5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.4.2. Giai đoạn vận hành
5.4.2.1. Về thu gom và xử lý nước thải
* Trách nhiệm của các hộ dân:
23
- Xây dựng bể tự hoại để xử lý sơ bộ nước thải nhà vệ sinh; Xây dựng bể tách dầu mỡ để xử lý nước thải nhà ăn; lắp đặt lưới chắn rác để xử lý sơ bộ nước thải tắm giặt sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để xử lý trước khi thải ra môi trường;
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, thoát nước và đấu nối vào đường ống chờ do chủ đầu tư lắp đặt để dẫn về hệ thống thoát nước chung của dự án.
* Về trách nhiệm của chủ đầu tư:
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của dự án. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Quản lý, bảo trì, vận hành thường xuyên công trình xử lý nước thải tập trung đảm bảo đạt QCVN14:2008/BTNMT, cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường;
- Bố trí nguồn kinh phí để vận hành, duy trì hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
- Thực hiện việc quan trắc nước thải theo định kỳ; bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải; đào tạo cán bộ vận hành hệ thống,...
5.4.2.2. Về bụi, khí thải
* Trách nhiệm của chủ đầu tư:
- Trồng cây xanh khu vực công viên các vị trí quy hoạch.
- Trồng cây xanh trên vỉa hè dọc theo các tuyến đường (hố trồng cây bố trí vào giữa 2 lô đất, khoảng cách trồng cây từ 10-16m/cây; đặt cách mép bó vỉa đường 2,0m và thẳng hàng theo tuyến đường) và trong khu vực dự án theo đúng mặt bằng quy hoạch đã được phê duyệt; đúng tỉ lệ cây xanh theo quy định.
- Thành lập tổ vệ sinh môi trường thực hiện công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, quét doạn vệ sinh đường giao thông và khuôn viên các công trình công công, duy tu bão dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật, khơi thông cống rãnh định kỳ trong dự án.
* Trách nhiệm của các hộ dân:
- Chủ động vệ sinh hàng ngày đối với khu vỉa hè trong phạm vi phía trước mỗi khu nhà.
- Để rác đúng quy định về thời gian và địa điểm;
- Đối với khu vực nhà bếp phải trang bị bộ phận hút, lọc khói bếp trước khi thải ra môi trường.
- Các hộ dân khi xây dựng nhà cửa phải có biện pháp thu gom, quản lý vật liệu; hạn chế rơi vãi, phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh; khi vận chuyển nguyên nhiên vật liệu phục vụ thi công dự án, yêu cầu nhà cung cấp phủ bạt kín, chở đúng tải trọng xe theo quy định,…
24
5.4.2.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường
- Cung cấp các văn bản pháp lý liên quan và giới thiệu dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, sản xuất, chất thải nguy hại cho các thành viên trong Khu dân cư.
- Đối với bùn cặn phát sinh từ các hố gas, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để nạo hút với tần suất 6 tháng/lần.
- Bố trí khu vực tập kết chất thải rắn tập trung trong khu dân cư, chỉ được lưu giữ trong ngày.
- Các hộ dân: thu gom, lưu giữ và tập kết chất thải rắn đúng nơi quy định; tuyệt đối không được vứt bừa bãi ra vỉa hè, lòng đường.
5.4.2.4. Công trình biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do chất thải nguy hại (CTNH)
- Đơn vị quản lý khai thác vận hành dự án phải thường xuyên duy tua bảo dưỡng công trình, kịp thời sửa chữa những hỏng hóc hư hại đảo bảo an toàn lưu thông trên đường, hạn chế các tai nạn giao thông, giảm thiểu phát sinh dầu nhớt, dẻ lau dính dầu mỡ trong quá trình sửa chữa, cứu hộ gia thông.
- Thành lập tổ công tác liên ngành tuần tra, kiểm soát, xử phạt các hành xả rác ra đường đặc biệt là các loại rác thải nguy hại.
- Chính quyền địa thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở người dân không được xả rác ra đường.
- Với rác thải rắn nguy hại và bùn phát sinh từ trạm xử lý nước thải tập trung thì đơn vị quản lý vận hành hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý theo quy định.
5.4.2.5. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải a. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung
Các biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn được để xuất như sau:
- Khuyến cáo, hạn chế các xe có tải trọng lớn ra vào dự án. Lực lượng chức năng đảm bảo không để xe quá tải trọng với thiết kế đường lưu thông trên tuyến đường.
- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì đường, đặc biệt là mặt đường để giảm tiếng ồn, độ rung sinh ra do sự tương tác giữa lốp ô tô với mặt đường.
- Kiểm soát các phương tiện vận chuyển lưu thông trên đường chở đúng tải trọng cho phép.
- Tuyên truyền nhắc nhở nâng cao ý thức người tham gia giao thông, không bấm còi khi không cần thiết và vào các giờ từ 23h- 6h sáng.
b. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến tình hình kinh tế - xã hội
25
Khi dự án đi vào hoạt động có tác động rất tích cực đến tình hình kinh tế xã hội địa phương, bên cạnh đó cũng sẽ phát sinh một số tác động tiêu cực. Để giảm thiểu các tác động tiêu cự, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác an ninh trật tự. Tuyên truyền, nhắc nhở nâng cao văn hóa, ý thức cộng đồng, cảnh giác và phòng tránh các tệ nạn xã hội.
5.4.2.4.. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do rủi ro và sự cố a. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do sự cố mưa bão, lũ lụt
Để khắc phục và hạn chế tối đa các thiệt hại do mưa, bão chủ đầu tư cần thực hiện một số biện pháp, giải pháp sau:
- Hàng năm trước mùa mưa bão đơn vị quản lý khai thác vận hành dự án tổ chức kiểm tra, nạo vét khơi thông tuyến rãnh thoát nước và các tuyến thoát mước lân cận dự án.
- Thường xuyên cập nhập tình hình thời tiết trên địa bàn để có kế hoạch ứng phó kịp thời.
b. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ra tai nạn giao thông
- Đơn vị quản lý vận hành dự án thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì mặt đường, đặc biệt là mặt đường để đảm bảo các phương tiện lưu thông an toàn.
- Kiểm soát các phương tiện vận chuyển lưu thông trên đường chở đúng tải trọng cho phép.
- Tuyên truyền nhắc nhở nâng cao ý thức người tham gia giao thông, đảo bảo tham gia giao thông đúng luật.
- Đặt các biển chỉ dẫn, cảnh báo trên đường.
- Kịp thời khắc phục những hư hại, dự cố trên tuyến đường.
c. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro do sự cố sụt lún, hư hỏng công trình Đơn vị quản lý vận hành dự án thường xuyện kiểm tra giám sát chất lượng công trình, kịp thời có biện pháp xử lý khi công trình có dấu hiệu sụt lún, hư hỏng.