Công trình, thiết bị lưu giữ chất thải rắn thông thường

Một phần của tài liệu Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường Đối với dự Án tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao (Trang 68 - 80)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.2. Công trình, thiết bị lưu giữ chất thải rắn thông thường

Khi trang trại đi vào hoạt động sẽ phát sinh CTR chăn nuôi như sau:

(1) Phân lợn phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở:

Toàn bộ lượng phân phát sinh sẽ được thu gom vào bể lắng phân để chứa. Đối với quá trình phân thải ra chiếm 60% lượng thức ăn. Tại đây, phân sẽ được bơm lên máy ép phân để thu hồi lượng phân khô, lượng phân còn lại sẽ theo nước đi vào hầm Biogas.

Tại hố lắng toàn bộ hỗn hợp phân và nước thải sẽ được máy bơm lên máy ép phân, tại đây phân sẽ được thu gom thêm khoảng 85-90%; Phân khô được phun chế phẩm và vận chuyển vào kho chứa để xử lý; nước sau ép được dẫn vào hầm Biogas dẫn qua lưới chắn rác để tách các chất sơ và rác trong nước. Như vậy, lượng phân thải ra hàng ngày được thể hiện qua bảng như sau:

- Lượng phân lợn phát sinh trong quá trình chăn nuôi lợn nái:

Căn cứ theo nhu cầu về thức ăn đã được tính toán ở chương 1 của báo cáo, lượng phân thải ra hàng ngày được tính chiếm khoảng 40% lượng thực ăn.

63 - Đối với lượng phân thải đi vào hầm Biogas:

+ Đối với lợn con ăn dặm: toàn bộ lượng phân sẽ theo nước rửa chuồng (nước chứa phân) vào hệ thống hố lắng phân trước khi vào Biogas. Trước khi được dẫn vào hầm Biogas dẫn qua lưới chắn rác và máy tách phân để tách các chất sơ và rác trong nước. Lượng phân thu gom tại máy ép phân chiếm khoảng 85-90% lượng phân phát sinh.

+ Đối với lợn nái và lợn đực: lượng phân thải ra được công nhân thu gom khoảng 90% lượng phân khô; còn lại 10% theo nước rửa chuồng đi vào hố lắng phân. Trước khi được dẫn vào hầm Biogas dẫn qua lưới chắn rác và máy tách phân để tách các chất sơ và rác trong nước.

Do Trang trại áp dụng biện pháp thu phân khô trước khi rửa chuồng đồng thời xây dựng hố lắng phân (trước khi vào bể biogas); Hố lắng phân có thể tích 121,6m3 (KT 4x8x3,8m) để tách phân trước khi vào Biogas. Đối với quá trình phân thải ra chiếm 40% lượng thức ăn.

Lượng phân khô thu gom tại chuồng chiếm khoảng 90% lượng phân phát sinh.

Tại hố lắng toàn bộ hỗn hợp phân và nước thải sẽ được máy bơm lên máy ép phân, tại đây phân sẽ được thu gom thêm khoảng 85-90%; Phân khô được phun chế phẩm và vận chuyển vào kho chứa để xử lý; nước sau ép được dẫn vào hầm Biogas dẫn qua lưới chắn rác để tách các chất sơ và rác trong nước. Như vậy, lượng phân thải ra hàng ngày được thể hiện qua bảng như sau:

64

Bảng 3.8. Bảng tính toán lượng phân thải phát sinh Loại gia súc nuôi

Thời gian nuôi (tuần)

Số lượng (con)

Khối lượng thức ăn (kg/ngày)

Lượng phân sinh ra (kg/ngày)

Lượng phân thu gom khô

(kg/ngày)

Lượng phân thu gom tại máy ép

phân (kg/ngày)

Lượng phân theo nước đi vào khu vực

hầm Biogas (kg/ngày)

Lợn đực giồng (365 ngày) 40 112 44,8 40,32 3,92 0,56

Lợn nái sinh sản (365 ngày) 2.400 9.600 3840 3456 336 48

Lợn con theo mẹ (30 ngày) 4.600 552 220,8 0 193 27,6

Tổng cộng 4.106 3.496 533 76

Qua bảng tính toán trên cho thấy lượng phân lớn nhất sinh ra trong ngày là: 4.106 kg/ngày, trong đó lượng phân được thu gom tại máy ép phân là 533kg/ngày; lượng phân hòa tan trong nước được dẫn vào hầm Biogas là: 76 kg/ngày; Lượng phân khô thu gom được là 3.496 kg/ngày.

