Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường dự Án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, gpmb dự Án khu dân cư mới bên sông cầu chày, thị trấn ngọc lặc, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa (Trang 20 - 26)

5.4.1. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng dự án

5.4.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng:

a/ Các biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt:

- Đối với nước thải từ quá trình tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh tay chân được đưa về hố

19

lắng có V = 4,0m3; nước thải từ quá trình ăn uống được đưa về bể tách dầu mỡ thể tích 1 m3 (kích thước: 1m x 1m x 1m); các bể kết cấu bằng đất đầm chặt, phủ bạt nhựa HDPE xung quanh. Nước thải sau xử lý được thoát ra mương thoát nước phía Đông dự án.

- Nước thải từ quá trình vệ sinh cá nhân (đại tiện, tiểu tiện) được xử lý bằng 6 nhà vệ sinh di động (Đơn vị thi công thuê và đặt tại khu lán trại). Hợp đồng với đơn vị chức năng định kỳ hút bùn cặn (tần suất 01 lần/ngày) bằng xe chuyên dụng.

b/ Các biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải xây dựng

- Lượng nước thải này được thu gom về 01 bể lắng có dung tích khoảng 12,0 m3 (được xây dựng bằng cách đào hồ sau đó dùng vải địa kỹ thuật (HDPE) lót đáy và thành để chống thấm, kích thước mỗi bể là 3,0m x 2,0m x 2,0m) tại khu vực lán trại trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

c/ Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn gồm:

- Quét dọn vệ sinh sau mỗi ngày làm việc hạn chế các chất ô nhiễm bị cuốn theo nước mưa làm ô nhiễm nguồn nước.

- Tạo bờ bao quanh khu vực tập kết nguyên vật liệu nhằm hạn chế nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, cát, vật liệu xây dựng...

- Tạo các rãnh thoát nước tạm thời tại các vị trí trũng thấp để thoát nước, tránh tình trạng ngập úng. Cuối rãnh thoát nước bố trí hố lắng để lắng và loại bỏ đất, cát, rác thải vương vãi…

- Tại bãi đổ thải, đổ thải đến đâu thực hiện đầm nén, san gạt, lu lèn đến đó để phòng tránh nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, cát ra môi trường.

5.4.1.2. Về bụi, khí thải

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động gồm: Quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang, kính...theo quy định, công nhân phải được bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Số lượng 2 bộ/người/năm.

- Đối với hoạt động đào đắp, hoạt động đổ thải, thực hiện trút đổ đến đâu, san gạt lu lèn đến đó để giảm bụi khuếch tán vào môi trường.

- Thực hiện phát quang đến đâu, vận chuyển đưa đi đổ thải đến đó để tránh phát tán bụi và mùi gây ảnh hưởng đến các khu vực lân cận.

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá tới mức tối đa, các máy móc thi công hiện đại và hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao nhằm hạn chế tối đa phát sinh bụi từ khí thải.

- Các xe vận tải chuyên chở nguyên vật liệu cho quá trình thi công xây dựng phải có bạt che kín thùng xe. Phun nước rửa sạch bùn đất dính bám trên lốp xe trước ra khỏi công trường.

5.4.1.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý CTR thông thường - Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt

20

+ Trang bị 03 thùng đựng rác có nắp đậy (dung tích 30 lít/thùng) đối với rác thải sinh hoạt không tái chế và 1 thùng composite (120l) đối với rác thải sinh hoạt tái chế tại vị trí lán trại công nhân và khu vực công trường thi công.

+ Toàn bộ rác thải sinh hoạt được đơn vị thi công thuê đơn vị chức năng vận chuyển và xử lý theo quy định với tần suất 01 ngày/lần.

- Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn xây dựng

+ Sinh khối thực vật phát quang: khối lượng 41,4 tấn được thu gom và hợp đồng vơi Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Thanh hóa đưa đi xử lý.

+ Chất thải rắn xây dựng rơi vãi có khối lượng là 296,81 tấn được thu gom, phân loại. Chất thải rắn tái chế được sẽ được thu gom và bán cho các cơ sở phế liệu trên địa bàn. Chất thải rắn không tái chế được sẽ được vận chuyển về bãi đổ thải.

