Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường dự Án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, gpmb dự Án khu dân cư mới bên sông cầu chày, thị trấn ngọc lặc, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 76)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế - huyện Ngọc Lặc

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh năm 2023 của huyện Ngọc Lặc)

* Về phát triển kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 16,72%, vượt kế hoạch (KH) 0,22% và cao hơn 1,54% so với cùng kỳ (CK). Trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,85%;

công nghiệp - xây dựng tăng 22,31%; dịch vụ tăng 14,32%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 55,2 triệu đồng, đạt kế hoạch đề ra, cao hơn 5,2 triệu đồng so với CK.

- Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới : Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.464 tỷ đồng, tăng 4,85% so với CK. Sản lượng lương thực có hạt đạt 109.574 nghìn tấn, vượt 1,5% so với KH và đạt 98,6% so với CK. Giá trị sản xuất trên một ha canh tác đạt 138 triệu đồng, đạt kế hoạch đề ra. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 19.993ha, đạt 98,9% so với KH, giảm 0,8% so với CK, trong đó: diện tích vụ đông 2021 - 2022, là 2.031ha, đạt 87,5% KH huyện giao, đạt 96,7% KH tỉnh giao, giảm 1,1% so với CK; vụ chiêm xuân năm 2022 là 9.245ha, đạt 99,4% so với KH tăng 5,1% so với CK; vụ thu mùa 2022 là 8.717ha, đạt 101,4% so với KH, giảm 1,56% so với CK. Mặc dù ảnh hưởng của thời tiết diễn biến phúc tạp nhất là đợt mưa to, ngập úng đợt tháng 5 và tháng 7 song năng suất các loại cây trồng vẫn đảm bảo yêu cầu.

- Phát triển chăn nuôi và kinh tế trang trại: Duy trì chăn nuôi, từng bước tái đàn lợn, đồng thời tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi; Đến nay toàn huyện có 17 trang trại chăn nuôi; đàn trâu 955 con, tăng 3,7% so với CK, đàn bò 6.980 con giảm 4,9%

so với CK, đàn lợn 14.517 con, tăng 1,4% so với CK, đàn gia cầm 831 nghìn con, tăng 4,2% so với CK. Tổ chức tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các đợt tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm và tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh. Số hóa chất và thuốc diệt côn trùng đã cấp là 1.587 lít. Chỉ đạo triển khai thực hiện các thông tư, hướng dẫn Luật chăn nuôi, về chăn nuôi an toàn sinh học và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

- Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản: Tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 76,7 tỷ đồng, tăng 6,9% so với CK. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 3.192 tấn, tăng 6,7% so với CK.

67

- Thủy lợi và đê điều: Chỉ đạo các xí nghiệp thủy nông; các xã, thị trấn khắc phục khó khăn đáp ứng nước tưới phục vụ sản xuất vụ đông năm 2021 - 2022, vụ chiêm xuân, vụ mùa năm 2022. Tổ chức kiểm tra hiện trạng các công trình thủy lợi (đê, kè, cống, kênh, trạm bơm). Tổ chức thành công diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự cấp huyện năm 2022. Tổ chức ra quân phát quang 117.360m2 mái đê trên địa bàn toàn huyện, trong đó: 88.340m2 đê cấp 1, 2; 29.020 m2 đê cấp 4, 5.

- Về công nghiệp – xây dựng:

+ Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.905 tỷ đồng tăng 16,86% so với CK.

- Về Dịch vụ, thương mại: Lĩnh vực dịch vụ thương mại tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 5.623 tỷ đồng, tăng 15,8% so với CK. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 25,6 triệu USD, tăng 6,3 % so với CK. Hàng hóa lương thực, hàng tiêu dùng giá cả ổn định, được kiểm soát chặt chẽ. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đạt khối lượng 8.020 nghìn tấn. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã huy động nguồn vốn nhàn rỗi, đáp ứng vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng của các doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn; tổng nguồn vốn huy động đạt 185.046 triệu đồng; tăng 6.517 triệu đồng so với đầu năm. Dư nợ đến ước đạt 501.996 triệu đồng, tăng 40.577 triệu đồng so với đầu năm.