Như vậy, Lượng phân khô thu được là 4.029 kg/ngày được tập kết tại nhà ép chứa phân có diện tích 84m2 (kích thước DxR=12x7m), chiều cao 4,5m tại khu chăn nuôi lợn nái của cơ sở.

* Quy đổi khối lượng phân thải phát sinh tính trên đơn vị năm.

Loại gia súc nuôi Thời gian nuôi (tuần)

Số lượng (con)

Khối lượng thức ăn (kg/năm)

Lượng phân sinh ra (kg/năm)

Lượng phân thu gom khô

(kg/năm)

Lượng phân thu gom tại máy ép phân

(kg/năm)

Lượng phân theo nước đi vào khu vực hầm Biogas

(kg/năm)

Lợn đực giồng (365 ngày) 40 633.600 253440 228096 22176 3168

Lợn nái sinh sản (365 ngày) 2.400 40.880 16352 14716,8 1430,8 204,4

Lợn con theo mẹ (30 ngày) 4.600 16.560 6624 0 5.796 828

Tổng cộng 276.416 242.813 29.403 4.200

Qua bảng tính toán trên cho thấy lượng phân lớn nhất sinh ra trong năm là: 276.416 kg/năm, trong đó lượng phân được thu gom tại máy ép phân là 29.403 kg/năm; lượng phân hòa tan trong nước được dẫn vào hầm Biogas là: 4.200 kg/năm. Lượng phân khô thu gom được là 242.813 kg/ngày.

65

- Lượng phân lợn phát sinh trong quá trình chăn nuôi thịt:

Bảng 3.9. Bảng tính toán lượng phân thải phát sinh Loại lợn Thời gian

nuôi (tuần) Định mức thức ăn (kg/ngày)

Khối lượng thức ăn (kg/ngày)

Khối lượng phân thải

(kg/ngày)

8.000 lợn thịt

1 0,15 1.200 720

2 0,3 2.400 1.440

3 0,5 4.000 2.400

4 0,6 4.800 2.880

5 0,8 6.400 3.840

6 1,05 8.400 5.040

7 1,22 9.760 5.856

8 1,41 11.280 6.768

9 1,58 12.640 7.584

10 1,76 14.080 8.448

11 1,82 14.560 8.736

12 1,91 15.280 9.168

13 2,0 16.000 9.600

14 2,09 16.720 10.032

15 2,2 17.600 10.560

16 2,2 17.600 10.560

17 2,2 17.600 10.560

18 2,2 17.600 10.560

19 2,2 17.600 10.560

20 2,2 17.600 10.560

Tổng cộng lượng thức ăn ngày lớn nhất = 17.600 kg/ngày

Theo Vũ Đình Tôn (2010) Phân lợn chứa khoảng 65-80% là nước, 18-23% chất hữu cơ, hàm lượng dinh dưỡng 6,54% P2O5 và 3,61 N, hàm lượng K và Mg 1,5%.

Như vậy trong 10,56 tấn phân/ngày có 2,904 tấn/ngày chất khô gồm các hợp chất hữu cơ, hợp chất dưới dạng vô cơ, còn lại là 7,656 m3 nước. Sau khi qua máy tách phân, lượng phân khô thu được là 2,54 tấn/ngày = 2.540 kg/ngày tương ứng với 927,1 tấn/năm = 927.100 kg/năm. Lượng phân khô thu được được tập kết tại nhà ép chứa phân có diện tích 84m2 (kích thước DxR=12x7m), chiều cao 4,5m tại khu chăn nuôi lợn thịt của cơ sở.

(2) Thực phẩm dư thừa, bao bì đựng thức ăn, vỏ bọc giống cây… theo kinh nghiệm chăn nuôi của CĐT thì có khối lượng ước tính khoảng 50,0 kg/ngày =18.250 kg/năm.

