Hạng mục công trình chính

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường dự Án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, gpmb dự Án khu dân cư mới bên sông cầu chày, thị trấn ngọc lặc, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.2. Hạng mục công trình chính và hoạt động của dự án

1.2.1. Hạng mục công trình chính

1.2.1.1. Phát quang thảm thực vật, phá dỡ công trình hiện trạng

Sau khi chủ dự án tiến hành kiểm kê và hỗ trợ đền bù các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án tiến hành dọn dẹp mặt bằng, phát quang thảm phủ.

- Phương án tháo dỡ công trình xây dựng hiện trạng: Do hiện trạng khu đất thực hiện dự án không có các công trình xây dựng cần phải tháo dỡ. Nên không phải thực hiện công tác tháo dỡ công trình hiện trạng của dự án.

- Phát quang thảm thực vật: Hiện trạng khu đất thực hiện dự án chủ yếu là đất trồng lúa, cây cỏ, cây bụi…Vì vậy, hoạt động phát quang chủ yếu là phát quang phần gốc cây lúa sau khi đã thu hoạch, cây cở, cây bụi chuẩn bị cho công đoạn xây dựng. Tổng diện tích đất, đát cây bụi cỏ dại cần giải tỏa tại khu đất thực hiện dự án là 55.226,6m2..

Dựa trên báo cáo quốc gia lần thứ 5 thực hiện công ước đa dạng sinh học giai đoạn 2009- 2013 của Bộ Tài nguyên và môi trường cùng với cuốn The value of Forest ecosystems (2001). Lượng sinh khối phát sinh được tính toán dựa vào hệ số của số liệu điều tra về sinh khối của 1 ha loại thảm thực vật được tính cách tính của Ogawa và Kato như sau:

Bảng 1. 7 Sinh khối của 1ha loại thảm thực vật Loại sinh khối Lượng sinh khối (tấn/ha)

Thân Cành Rễ Cỏ dưới tán rừng Tổng

Cây hàng năm - - 6 1,5 - 7,5

(Nguồn: The value of Forest ecosystems (2001)) Như vậy lượng sinh khối thực vật tại dự án là: 7,5 tấn/ha x 5,52ha = 41,4 tấn.

1.2.1.2. Hệ thống đường giao thông a. Giao thông đối ngoại

Tuyến đường tỉnh 515 theo quy hoạch, mặt cắt A-A, có lộ giới 23,5m: Mặt đường:

Người dân sinh sống tại dự án

Khách vãng lai đến dự án

Hoạt động sinh hoạt tại dự án (nghỉ ngơi, sinh hoạt,

ăn uống, vãng lai)

Tác động liên quan đến chất thải

- Rác thải sinh hoạt;

- Nước thải sinh hoạt;

- Chất thải nguy hại;

Tác động khác:

- Ồn - Mùi

- Giao thông - An ninh trật tự - Hỏa hoạn

34 10,5m; Vỉa hè 2 bên: 5,0+8,0 = 13,0m;

Tuyến đường nối đường tỉnh 515 với đường đê sông Chu, tiếp giáp phía Tây Bắc, mặt cắt B-B, có lộ giới 25,0m: Lòng đường 15,0m; Vỉa hè 2 bên: 5,0mx2

b. Giao thông nội bộ:

Các tuyến đường trong khu vực đều là đường nội bộ có mặt cắt 1-1, mặt cắt 2-2 và mặt cắt 3-3:

Mặt cắt 1-1 (lộ giới 20,5m):

+ Chiều rộng mặt đường chính: 10,5m + Chiều rộng hè đường: 2x5,0= 10,0m Mặt cắt 2-2 (lộ giới 17,5m):

+ Chiều rộng mặt đường chính: 7,5m + Chiều rộng hè đường: 2x5,0= 10,0m Mặt cắt 3-3 (lộ giới 17,5m):

+ Chiều rộng mặt đường chính: 7,5m + Chiều rộng hè đường: 2x3,0= 6,0m c. Nền đường:

Nền đường được đắp bằng đất và đầm nén theo từng lớp, chiều dày mỗi lớp tùy thuộc vào năng lực thiết bị đầm và loại vật liệu đắp, thông thường chiều dày mỗi lớp sau đầm nén dày 25-30cm và đạt K95.

d. Mặt đường:

Đối với hệ thống đường trong khu vực dự án sử dụng kết cấu áo đường có các lớp sau:

Mođuyn đàn hồi yêu cầu Eyc ≥ 120Mpa + Bê tông nhựa chặt (C20) dày 7cm + Tưới nhựa dính bám TCN 1.0kg/m2

+ Lớp cấp phối đá dăm loại I dày 15 cm ( E = 280MPa) + Lớp cấp phối đá dăm loại II dày 24 cm ( E = 230MPa)

+ Đất đồi đầm chặt K98 dày 50 cm (mô đun đàn hồi Enền ≥ 42 MPa).

