Các tổ chức tài chính quốc tế:

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tiền tệ chương 5 hệ THỐNG NGÂN HÀNG và THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH cđ phương đông (Trang 31 - 34)

1. Qũy tiền tệ quốc tế (INTERNATINAL MONEYTARY FOUND-IMF)

IMF được thành lập từ tháng 07.1994, đi vào hoạt động chính thức tháng 03.1947 với 44 nước thành viên của Quỹ là 182 và vốn điều lệ là 212 tỷ SDR.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất là hội đồng Thống đốc. Hội đồng Thống đốc quyết đinh trực tiếp những vấn đề cơ bản nhất của Quỹ như kết nạp nước thành viên mới, khai trừ nước thành viên hiện hữu, thay đổi mức góp vốn, quy quyền rút vốn đặc biệt, phê duyệt báo cáo hoạt động hằng năm của Quỹ.

Hội đồng giám đốc điều hành là cơ quan quản lý thường xuyên của Quỹ. Hội đồng giám đốc họp nhiều lần trong tuần để xử lý các vấn đề chính sách, về nghiệp vụ và về

CPD

quản trị của Quỹ, như việc giám chính sách hối đoái của các nước thành viên và sự tiến triển của nền kinh tế thế giới.

Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Quỹ là tiền đóng góp của các nước thành viên. Khi gia nhập Quỹ, các nước thành viên phải góp vốn với số lượng tiền tệ khác nhau tùy theo sức mạnh kinh tế - tài chính của mỗi nước thể hiện ở tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước đó trên thị trường quốc tế. Khoản đóng góp này trước đây gồm 25% là vàng, 75% bằng bản tệ. Ngày nay, khoản này gồm 25% bằng ngoại tệ mạnh và 75% bằng bản tệ.

Nhằm mở rộng khả năng tài trợ các nước thành viên, từ năm 1962, Quỹ đã thực hiện huy động vốn dưới hình thức ký các hiệp định vay vốn tổng quát với một số nước kinh tế phát triển. Đến năm 1998, Quỹ lại ký với các nước này những hiệp định vay nợ mới.

2. Ngân hàng thế giới (WORLD BANK-WB)

WB ra đời trong khuôn khổ hiệp định tài chính quốc tế Bretton Wood tháng 7.1944 và chính thức đi vào hoạt động ngày 25.06.1946. Ngoài hội sở chính đóng tại Washington DC, ngân hàng còn có cơ quan đại diện ở các nước thành viên.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hôi đồng Thống đốc. Hằng năm HĐ Thống đốc họp 1 lần để thông qua các chính sách lớn có liên quan đến việc sửa đổi hay bổ sung vốn điều lệ, kết nạp hoặc khai trừ các nước thành viên, …

Hội đồng giám đốc là cơ quan điều hành công việc thường ngày của WB với nhiệm vụ là điều hành việc xét duyệt các khoản cho vay, các dự án xin vay, quy chế và thủ tục mua sắm thiết bị.

+ Nguồn vốn hoạt động: Vốn điều lệ

Được hình thành từ các khoản đóng góp của các nước thành viên tùy thuộc vào thực lực kinh tế tài chính của mỗi nước. Số vốn góp của các nước thành viên được chia làm 2 phần. Một phần tương đương với tỷ lệ 10%, được nộp ngay bằng ngoại tệ mạnh, chủ yếu là bằng USD. Phần góp vốn khác chiếm khoảng 90@ được gọi là vốn góp chưa nộp được dùng làm đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu của WB trên thị trường vốn quốc tế.

CPD

Vốn huy động:

Được hình thành bằng việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế.

Vốn dự trữ

Đây là các khoản thu từ hoạt động của WB sau khi đã trừ đi chi phí hoạt động của WB. Đến năm 1999, nguồn vốn này đạt mức 17 tỷ USD.

+ Hoạt động tài trợ của WB - Cho vay đầu tư đặc biệt

Loại cho vay này nhằm giúp nước vay thực hiện những dự án đầu tư mới hoặc mở rộng cơ sở sẵn có thuộc các lĩnh vực SXKD, cơ sở hạ tầng kinh tế XH

Loại cho vay này được triển khai theo quy trình cho vay theo dự án đầu tư do WB quy định với sự giám sát chặt chẽ của WB

- Cho vay lĩnh vực

Đây là loại cho vay theo từng lĩnh vực nhằm mục tiêu tổng quát hơn về kinh tế-xã hội

- Cho vay điều chỉnh lĩnh vực

Nhằm tác động đến một ngành nhất định, giúp cho ngành đó hoạt động theo yêu cầu chung hiện tại của tương lai nền kinh tế quốc dân. Nước vay phải dùng tiền tài trợ để nhập khẩu hàng hóa cần thiết cho sự điều chỉnh của ngành dựa trên việc cụ thể hóa nơi sử dụng hàng nhập khẩu đó.

- Cho vay điều chỉnh cơ cấu

Loại cho vay này nhằm hỗ trợ những thay đổi ở nước vay về chính sách kinh tế và những cải cách thể chế để đạt mục tiêu sử dụng tốt hơn các nguồn lực và cân bằng được cán cân thanh toán về lâu dài.

- Cho vay tái thiết khẩn cấp

Loại cho vay này hỗ trợ việc phục vụ hoạt động và xây dựng lại nhanh chóng các cơ sở hạ tầng và cơ sở SX bị ảnh hưởng của một tai họa nào đó.

3. Ngân hàng phát triển Châu Á (ASIAN DEVELOPMENT BANK-ADB) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là loại hình ngân hàng đầu tư liên quốc gia khu vực CPD

Cơ quan cao nhất là Hội đồng Thống đốc. Mỗi năm Hội đồng Thống đốc họp 1 lần để giải quyết những vấn đề quan trọng: kết nạp nước thành viên mới, khai trừ nước thành viên hiện hữu, sửa đổi điều lệ của ngân hàng, quyết định tỷ lệ phân chia lời lỗ của NH,….

Hội đồng giám đốc là cơ quan điều hành công việc hàng ngày của ngân hàng. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng

- Vốn điều lệ

Mỗi nước thành viên phải góp vốn vào Ngân hàng với mức tương đương với 0,5% GDP của 5 năm liên tục tính đến thời điểm gia nhập.

- Vốn huy động

Bằng cách phát hành trái phiếu tại thị trường vốn quốc tế, ADB có thêm nguồn vốn bên cạnh điều lệ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nước thành viên

- Vốn dự trữ

Được hình thành từ lợi nhuận ròng của ADB

- Vốn đặc biệt:

Quỹ phát triển châu Á, Quỹ đặc biệt hỗ trợ kỹ thuật, Quỹ Nhật Bản

Các loại tài trợ của ADB: tương tự như các loại tài trợ của WB. Tuy nhiên phạm vi tài trợ nằm trong khu vực châu Á và châu Đại Tây Dương.

CPD

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tiền tệ chương 5 hệ THỐNG NGÂN HÀNG và THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH cđ phương đông (Trang 31 - 34)