+ Khối lượng sắt, thép thừa, bao bì xi măng khoảng 20,01 tấn thu gom tập trung về khu vực lán trại công nhân để tái sử dụng hoặc bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn.

5.4.1.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

- Toàn bộ chất thải nguy hại được trang bị 03 thùng chuyên dụng 120 lít/thùng để thu gom (trong đó 02 thùng chứa dầu nhớt thải và 01 thùng chứa chất thải rắn nguy hại).

Các thùng chứa chất thải nguy hại đều có nắp đậy kín, bên ngoài thùng có biểu tượng cảnh báo nguy hại, có dán nhãn mác và được đặt trong góc nhà kho diện tích khoảng 10m2 để chờ đưa đi xử lý.

- Các thùng chứa đều có dán nhãn mác, nắp đậy theo đúng quy định đặt tại khu vực có mái che bằng tôn, nền cao, tránh nước mưa. Hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

5.4.1.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và các sự cố môi trường - Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung

+ Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì, nhằm đảm bảo an toàn trong thi công và đảm bảo các quy chuẩn về môi trường;

+ Hạn chế tối đa các máy móc, phương tiện thi công hoạt động đồng thời.

+ Các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công phải đảm bảo độ rung nằm trong giới hạn cho phép QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

- Biện pháp giảm thiểu tác động do tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

+ Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân trong quá trình thi công theo quy định; bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho công nhân.

+ Phương tiện vận chuyển sử dụng đảm bảo các quy định về đặc tính kỹ thuật tuân thủ theo đúng tuyến đường vận chuyển đã được phê duyệt; quá trình tập kết nguyên vật liệu tránh tập trung vào một thời điểm, không vận chuyển vào giờ đi làm, tan làm của

21 công nhân trong khu cụm công nghiệp.

+ Không đậu đỗ tập trung các phương tiện dọc tuyến đường đi tỉnh 515 đoạn cắt trục đường đi vào khu vực dự án.

+ Trong điều kiện trời mưa lớn đơn vị thi công cần dùng toàn bộ quá trình thi công để đảm bảo an toàn cho công nhân như máy móc, thiết bị.

+ Lắp đặt biển báo công trường đang thi công tại những nơi phù hợp, dễ quan sát.

- Biện pháp giảm thiểu tác động do sự cố cháy nổ

+ Lắp đặt biển báo hiệu nguy hiểm tại khu vực kho chứa nhiên liệu dễ cháy nổ và đặt biển cấm lửa tại khu vực này.

+ Trang bị 02 bình bọt chữa cháy (bình CO2) tại khu vực lán trại công nhân để kịp thời dập tắt các đám cháy khi mới phát sinh; 01 máy bơm nước chữa cháy, 01 bể cát.

+ Hợp đồng với đơn vị có chức năng tiến hành rà phá bom, mìn, vật nổ trong khu vực Dự án trước khi thi công xây dựng.

+ Các máy móc, thiết bị sử dụng điện trong quá trình thi công cần chú ý đến các biện pháp an toàn như: dây dẫn điện phải đảm bảo tiêu chuẩn và đấu nối với các thiết bị trung gian phải có cầu dao ngắt điện, nhằm giảm thiểu các sự cố do chập điện gây cháy nổ.

- Biện pháp giảm thiểu tác động do sụt, lún nền

+ Tuân thủ nghiêm biện pháp thi công san nền theo thiết kế đã được phê duyệt, tiến hành thực hiện các biện pháp khơi thông dòng chảy bề mặt.

+ Trong quá trình san nền nếu phát hiện các hiện tượng sụt, lún nền đơn vị thi công cần khoanh vùng sau đó báo cáo lại chủ đầu tư để đưa ra biện pháp xử lý.