(3) Khối lượng bùn cặn phát sinh:

- Bùn cn t hm bioga:

Lượng bùn cặn trong bể Biogas được tính toán như sau:

Px = Y x (S0 – S) x Qt x 10-3

(kg/ngày) 1 + (kd x θc)

Trong đó:

+ Y: Hệ số tạo sinh khối, mgVSS/mg COD.ngày (Lấy Y = 0,1)

66

+ S0: Hàm lượng COD trong nước thải, S0 = 1.161 mg/l (theo bảng 3.6).

+ S: Hàm lượng COD trong nước thải đầu ra sau xử lý, S = 52,8 mg/l (theo bảng 3.6).

+ Qt: Lưu lượng nước thải tối đa đi vào 2 hầm (m3/ngày). Ta có: Qt = 319,5 m3/ngày.

+ kd: Hệ số phân hủy nội bào, mgVSS/mg COD.ngày. Thông thường kd = 0,02 – 0,05, chọn kd = 0,02 ngày-1.

+ c: Thời gian lưu nước trong bể. Chọn c= 45 ngày.

Thay các giá trị trên vào công thức ta được hàm lượng bùn sinh ra là:

+ Thay các giá trị trên vào công thức ta được khối lượng bùn sinh ra hàng ngày trong hầm Biogas là:

Px = 0,1 x (1.161 – 52,8) x 319,5 x 10-3

= 18,64 (kg/ngày) 1 + (0,02 x 45)

Lượng bùn cặn sinh ra từ Hầm Biogas là: 18,64kg/ngày tương đương với 6.801,87 kg/năm.

- Bùn cn t h chứa nước thi, h sinh hc, h chứa nước sau x lý:

+ Đối với khu chăn nuôi lợn nái: Lượng bùn lắng cặn ước tính tại các hồ chứa nước thải, hồ sinh học, hồ chứa nước sau xử lý (tổng diện 4.710 m2) là 0,01 m. Tổng khối lượng bùn lắng cặn phát sinh là: 4.710 m2 x 0,01 m = 47,1 m3/năm tương đương với 70,65 tấn/năm=70.650 kg/năm.

+ Đối với khu chăn nuôi lợn thịt: Lượng bùn lắng cặn ước tính tại các hồ chứa nước thải, hồ sinh học, hồ chứa nước sau xử lý (tổng diện 5.550 m2) là 0,01 m. Tổng khối lượng bùn lắng cặn phát sinh là: 5.550 m2 x 0,01 m = 55,5 m3/năm tương đương với 83,25 tấn/năm=83.250 kg/năm.

(Trong đó: Tỷ trọng riêng của bùn thải từ hệ thống xử lý 1,5 tấn/m3).

Vậy tổng lượng bùn thải từ hồ chứa nước thải, hồ sinh học, hồ chứa nước sau xử lý phát sinh tại trang trại là: 153,9 tấn/năm = 153.900 kg/năm.

- Bùn thi t Trm x lý nước thi:

+ Đối với trạm xử lý nước thải tập trung công suất 200 m3/ngày đêm tại khu chăn nuôi lợn nái: Lượng bùn cặn từ hệ thống XLNT: 0,3% x 148,9 m3/ngày = 0,45 m3/ngày = 0,67 tấn/ngày = 670 kg/ngày = 244.550 kg/năm.

+ Đối với trạm xử lý nước thải tập trung công suất 280 m3/ngày đêm tại khu chăn nuôi lợn thịt: Lượng bùn cặn từ hệ thống XLNT: 0,3% x 174,7 m3/ngày = 0,524 m3/ngày

= 0,78 tấn/ngày = 780 kg/ngày = 284.700 kg/năm

(Trong đó: Tỷ trọng riêng của bùn thải từ hệ thống xử lý 1,5 tấn/m3).

Vậy tổng lượng bùn thải từ 02 Trạm xử lý nước thải tập trung của Trang trại là:

529.250 kg/năm.