+ Đất nền đầm chặt K95.

e. Bó vỉa – Đan rãnh - Vỉa hè – Cây xanh:

- Thiết kế kết cấu lát hè và bó vỉa theo quy định. Kết cấu lát hè và bó vỉa như sau :

* Kết cấu lát hè

+ Lát gạch Terazzo dày 3,3cm.

+ Lớp vữa xi măng dày 2 cm.

+ Lớp bê tông lót M150 đá 1x2 dày 10cm + Nền đất đầm chặt K95.

* Kết cấu bó vỉa:

35

+ Dọc hai bên đường sử dụng bó vỉa vát BTXM mác 250 kích thước 260x230x1000mm cho đoạn đường thẳng và 260x230x400mm cho đoạn đường cong và các nút giao.

+ Đan rãnh BTXM đổ tại chỗ mác 200 chiều rộng 30cm.

- Cây xanh bóng mát:

+ Trên các hè đường bố trí dải cây xanh với cự ly trồng từ 9m đến 10m/cây.

+ Chọn chủng loại cây là những cây có hoa đẹp, bóng mát, dễ chăm sóc phù hợp với khí hậu nhiệt đới như bằng lăng, sao đen....

+ Tiêu chuẩn cây: chọn cây được ươm từ vườn có chiều cao khoảng 2,5m đường kính gốc cây d = 5 cm.

+ Hố đào trồng cây: Xây bằng gạch có kích thước 1.220x1.220mm. Mỗi hố đào trồng cây được đổ đất màu dày 0.8 m. Đoạn giao cắt ngã ba, ngã tư giao với đường ngang không trồng cây để không bị hạn chế tầm nhìn xe chạy, tạo độ an toàn trên tuyến.

1.2.1.3. Hạng mục cấp điện, chiếu sáng

* Nguồn điện

+ Nguồn cấp điện từ đường dây 35KV lộ 374 E9.1 cách khu vực nghiên cứu 546m về phía Nam.

* Nhu cầu dùng điện

Bảng 1. 8 Nhu cầu sử dụng điện của dự án

Stt Phụ tải Số lượng Đơn vị

Chi tiêu

cấp điện Đơn vị

Hs công

suất

Hs đồng

thời

Cs tính toán ( kva)

Tổng cs tính

toán (kva) TRẠM -01 ( 1000 KV)

1 Đất nhà ở

chia lô 330 hộ 3.00 Kw/hộ 0.9 0.85 935.00

2 Đất nhà

văn hóa 130 m2 2.00

Kw/m2

sàn 0.9 0.85 0.25

3

Chiếu sáng đường phố

42097.71 m2 1 Kw/m2 0.9 0.85 39.76

4

Chiếu sáng công viên vườn

hoa

5457.10 m2 0.5 Kw/m2 0.9 1.0 3.03

(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)

Tổng nhu cầu sử dụng điện làm tròn: 978 KVA.

36

* Trạm biến áp

Xây dựng mới trạm biến áp 1.000kVA để cấp điện sinh hoạt.

* Mạng lưới điện

- Hiện tại tuyến điện 35KV lộ 374 E9.1 đang được đi nối, khi vào đến ranh giới nghiên cứu sẽ hạ ngầm và đi trên vỉa hè cấp đến trạm biến áp.

- Cáp hạ thế từ trạm biến áp đi ngầm dọc theo các trục đường giao thông nội khu cấp tới các tủ điện phân phối, Đối với các tủ gom công tơ được bố trí ngoài trời trên hè, có cấu tạo với cấp bảo vệ IP54 chịu được ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

- Định hướng chiếu sáng đô thị : Áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 333:

2005 đối với các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị; tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN: 259:2001 đối với đường, đường phố, quảng trường đô thị.

- Nguồn điện ~380/220V cấp cho ác tủ chiếu sáng sẽ lấy từ 1 lộ trong tủ phân phối điện hạ thế của trạm biến áp cung cấp điện cho khu vực.

- Bố trí 01 tủ điều khiển điện chiếu sáng của khu vực tại TBA.

- Tất cả các tuyến đường trong khu vực có chiều rộng <10.5m được chiếu sáng bằng 01 dãy đèn bố trí một bên. Đường có chiều rộng ≥10.50m được chiếu sáng bằng 02 dãy đèn bố trí hai bên, với khoảng cách trung bình 30m. Chiều cao cột đèn =8.0m theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Bảng 1. 9 Tổng hợp khối lượng hệ thống cấp điện của dự án

STT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG

1 Đường dây 35 KV m 763.0

2 Đường dây 0.4 KV m 2.595

3 Trạm biến áp 35/0.4 KV Cái 01

4 Tủ điều khiển chiếu sáng Bộ 01

5 Tủ điện phân phổi Bộ 441

6 Cột + Bóng đèn chiếu sáng 250w Bộ 86

(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)

* Chiếu sáng

- Dùng đèn LED S100-200W ánh sáng vàng lắp trên cột thép tròn với H = 8m, hệ thống điện chiếu sáng được bố trí 1 dãy dọc theo trục đường giao thông với những tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang B<10m. Bố trí hai bên với những tuyến có Bmặt >10m.