5.4.2. Giai đoạn vận hành:

5.4.2.1. Về thu gom và xử lý nước thải

a. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn gồm:

- Chủ dự án thiết kế, thi công hệ thống thoát nước mưa đảm bảo kỹ thuật và chất lượng để thu gom tiêu thoát hết nước mưa cho khu dân cư. Thiết kế thoát nước mưa đi riêng với hệ thống thoát nước thải. Thi công tuyến cống thoát nước mưa và hướng thoát nước theo đúng thiết kế đã được phê duyệt. Cống thoát nước mưa là các cống B500, B600:

+ Kết cấu rãnh B500, B600 trên vỉa hè: Móng, thân rãnh bằng BTCT M200 dày 15cm, tấm đan bằng BTCT M250 dày 10cm; thân rãnh đặt trên lớp BTXM lót đá 4x6 M100.

+ Kết cấu rãnh B500, B600 nằm dưới lòng đường: Móng, thân rãnh bằng BTCT M200 dày 15cm, tấm đan bằng BTCT M250 dày 15cm; thân rãnh đặt trên lớp BTXM lót đá 4x6 M100.

Vị trí điểm thoát nước mưa được bố trí trên đường giao thông chính của khu vực qua hệ thống ga thu đã có sẵn.

- Yêu cầu các nhà đầu tư thứ cấp thi công xây dựng hệ thống thoát nước mưa phù

22

hợp để đấu nối với hệ thống thoát nước mưa trong khu dân cư.

- Định kỳ nạo vét, khơi thông và cải tạo khi bị hư hỏng xuống cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa cho khu dân cư, đảm bảo tiêu thoát khi có mưa, không gây ngập úng.

b. Các biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt:

- Đối với nước thải từ quá trình tắm rửa, giặt giũ (nước xám): được thu gom qua song chắn rác về hố ga được bố trí tại mỗi căn hộ để xử lý sơ bộ dẫn ra hệ thống thoát nước mưa của khu vực và thoát ra sông Dừa.

- Đối với nước thải nhà ăn được đi qua bể tách dầu mỡ tại mỗi hộ gia đình và được dẫn về hệ thống mương thu gom nước thải của dự án bằng tuyến đường ống cống D300 sau đó được đấu nối với trạm xử lý nước thải theo điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt. Nước thải được thu gom và xử lý tại cụm bể xử lý nước thải tập trung công suất 121,94m3/ngđ.

- Đối với nước thải nhà vệ sinh đi qua bể tự hoại Sau đó, nước thải được dẫn về hệ thống mương thu gom nước thải của dự án bằng tuyến đường ống cống D300 sau đó được đấu nối với trạm xử lý nước thải theo Quy hoạch chi tết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt. Nước thải được thu gom và xử lý tại cụm bể xử lý nước thải tập trung công suất 121,94m3/ngđ.

- Nước thải sau khi xử lý ở cụm bể xử lý tập trung cả dự án được thoát ra theo hệ thống thoát nước mưa của dự án đi về sông Dừa.

5.4.2.2. Về bụi, khí thải

a. Đối với hoạt động xây dựng nhà của các hộ dân:

Các hộ dân khi hoàn thiện nhà phải có biện pháp thu gom, quản lý vật liệu; hạn chế rơi vãi, phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh; khi vận chuyển nguyên nhiên vật liệu phục vụ thi công dự án, yêu cầu nhà cung cấp phủ bạt kín, chở đúng tải trọng xe theo quy định,…

b. Đối với chủ đầu tư:

Trồng cây xanh (cây sao đen, cây sấu, bằng lăng…) trên vỉa hè dọc theo các tuyến đường (hố trồng cây bố trí vào giữa 2 lô đất, khoảng cách trồng cây từ 10-16m/cây; đặt cách mép bó vỉa đường 2,0m và thẳng hàng theo tuyến đường) và trong khu vực dự án theo đúng mặt bằng quy hoạch đã được phê duyệt; đúng tỉ lệ cây xanh theo quy định.

5.4.2.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý CTR thông thường a. Đối với các hộ gia đình, nhà văn hóa

Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn: Bố trí 02 thùng rác loại 20 lit/thùng có hai màu xanh và màu cam riêng biệt để chứa chất thải (màu xanh được sử dụng để chứa chất thải dễ phân hủy và màu cam được sử dụng để chứa chất thải khó phân hủy, tái chế)

+ Thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh vào các thùng chứa có nắp đậy tránh

23

sự phân hủy của các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng do mùi hôi và nước rỉ rác.