(4) Lợn chết không do dịch bệnh:

- Khu vực chăn nuôi lợn nái: Số gia súc ốm chết trong quá trình nuôi chiếm khoảng 5%. Do đó, với quy mô heo con sinh ra là 24.000 con/năm thì số lượng heo con ốm chết

67

khoảng là 1.200 con/lứa tương đương 2.400 con/năm. Lợn con có khối lượng từ 5-7kg.

Như vậy lượng chất thải này phát sinh là 16.800 kg/năm = 16,8 tấn/năm.

- Khu vực chăn nuôi lợn thịt: Số lượng gia súc ốm chết chủ yếu là gia súc hoặc khi xảy ra dịch bệnh; số gia súc ốm chết trong quá trình nuôi chiếm khoảng 0,5%. Do đó, với quy mô chăn nuôi lợn có 16.000 con lợn thịt/năm thì số lượng lợn ốm chết khoảng là 80 con/năm tương đương với 1.440 kg/năm = 1,44 tấn/năm (Lợn ốm chết tập trung chủ yếu vào đầu thời kỳ chăn nuôi khi lợn con cai sữa mới nhập đàn về, khối lượng lợn thời điểm này dao động từ 7-30kg/con).

Như vậy tổng số lợn chết không do dịch bệnh là: 16,8+1,44 = 18,24 tấn/năm = 18.240 kg/năm.

(5) Khối lượng nhau thai trong quá trình sinh sản của lợn nái: Lượng chất thải này ước tính khoảng 12 tấn/năm (Khối lượng nhau thai phát sinh khoảng 2,5kg/nái/lứa, tương đương 2,5kg/nái/lứa x 2.400 nái x 2 lứa = 12.000 kg/năm).

3.2.2. Bin pháp x lý, công trình, thiết b lưu giữ.

Để giảm thiểu tác động do CTR sản xuất phát sinh trong hoạt động của trang trại, chủ cơ sở đã xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị lưu giữ và đưa ra các biện pháp giảm thiểu như sau:

(1) Phân lợn thải phát sinh: Khối lượng phân khô thu được tại chuồng chăn nuôi lợn nái và lượng phân khô thu được tại máy ép phân Phân sau khi thu gom sẽ được phun chế phẩm sinh học EM với định mức 0,01 lít/1 tấn phân (chế phẩm gốc được pha loảng tỷ lệ 1/100 để phun lên phân sau ép; trộn đều trước khi đóng bao) để tiếp tục phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ trong phân và giảm mùi; đóng bao và được chuyển về kho chứa phân;

Phân sau khi ủ tại kho chứa một phần được sử dụnng để bón cho cây trồng trong trang trại;

cung cấp làm phân bón trong nông nghiệp tại địa phương. Tần suất thu gom 02 lần/ngày vào sáng và chiều.

* Công trình lưu chứa phân thải phát sinh:

- Nhà chứa phân: Chủ cơ sở đã xây dựng 2 nhà chứa phân tại mỗi khu chăn nuôi lợn nái và chăn nuôi lợn thịt có diện tích 84 m2/nhà. Nhà kho lưu giữ chất thải được xây dựng kiên cố, xung quanh được xây bao quanh bằng tường xây gạch ống 8x8x18cm vữa XM M75, trát mặt vữa XM M75, tường mặt ngoài quét vôi cao 4,5m. Mái lợp tôn dày 3,5 zem.

Bê tông nền Mac 200 và sử dụng chế phẩm sinh học để giảm thiểu mùi và khí thải thải ra môi trường.

- Thu phân tại máy ép phân: Chủ cơ sở đã xây dựng 2 nhà đặt máy ép phân tại mỗi khu chăn nuôi lợn nái và chăn nuôi lợn thịt có diện tích 32 m2/nhà, phân sau máy ép phân được vận chuyển đến nhà ủ phân để ủ theo quy định trước khi sử dụng. Bhà kho lưu giữ chất thải được xây dựng kiên cố, xung quanh được xây bao quanh bằng tường gạch cao 3,0m, Mái lợp tôn dày 3,5zem che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải.

68

Nền kho được đổ bê tông mác 200, dầy 15cm, bao quây xung quanh bằng lưới và sử dụng chế phẩm sinh học để giảm thiểu mùi và khí thải thải ra môi trường.