- Các đèn phải có Uđm = 220V- 50Hz, Phản quang bằng nhôm, Kính đèn thuỷ tinh an toàn chịu được nhiệt độ cao, Độ kín IP 66, Cấp cách điện class I.

- Cáp được chôn sâu trong đất 0,6 m trong hào cáp ngầm sâu 0,7m so với cốt hè dọc đường giao thông cấp điện cho hệ thống điện chiếu sáng.

- Dây dẫn từ cửa cột lên đèn cao áp chiếu sáng dùng dây CU/ PVC/PVC tiết diện

37 2x2.5 mm2.

- Cột thép được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn BS 5649, TR7; cột được mạ nhúng kẽm nóng, phù hợp với tiêu chuẩn BS 929, ASTM A 123.

- Đèn được điều khiển từ tủ điều khiển trọn bộ cho phép vận hành 2 chế độ:

Buổi tối bật 100% số đèn, về khuya giảm công suất các bóng đèn còn 65% trong bộ chỉnh điện áp của tủ chiếu sáng..

1.2.1.4. Hệ thống cấp nước

* Giải pháp thiết kế:

- Thiết kế mạng lưới cấp nước cho Khu đô thị dạng kết hợp giữa cấp nước sinh hoạt và cứu hoả.

- Thiết kế mạng lưới cấp nước có đường kính từ DN110 đến DN200 (đối với ống phân phối); đường kính từ 63 (đối với ống dịch vụ).

- Mỗi lô đất công cộng bố trí một đầu chờ cấp nước.

- Chọn hệ thống chữa cháy là hệ thống chữa cháy áp lực thấp. Trên các trục đường có ống cấp nước chính sẽ đặt các trụ cứu hỏa. Khoảng cách giữa các trụ cứu hoả từ 125 (m) đến 150 (m).

*Nguồn cấp nước

Nguồn nước cấp cho khu dân cư dự kiến được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của nhà máy nước Thiệu Châu .

*Giải pháp cấp nước

- Giải pháp mạng lưới được chọn là mạng cụt cấp nước cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, cứu hỏa và mọi nhu cầu khác.

- Ống nhựa HDPE PN10- ISO 4427/DIN8074 - Phụ tùng nối ống, van, đai khởi thủy….

- Độ sâu lớp phủ phụ thuộc vào chiều dài điều kiện địa hình, địa chất, đường giao thông và những vấn đề khác phải phù hợp với các quy định của Bộ Xây dựng Việt Nam Chiều sâu chôn ống cấp nước trung bình 0.7m so với mặt hố ( Tính đến đỉnh ống).

*Giải pháp phòng cháy chữa cháy

- Căn cứ tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy TCVN-2622: 1995 với khu dân cư quy mô dưới 5 ngàn người, nhà xây hỗn hợp các loại tầng không phụ thuộc vào bậc chịu lửa thì nước dự phòng cho chữa cháy được tính toán cho 01 đám cháy đồng thời với lưu lượng 25l/s.

- Chọn kiểu thiết kế mạng lưới cấp nước chữa cháy: Để giảm thiểu kinh phí đầu tư và đơn giản hoá trong quản lý vận hành, ta chọn kiểu mạng lưới chữa cháy áp lực thấp kết hợp với mạng lưới cấp nước sinh hoạt.

- Áp lực tự do tối thiểu tại trụ cấp nước cứu hoả: H=12m.

38

- Lưu lượng tính toán giờ dùng nước lớn nhất + Có cháy xảy ra: 17,88 l/s.

- Trên vỉa hè các tuyến đường chính dẫn vào khu dân cư bố trí các trụ cứu hỏa để phục vụ cho công tác PCCC của khu dân cư thiết kế cũng như các khu dân cư lân cận.

- Các trụ cứu hỏa ngoài nhà chọn loại nối ϕ 100, khoảng cách mỗi trụ cứu hỏa 100

÷150m/trụ.

*Khối lượng các hạng mục cấp nước:

Tổng hợp khối lượng hệ thống cấp nước được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. 10 Tổng hợp khối lượng hệ thống cấp nước khu vực dự án

STT VẬT TƯ ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG

1 Ống cấp nước HDPE D110 m 1232

2 Ống cấp nước HDPE D32 m 1345

3 Ống cấp nước HDPE D25 m 305

4 Hố van quản lý cái 18

5 Trụ cứu hỏa cái 10

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường dự Án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, gpmb dự Án khu dân cư mới bên sông cầu chày, thị trấn ngọc lặc, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)