- Về phát triển doanh nghiệp

Tình hình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện được duy trì ổn định và phát triển. Số doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn huyện năm 2022 là 62 doanh nghiệp (vượt 24% KH huyện giao, 12,7% KH tỉnh giao) nâng tổng số doanh nghiệp được thành lập đến nay là 647 doanh nghiệp (trong đó có 310 doanh nghiệp đang duy trì hoạt động thường xuyên). Cấp 470 giấy Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể, 02 đăng ký kinh doanh hợp tác xã. Tổ chức thành công buổi Tọa đàm và tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp có nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh nhân dịp kỷ niệm 18 năm ngày doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2022).

- Công tác quản lý Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác cát trái phép. Chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải tại nguồn. Triển khai các phong trào tổng dọn vệ sinh môi trường đặt biệt là đợt cao điểm thực hiện chuỗi sự kiện kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu, Lễ công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn NTM năm 2020 và đón nhận Huân chương lao động hạng Ba. Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình cảnh quan “trồng đường hoa, bồn

68

hoa nông thôn mới” trong xây dựng xã NTM nâng cao, thôn NTM kiểu mẫu hướng đến xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường và giấy phép môi trường, đăng ký môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

*Phát triển văn hóa - xã hội

- Văn hóa, thông tin, TDTT: Tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ kỷ niệm trọng đại của quê hương, đất nước: Tổ chức thành công triển lãm giới thiệu hình ảnh, tư liệu lịch sử, ấn phẩm, sách, báo và các sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Trà Đông, xã Thiệu Trung; chương trình nghệ thuật với chủ đề “Lê Văn Hưu - Người khởi dựng quốc sử Việt Nam”; Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu và khánh thành Đền thờ tại di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu; tuyên truyền, tổ chức các hoạt động chào mừng Lễ công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn NTM năm 2020 và đón nhận Huân chương lao động hạng Ba; các hoạt động tri ân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022); 77 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2022) và Ngày Quốc khánh nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022); Ngày ngày doanh nhân Việt Nam 13/10; Tuyên truyền kêu gọi thanh niên trong độ tuổi tham gia khám sơ tuyển quân sự năm 2023…

- Giáo dục và đào tạo: Công tác giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư và phát triển. Qua đánh giá chất lượng giáo dục của huyện đạt tốp 10 của tỉnh. Hoàn thành nhiệm vụ năm 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023. Tổ chức tuyển tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023, trong đó thi vào trường THPT chuyên Lam Sơn có 12 học sinh đậu, 1 học sinh thủ khoa toàn trường xếp thứ 5/27 huyện thị, thành phố. Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 an toàn, đúng quy chế. Tổ chức thành công Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong năm học 2021- 2022 và trao học bổng cho học sinh lớp chất lượng cao của huyện.

- Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội:

Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh liệt sỹ. Tổ chức thành công Lễ Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh liệt sỹ và biểu dương người có công trên địa bàn huyện. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Ban chỉ huy Quân sự huyện quy tập 01 hài cốt liệt sỹ và suy tôn 02 liệt sỹ.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, giải quyết việc làm cho 3.253/2.500 lao động đạt 130% kế hoạch, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80,5% (vượt kế hoạch 0,5%), trong đó có 474/250 lao động đi làm việc có thời hạn ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc... đạt 189,6% KH.

- Công tác y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình: Công tác chăm sóc sức khỏe

69

nhân dân được quan tâm; chất lượng dịch vụ chăm sóc, khám chữa bệnh được nâng cao.

Hoạt động hành nghề y, dược tư nhân được quản lý chặt chẽ; tăng cường quản lý, tổ chức kiểm tra các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn huyện yêu cầu hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp tục duy trì chế độ thường trực 24/24 giờ ở tất cả các tuyến đáp ứng tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,6%

(vượt kế hoạch); tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên 11,76% giảm 0,13% so với CK; tỷ số giới tính khi sinh là 830 nam/716 nữ giảm 2% so với CK. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 5,79% (vượt kế hoạch). Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 92% (đạt kế hoạch), tăng 0,82% so với CK.

- Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm huyện đã triển khai kế hoạch đảm bảo VSAT thực phẩm đến các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, rà soát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đôn đốc các duy trì công tác xã ATTP và xây dựng xã ATTP nâng cao năm 2022.

* Vê quốc phòng – an ninh; trật tự an toàn xã hội:

- Quốc phòng: Tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên, duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực chỉ huy, trực ban, trực phòng không, tuần tra, canh gác bảo đảm an toàn. Tổ chức tốt Lễ giao nhận quân năm 2022, giao đủ 189 công dân lên đường nhập ngũ (trong đó nhập ngũ quân đội 170 công dân, nhập ngũ công an 19 công dân); đón nhận 180 công dân xuất ngũ trở về địa phương; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cơ quan và Ban Chỉ huy quân sự xã, thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng; tập huấn, huấn luyện PCLB cho 517 đồng chí xung kích cấp xã; tổ chức huấn luyện cho lực lượng dân quân toàn huyện. Tổ chức thành công hội thi DQCĐ toàn huyện với 728 đồng chí tham gia; đồng tham gia hội thao DQCĐ do tỉnh tổ chức; tham gia hội thi doanh trại chính quy xanh sạch đẹp do Quân khu tổ chức; tổ chức thăm hỏi tặng quà 189 tân binh; huy động ủng hộ 60 triệu đồng cho 06 thôn xây dựng NTM kiểu mẫu. Tổ chức thành công diễn tập PCLB-TKCN cấp huyện với thực binh tình huống chống tràn đê và thực binh cứu hộ, cứu nạn; diễn tập chiến đấu xã trong khu vực phòng thủ cho 7 xã năm 2022. Tổ chức tổng kết công tác tuyển quân năm 2022, triển khai nhiệm vụ tuyển quân năm 2023; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP-AN đối tượng 4 quân số 240 đồng chí bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ. Tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025". Xây dựng hệ thống văn kiện, kế hoạch diễn tập CH-TM 1 bên, 1 cấp trên bản đồ, ngoài thực địa năm 2022.

- Anh ninh, trật tự xã hội: Lực lượng Công an đã chủ động nắm chắc tình hình,

70

tích cực tham mưu và tổ chức thực hiện tốt pháp luật, các giải pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp quyết liệt với tội phạm, bảo đảm ANTT. Trong năm, tổ chức tốt công tác đảm bảo ANTT chuỗi sự kiện 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu, công bố Huyện đạt chuẩn nông thôn mới và đón nhận Huân chương Lao động Hạng ba và các sự kiện quan trọng của địa phương. Phát hiện, xử lý 94 vụ/149 đối tượng phạm tội và VPPL, trong đó xử lý hình sự 48/67 đối tượng; xử lý hành chính 82 đối tượng, phạt tiền 520 triệu đồng; đưa đi cai nghiện bắt buộc 19 đối tượng nghiện. Tuần tra phát hiện xử lý 1.119 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt 1.200 triệu đồng. Kiểm tra xử lý 26 trường hợp, phạt 34 triệu đồng vi phạm về PCCC. Ra mắt 03 mô hình “Camera với ANTT”, 01 mô hình “Hội Cựu chiến binh với An toàn giao thông”, góp phần đảm bảo ANTT phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thị trấn Ngọc Lặc

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2023 của thị trấn Ngọc Lặc).

a.Về sản xuất nông nghiệp:

- Trồng trọt:

Vụ đông năm 2021 - 2022: Toàn xã gieo trồng được 98,2 ha = 65,4% KH. Trong đó : Cây ngô: 61,6 ha ( Ngô ngọt21 ha giá trị 90 triệu đ/ha, Ngô thương phẩm: 53,7 ha, năng suất đạt 5 tấn/ha); cây ớt:7,5 ha, giá trị 100 triệu đồng/ha; Cây khoai tây:9,3 ha trị giá 120 triệu đồng/ha; Đậu tương rau: 7,2 ha trị giá 80 triệu đồng/ha; Rau màu các loại:

12,1ha giá trị 90 triệu đồng/ha; Nhà màng : 0,5ha trị giá 1.200 triệu đồng/ha

Sản xuất vụ chiêm xuân: Tổng diện tích gieo trồng539,5 ha. Trong đó: Lúa 458 ha, năng suất 6,5 tấn/ha; ngô bãi 7 ha, năng suất 5 tấn/ha; ngô ngọt 5 ha, giá trị 90 triệu đồng/ha, khoai tây 3 ha, giá trị 200 triệu đồng/ha, đậu tương rau 5 ha, giá trị 64 triệu/ha, vùng rau an toàn 3 ha, giá trị 90 triệu đồng/ha. Rau màu khác 6 ha, giá trị 140 triệu đồng/ha.Nhà màng : 0,5ha trị giá 1.200 triệu đồng/ha . Diện tích cá lúa kết hợp 55 ha, giá trị 100 triệu đồng/ha

+ Tổ chức triển khai công tác chống úng trong đợt mưa lớn và đánh giá diện tích bị thiệt hại, tổng toàn xã có 229,2 ha bị thiệt hại, trong đó có 134,3 ha cây trồng và 94,9 ha thuỷ sản, gà 265,5 kg, lợn 110 kg, hàng hoá tiểu thương chợ Hậu Hiền thiệt hại khoảng 800 triệu đồng ( 120 hộ ).

Sản xuất vụ mùa :Tổng diện tích gieo trồng: 470,5ha.Trong đó: Lúa: 458 ha, năng suất 58 tạ/ha; ngô ngọt, đậu tương: 7 ha trị giá 80 triệu/ha/vụ; vùng rau an toàn: 3 ha, giá trị 100 triệu đồng /ha; nhà màng: 0,5 ha, giá trị 100 triệu đồng/ha; rau màu : 2 ha, giá trị 100 triệu đồng/ha.

+ Diện tích cá lúa: 55 ha.

71

Tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm 2022 : 6976,3 tấn = 122,3% kế hoạch, tăng so với cùng kỳ 7,1%.

Vụ đông năm 2022 - 2023 : Tổng diện tích 89,5 ha. Trong đó : Ngô 56 ha; khoai tây 2,5 ha, khoai lang 5,0 ha; Ớt 5,0 ha; rau màu 21 ha

- Chăn nuôi: Làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, tuyên truyền để nhân dân vệ sinh chuồng trại, đảm bảo phát triển chăn nuôi.

Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2022 là: 46.423 con = 101,5% KH, giảm so với cùng kỳ 5,0%

b. Ngành nghề - dịch vụ.

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại ở địa phương vẫn giữ được thế ổn định và có bước phát triển tốt. Quy mô kinh doanh được các hộ đầu tư vốn mở rộng. Các mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân trong và ngoài địa phương. Có 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

c. Tài chính - ngân sách.

Việc thu, chi ngân sách luôn được thực hiện công khai dân chủ, các khoản thu đảm bảo thu đúng thu đủ và khai thác các nguồn thu NS.

d. Công tác Tài nguyên môi trường và xây dựng cơ bản:

- Quản lý đất đai: Trong năm hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cụ thể là:

+Hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho: 75 hồ sơ.

+Hồ sơ cấp lại GCN bị mất: 25 hồ sơ.

+Hồ sơ cấp GCN lần đầu: 25 hồ sơ.

- Xây dựng cơ bản: Làm tốt công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn, thực hiện các dự án xây dựng mặt bằng khu dân cư mới.

Ngoài ra trong năm thực hiện kế hoạch mở rộng đường giao thông để đạt chuẩn theo quy định Nông thôn mới, xã đã tổ chức vận động nhân dân hiến đất làm đường với 79 hộ tham gia, tổng diện tích = 2.266 m2. Làm đường giao thông 6.692m, làm tường rào 7.621m.

Ước đầu tư xây dựng cơ bản : 94.853.5 triệu đồng = 94,8% kế hoạch, giảm so với cùng kỳ 16,1%.Trong đó:

Ngân sách huyện : 5 tỷ đồng

Vốn huy động nhân dân : 78.853,5 triệu đồng Vốn lồng ghép : 7 tỷđồng

Vốn ngân sách : 4 tỉ đồng Vốn doanh nghiệp : 200 triệu đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường dự Án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, gpmb dự Án khu dân cư mới bên sông cầu chày, thị trấn ngọc lặc, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)