+ Thiết bị tách ép phân: Hiện nay trang trại đã trang bị 02 máy ép phân (mỗi khu chăn nuôi lợn nái, và khu chăn nuôi lợn thịt bố trí 1 máy), loại máy trục vít MC-800S có công suất 20 m3/h. Máy ép phân được đặt trong nhà đặt máy ép phân có diện tích 32 m2, có mái tre, tường xây gạch, nền bê tông (cạnh hố thu gom phân và nước thải).

+ Đơn vị cung ứng và lắp đặt: Công ty TNHH công nghệ Minh Châu.

+ Các thông số cơ bản của máy ép phân:

Bảng 3.10. Thông số kỹ thuật của máy ép phân

Stt Thiết bị Thông số kỹ thuật

1 Máy tách

- Công suất hoạt động: 20 m3/h

- Độ ẩm tối đa của sản phẩm ép: 72%;

- Nguồn điện: 03 pha, 360-420V/50Hz - Thời gian làm việc liên tục trong 5 giờ

2 Sàn trượt nghiêng cô đặc phân

- Vật liệu: Thép không gỉ inox 304;

- Kích thước: 0.8×0.95m;

- Kích thước khe sàng: 0,8/0,5/0,3mm (tùy thuộc vào đặc tính của phân);

- Bộ cục rung gắn với máy

3 Bộ phận trục vít ép khô phân

- Điện năng tiêu thụ: 4,0 kw/h;

- Vật liệu: trục vít bằng thép không rỉ - Chất liệu: thép không gỉ Inox 304.

- Kích thước khe sàng: 0,5/0,3mm tùy chọn đặc tính phân - Motor kết nối với bộ phận trục vít

4 Buồng ép

- Chất liệu: bằng thép không gỉ và sắt sơn tĩnh điện - Họng ống nạp liệu: có

- Họng ống hồi lưu: có - Họng ống xả nước ép: có

5 Thân máy

- Chất liệu: làm bằng inox 304

- Máy ép tách phân có 03 đường ống kết nối: Ống cấp liệu bằng ống nhựa lõi thép Ф75,

ống hồi lưu ống nhựa lõi thép Ф75 và ống xả được kết bằng ống nhựa PVC Ф110

- Đường ống cấp liệu được kết nối với bơm hút chìm.

- Đường ống hổi lưu được thả về bể chứa chất thải nhằm hồi lưu lượng lượng phân cung cấp dư thừa máy chưa xử lý kịp.

- Đường thoát nước thải sau ép được đưa vào bề biogas - Máy có lò xo và ốc điều chỉnh lực ép phân tại đầu ra máy tách giúp điều chỉnh độ ẩm phù hợp của phần chất thải rắn sau tách.

6

Máy bơm chìm chuyên dụng hút

phân

- Có khả năng hút được dịch phân lợn có tỷ lệ vật chất khô 15%

- Nguồn điện: 03 pha, 360-420V/50Hz.

- Chất liệu vỏ: sắt sơn tĩnh điện, chống bám dính - Điện năng tiêu thụ: 3 kw/h;

- Công suất bơm: 15-30 m3/h.

69

- Cấp bảo vệ chịu nước: IP68;

- Tốc độ mô tơ: 1450 vòng/phút;

- Tích hợp thiết bị ngắt điện chống cạn nước, quá tải, quá dòng, quá nhiệt: có.

- Bộ phận cắt rác: có

- Cáp điện gắn liền mô tơ: 5m

* Nguyên lý hoạt động ca máy ép phân:

Máy tách phân chăn nuôi dòng MC-800S sàng trượt là hệ thống máy tách 2 cấp, kết hợp hệ thống sàng nghiêng và trục vít giúp cho việc xử lý đạt hiệu quả cao hơn. Lượng phân thu hồi đạt 85-90%.

+ Tách cấp 1: Chất thải được chảy qua hệ thống sàng trượt kích thước lỗ 0.5/0.3mm.

+ Tách cấp 2: Chất thải chảy qua hệ thống trục vít và sàng quay.

