2.2.1. Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật
Dự án triển khai nhằm đáp ứng quá trình đô thị hóa trên phạm vi toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Hậu Lộc nói riêng, đáp ứng nhu cầu về nhà ở đặc biệt là trong khu dân cư mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với quy hoạch đô thị, giao thông, hạ tầng kỹ thuật - cấp, thoát nước, cảnh quan môi trường.
Địa điểm thực hiện dự án chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, hiện tại năng suất cây trồng không cao; xung quanh không có các nhà máy, xí nghiệp, khu xử lý chất thải…;
không thuộc vùng sinh thái nhạy cảm, không có các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh sách cấm gần khu vực dự án; mặt khác có hệ thống sông tiêu (kênh tiêu) có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho khu vực huyện Hậu Lộc. Vì vậy chất lượng các thành phần môi trường tương đối tốt, đảm bảo khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án; môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án; môi trường nước, môi trường đất đảm bảo tiếp nhận nước thải của dự án; không ảnh hưởng tới các vùng sinh thái nhạy cảm.
Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng và phát triển một khu dân cư đẹp, hiện đại tiên tiến hòa mình với cảnh quan thiên nhiên. Việc thực hiện dự án góp phần đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và một số công trình xã hội thiết yếu theo Quy hoạch được duyệt tạo cơ sở hình thành một khu dân cư mới đồng bộ, đáp ứng nhu cầu về nhà ở càng tăng trên địa bàn;
phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Hậu Lộc đã được phê duyệt.
70
2.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường
Để đánh giá chất lượng môi trường nền tại khu vực dự án từ ngày 28/11/2022, Chủ dự án đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Thanh Hóa tiến hành đo đạc các thông số môi trường tại khu vực thực hiện dự án. Kết quả như sau:
a. Chất lượng môi trường không khí
- Các thông số được lựa chọn để phân tích đánh giá môi trường không khí gồm:
Tiếng ồn, bụi lơ lửng, SO2, NO2. Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án được so sánh với:
+ QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
Mẫu Tọa độ VN 2000
Vị trí
X Y
KK1 595755.32 2201355.34 Khu vực trung tâm dự án - Kết quả phân tích: Phiếu kết quả phân tích – Phụ lục báo cáo;
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. 6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
TT
VỊ TRÍ LẤY MẪU
N.độ (oC)
Đ.ẩm (%)
V.t.gió (m/s)
T.ồn (dBA)
SO2 (g/m 3)
NO2 (g/m 3)
CO (g/m 3)
Bụi (g/m 3)
Mẫu KK1 18,5 70,2 0,4-1,1 57 30,9 45,5 <350
0 136,0
QĐ 3733/2002/BYT QCVN 05:2013/BTNMT QCVN 26:2010/BTNMT
16-34 - -
80 - -
0,2-1,5 - -
85 - 70
5.000 350 -
5.000 200 -
8.000 300 - (Nguồn: Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng tỉnh Thanh hóa)
Nhận xét: Qua kết quả phân tích môi trường không khí và tiếng ồn khu vực thực hiện dự án, tất cả các chỉ tiêu môi trường tại khu vực dự án đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05: 2013/BTNMT và QCVN 26: 2010/BTNMT.
71
b. Chất lượng môi trường nước mặt
- Các thông số được lựa chọn để phân tích đánh giá môi trường nước gồm: pH, BOD, TSS, N/NH4+, Coliform, dầu mỡ. Kết quả phân tích mẫu nước tại khu vực dự án được so sánh với:
+ QCVN 08-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Vị trí lấy mẫu: Sơ đồ vị trí lấy mẫu phân tích – Phụ lục báo cáo;
Mẫu Tọa độ VN 2000
Vị trí
X Y
NM1 595865.50 2201341.90 Mương thoát nước thủy lợi phía Đông dự án
- Kết quả phân tích: Phiếu kết quả phân tích – Phụ lục báo cáo;
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. 7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước
TT Vị trí lấy
mẫu pH BOD5
(mg/l)
COD (mg/l)
Dầu mỡ (mg/l)
TSS (mg/l)
N/NH4 + (mg/l)
Coliform (MNP/10 0ml)
1 NM1 6,85 12,5 19,6 <0,3 26,2 0,61 1500
2 NM2 7,05 10,6 15,6 <0,3 23,5 0,32 1300
QCVN 08- MT:2015/BTNM T, cột B1
5,5 –
9 15 30 1 50 0,9 7.500
(Nguồn: Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng tỉnh Thanh hóa)
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực thực hiện dự án, tất cả các chỉ tiêu môi trường nước tại khu vực dự án đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
2.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh học a. Thực vật:
72
- Thực vật trên cạn: Nhìn chung trong vùng thực hiện dự án chủ yếu là các loại hoa màu như: lúa, khoai lang, khoai môn, bầu, bí, ngô, đu đủ, cà chua,…. Thảm thực vật hoang dại còn lại chỉ là những cây thân cỏ và bụi mọc trên các vùng đất ruộng bỏ hoang.
- Thực vật dưới nước: Nhìn chung thảm thực vật dưới nước trong vùng thực hiện dự án chủ yếu bao gồm các nhóm sinh vật nổi như: tảo lam, tảo silic, tảo lục, bèo, rau muống…
Thực vật đáy nghèo, các loài nghi nhận được phần lớn là các loài thực vật thuỷ sinh sống chìm một phần hoặc chìm hoàn toàn trong nước như: các loài cỏ chát, rong khét, rong bột,...
b. Động vật:
- Động vật trên cạn: Trong vùng thực hiện dự án qua kết quả điều tra khảo sát khu vực dự án cho thấy, hiện nay không có một loài động vật quý hiếm nào thuộc sách đỏ Việt Nam và thế giới do khu vực dự án không nằm trong vành đai phân bố đa dạng động thực vật của tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay khu vực chỉ có một số loài vật nuôi tại gia đình như:
trâu, bò, lợn, gà, dê,...
- Động vật dưới nước: Trong vùng thực hiện dự án có các nhóm sinh vật ở đây bao gồm động vật nổi như: các nhóm giáp xác, Trùng bánh xe, Giáp xác chân chèo. Các động vật đáy chủ yếu là các loại ấu trùng. Ngoài ra, còn có các loài động vật thủy sinh như: tôm, cua, cá, ốc…. ở trong môi trường nước tại khu vực thực hiện dự án.
73