Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái:

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tiền tệ chương 5 hệ THỐNG NGÂN HÀNG và THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH cđ phương đông (Trang 29 - 30)

IV. Biện pháp khắc phục lạm phát:

4. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái:

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và biến động một cách tự phát. Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái:

Nâng cao, hoặc giảm bớt, hoặc ổn định mức lãi suất chiết khấu:

Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm, muốn làm cho tỷ giá hạ xuống thì ngân hàng trung ương nâng cao lãi suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường cũng tăng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của nhu cầu ngoại hối, do đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng giảm và ngược lại.

Dùng biện pháp mua bán ngoại hối để tác động đến tỷ giá:

Khi tỷ giá tiền trong nước bị sụt thì tung ngoại tệ ra bán. Khi tỷ giá ngoại tệ giảm thì ngân hàng tung tiền nội địa để mua ngoại tệ vào. Để thực hiện biện pháp này ngân hàng phải có dự trữ ngoại tệ dồi dào, biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời và hạn chế sự biến động của tỷ giá chứ không thay đổi được tình hình tiền tệ trong nước. Nếu tỷ giá tiền trong nước bị giảm sút do mất cân đối trong cán cân thanh toán (nhập siêu), nếu cứ tung ngoại tệ ra bán làm cho dự trữ ngoại tệ càng bị hao hụt nghiêm trọng thì tỷ giá giá tiền trong nước càng bị giảm sút nghiêm trọng hơn.

Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái:

Có 2 phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ bình ổn giá:

Phương pháp 1: Dùng vàng để lập quỹ này, khi cán cân thanh toán thiếu hụt thì bán vàng ra thu ngoại tệ để cân đối thanh toán, khi tư bản chạy vào nhiều thì bán hàng lấy tiền trong nước để mua ngoại hối nhằm opopnr định tỷ giá hối đoái.

Phương pháp 2: Phát hành trái phiếu kho bạc nhà nước để có tiền lập quỹ vàng, khi tư bản nước ngoài thì bán trái phiếu từ quỹ này ra để mau đôla, do đó hạn chế được tỷ giá hối đoại bị hạ xuống. Ngược lại khi tư bản chạy ra, thì xuất đôla đã mua được từ quỹ này để bán ra, số tiền bán đôla lại dùng mua trái phiếu kho bạc nhà nước đã phát hành do đó ngăn ngừa được tỷ giá hối đoái lên cao.

Phá giá tiền tệ:

CPD

Đó là trường hợp giá đôla cứ lên còn giá tiền nội địa lại giảm.

Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu góp phần cải thiện cán cân xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế vì thế tỷ giá hối đoái sẽ bớt tăng lên, điều cần chú ý là tác dụng này phụ thuộc có tính quyết định vào mất giá hợp lý của đồng nội tệ.

Bán phá giá ngoại hối:

Là nước có đồng tiền bị sụt giá ở ngoài nước cao hơn sự sụt giá trong nước (tức là đồng tiền có sức mua đối nôi lớn hơn sức mua của nói ở nước ngoài). Trường hợp này xảy ra khi hàng hóa của một nước đêm bán phá giá ở thị trường nước ngoài mà vẫn thu được lợi nhuận, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu và góp phần cải thiện được cán cân thanh toán, ổn định được tỷ giá hối đoái.

Nâng giá tiền tệ:

Là nâng cao tỷ giá hối đoái của đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ tức là hạ thấp tỷ giá hhoois đoái của một đơn vị ngoại tệ. Khi nâng giá đồng nội tệ có tác dụng hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu do đó làm cho tỷ giá hối đoái được ổn định.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tiền tệ chương 5 hệ THỐNG NGÂN HÀNG và THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH cđ phương đông (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)