Sau khi rửa chuồng, toàn bộ chất thải chăn nuôi bao gồm nước thải và phân được đưa xuống hệ thống bể chứa phân. Tại đây máy tách được trang bị máy bơm hút chìm để hút chất thải lên máy tách. Lượng nước sử dụng rửa chuồng trung bình 30 lít/con, lượng phân thải trung bình 2kg/con, nồng độ chất rắn trong nước thải rất thấp. Vì vậy, nước thải được bơm lên hệ thống tách cấp 1 thông qua hệ thống sàng nghiêng và cục rung với kích thước lỗ sàng 0,5/0,3mm giữ lại chất rắn và chảy xuống hệ thống tách cấp 2 (trục vít). Ở giai đoạn tách cấp 1, phần phân rắn sẽ được giữ lại nhưng phân còn khác ướt. Nên sau đó phần phân rắn được cô đặc sẽ chảy xuống hệ thống trục vít và sàng quay của máy để ép khô.

Việc ép khô phân sẽ giúp thuận tiện cho việc đóng bao, vận chuyển phân đến các đơn vị thu mua phân cũng như quá trình ủ phân được nhanh chóng dễ dàng, không bị phát sinh mùi.

Nước thải sau khi đi qua hệ thống máy ép sàng trượt sẽ được loại bỏ phần phân rắn rồi chảy ra ngoài bằng ống xả chảy vào biogas. Việc sử dụng máy tách phân sàng trượt loại bỏ cặn SS đến 60% thành phần ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi, giúp cho giai đoạn xử lý nước thải phía sau đơn giản hơn. Và giảm việc đầy bể Biogas.

Hình 3.12. Sơ đồ hoạt động của máy tách phân sàng trượt kết hợp trục vít MC-800S

70

Hình 3.13. Máy ép phân trục vít MC-800S

(2) Chất thải rắn thông thường gồm vỏ bao bì thức ăn chăn nuôi, vỏ bọc giống cây

được tập kết vào nhà chứa rác thải có diện tích 35m2, kích thước BxLxH=5x7x4,2m (Chủ cơ sở đã xây dựng 02 kho chứa chất thải chung; mỗi khu chăn nuôi lợn nái và chăn nuôi lợn thịt bố trí 1 nhà chứa rác thải riêng); phần lưu chứa chất thải rắn thông thường có diện tích khoảng 15m2. Trong kho có thùng chứa 100 lit để chứa rác thải. Đối với bao bì chứa thức ăn chăn nuôi được xếp gọn gàng, lưu trong kho để tận dụng làm bao chứa phân khô.

+ Kết cấu: Nhà kho lưu giữ chất thải được xây dựng kiên cố, xung quanh được xây bao quanh bằng tường gạch cao 4,2(m); phần trên là tôn nền đảm bảo không cháy, có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải. Nền kho được đổ bê tông đá 1x2 mác 200, dầy 15cm.

* Các chất thải không tái sử dụng được, được thu gom và hợp đồng với đơn vị chức năng đến thu gom vận chuyển, xử lý và chuyển giao xử lý chất thải nguy hại theo quy định.

(3) Bùn cặn phát sinh tại cơ sở:

- Bùn thải từ hệ thống xử nước thải được định kỳ 01 năm/lần chủ cơ sở thuê đơn vị chức năng đến thu gom, vận chuyển đem đi xử lý theo đúng quy định.

- Bùn cặn từ hầm bioga và ao sinh học của cơ sở định kỳ 01 năm/lần thu gom để làm phân bón cho cây trồng tại trang trại, chỉ xuất bán khi dư thừa.

Lượng bùn này được xử lý bằng cách dùng chế phẩm DW97, DW98: 1 gói DW 97, DW 98 (20g)/m3 hầm biogas, hoà nước đổ vào đường nạp phân định kỳ 12 tháng một lần (DW 97, DW 98 là tổ hợp các vi sinh vật có khả năng phân huỷ nhanh các thành phần khó tiêu trong cặn bã của bể phốt như xenlulo, kitin, pectin, tinh bột, protein, lipit và một số

Một phần của tài liệu Báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường Đối với dự Án tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)