+ Tập kết rác đúng thời gian quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường; không xả rác ra môi trường, nơi công cộng.

b. Đối với chủ đầu tư và chính quyền địa phương.

Chủ đầu tư sẽ bố trí 02 khu tập kết CTR tập trung theo quy định, khu tập kết CTR được bố trí tại góc cây xanh và khu vực trung tâm dự án (vị trí được thể hiện trên bản vẽ bố trí các công trình bảo vệ môi trường). Mỗi khu tập kết CTR diện tích 15m2, có rãnh thu gom nước mưa bề mặt dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung. Tại khu tập kết CTR bố trí 3 xe thu gom rác 0,5m3/thùng (thùng chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng tái chế; thùng chứa chất thải thực phẩm; thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt khác).

5.4.2.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại - Trách nhiệm của chủ đầu tư và chính quyền địa phương

+ Bố trí khu tập kết CTNH để thuận tiện cho việc thu gom và vệ sinh tại dự án. Tại khu tập kết CTNH bố trí 03 thùng chứa các loại CTNH khác nhau tại mỗi khu tập kết rác với đặc tính có dung tích 500lit, được dán nhãn cụ thể cho từng loại đặc tính (bao gồm 6 đặc tính cơ bản: Dung môi thải; thuốc diệt trừ các loài gây hại; Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải, các linh kiện, thiết bị điện tử thải hoặc các thiết bị điện;

các loại dầu mỡ thải; sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có thành phần nguy hại; pin, ắc quy thải).

+ Tuyên truyền phổ biến các quy định, cách thức thu gom, phân loại, quản lý chất thải nguy hịa để người dân thực hiện việc thu gom, xử lý theo đúng quy định.

+ Định kỳ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định 5.4.2.5. Các công trình và biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ổn, độ rung và các tác động do sự cố môi trường

- Tiếng ồn, độ rung

+ Hạn chế các xe có tải trọng lớn lưu thông trên các tuyến đường trong khu vực dự án.

+ Trồng các dải cây xanh hai bên đường để giảm thiểu tiếng ồn lan truyền đi xa.

+ Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng mặt đường để giảm thiểu tiếng ồn sinh ra do sự tương tác giữa lốp ô tô với mặt đường.

- Phòng chống cháy nổ

Thiết kế lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo đúng quy định của nhà nước, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức về công tác PCCC đối với các hộ gia đình, các nhà đầu tư thành viên, bố trí các họng lấy nước phòng cháy chữa cháy có sẵn, thuận tiện sử dụng khi cần thiết, bố trí các trục đường có ống cấp nước chính đặt các trụ cứu hỏa, ưu tiên đặt các trụ cứu hỏa ở ngã ba, ngã tư để thuận tiện cho xe cứu hỏa lấy

24 nước chữa cháy.

- Ứng phó và khắc phục sự cố hư hỏng hệ thống xử lý nước thải tập trung

Vận hành trạm xử lý nước thải tập trung theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp hệ thống và thiết bị; thường xuyên bảo dưỡng, thay thế các thiết bị; luôn dự trữ các thiết bị có nguy cơ hỏng cao để kịp thời thay thế khi hỏng hóc; khi phát hiện sự cố báo cáo ngay với người chủ quản để đưa ra giải pháp khác phục kịp thời.

Bảng 1. 2 Danh mục các công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

STT Công trình bảo vệ môi trường Đơn vị

tính Số lượng 1 Công trình xử lý nước thải bể bastafat, công suất cụm xử lý

121,94m3/ngày đêm.

- Hệ thống thu gom nước thải Hệ thống 01

2 Công trình/thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn

- Khu tập kết chất thải rắn (thông thường và nguy hại) 15m2/khu Khu 02 - Bố trí các xe thu gom CTR có dung tích 0,5m3/xe (03 xe/khu) Xe 03 - Thùng dung tích 200 lit/thùng đựng CTR sinh hoạt (03

thùng/khu) 03

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường dự Án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, gpmb dự Án khu dân cư mới bên sông cầu chày, thị trấn ngọc lặc, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)