về hầm có sự cố, tiến hành xử lý ngay lập tức bằng cách bơm hút toàn bộ nước trong hầm biogas bị sự cố sang hầm khác, hồ sự cố, rà soát điểm rách, thủng để hàn khắc phục.
- Định kỳ hàng năm các bể biogas sẽ được nạo hút định kỳ để giảm thiểu sự tạo váng của bể; giảm tải cho hầm Biogas đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tại hầm Biogas.
- Ngoài ra, để hạn chế các sự cố từ trạm xử lý nước thải (hư hỏng) hoặc các sự cố khí thải từ hầm biogas ra ngoài môi trường Công ty sẽ bố trí cán bộ vận hành hệ thống xử lý theo dõi và kiểm tra hàng ngày tình trạng của hệ thống hoặc lắp đặt camara theo dõi hoạt động của hệ thống để có các biện pháp xử lý kịp thời