|tiindd?
i 3: HỊ171/11110)
(Nguồn: UBND huyện Ninh Hải, 2023) Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Ninh Hải
Huyện có hệ thống sông ngòi phong phú với sông Tran, Kiền Kién, Đông Nha.
Huyện có bờ biến dài 54 km, có 4 cửa lạch, nhiều bãi san hô, nhiều đầm nuôi tôm
(đầm Nại, đầm Vua, Phương Cựu), Đầm Nai có diện tích mặt nước 700 ha, và hơn 500 ha vùng ven đầm ngập mặn thuận lợi cho nuôi tôm sú. Đầm Vua và các vùng khác với diện tích 500 ha phát triển nghề mudi công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận.
Ninh Hai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27,6 °C, lượng mưa trung
bình 787 mm/năm. Độ âm không khí trung bình 71%, có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 8
10
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, ít có bão. Nhìn chung địa hình huyện Ninh Hải khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tổng hợp nông - lâm -
ngư nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Ninh Hải với thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, huyện đã phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung như vùng sản xuất giống thủy sản tập trung
Nhơn Hải, quy mô 98 ha; vùng chuyên canh lúa liên xã Xuân Hải - Hộ Hải - Tân Hải - Phương Hải với hơn 2.000 ha; vùng chuyên canh hành, tỏi liên xã Nhơn Hải - Thanh Hải - Vĩnh Hải; vùng chuyên canh măng tây xanh xã Xuân Hải, vùng nha đam xã
Văn Hải và Khánh hải... gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm ngày một được nhân rộng và phát huy hiệu quả. Huyện đã khai thác và phát huy tốt lợi thế về kinh tế biển và du lịch biển, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản bình quân hằng năm trên 600 ha; trong đó diện tích nuôi tôm thương phẩm 500 ha/năm, sản lượng thu hoạch đạt 2.100 tắn/năm.
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 15,88%; giải quyết việc
làm cho hon 3.250 người; tỷ lệ lao động qua dao tạo đạt 62,37%; thu nhập bình quân
đầu người khu vực nông thôn đạt 43,58 triệu đồng/người/năm, cao gấp 2.2 lần so với năm 2017. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 1,56%, thấp hơn so với trung
bình toàn tỉnh là 5,33%.
1.3. Tống quan cây nha đam
1.3.1. Giới thiệu chung về cây nha đam
Nha đam hay còn gọi là cây lô hội có tên khoa học là Aloe vera (L.) (Efterpi và Panagiota, 2010). Nha dam đã được sử dung hàng ngàn năm qua, được đánh giá
là một trong những loại cây lâu đời nhất. Các nhà khoa học Hy Lạp ngày xưa từng coi nha đam là thần dược, trong khi người Ai Cập gọi nha đam là “cây trường sinh bất lão”. Trải qua nhiều thế kỷ, cây nha đam đã được biết đến và sử dụng ngày càng rộng rãi, phô biến cho nhiều mục đích khác nhau như chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp,
ứng dụng trong y học.
11
Thân cây nha đam thuộc loại thân hóa gỗ, ngắn, to và thô. Các lá mọng nước mọc xòe ra xung quanh đỉnh thân, không có cuống, màu xanh, có vân và đốm khi còn non. Lá trưởng thành dai 20 - 50 em, chiều rộng lá ở gốc khoảng 3 - 5 cm, thon và nhọn dan về phía đầu lá. Mỗi lá dày khoảng 1 - 2,5 cm ở phía cuống, mép lá có gai, bên trong vỏ lá có nhựa đắng. Cây thường ra hoa trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 1; cuống hoa mọc lên từ trung tâm các be lá, cao từ 5 đến 100 em; hoa ra tập trung ở đỉnh cuống hoa. Bao hoa màu vàng chia thành 6 thùy, dài khoảng 2,5 em, có các lá bắc nằm rải rác. Quả hình thành và phát triển trong khoảng từ thang 2 đến tháng 4, thuộc loại quả nang hình trứng thuôn dài, lúc đầu màu xanh, sau chuyền dần thành nâu, chứa nhiều hạt (Ð. T. Lợi, 2004; K. Manvitha và B. Bidya, 2014; I. A. Ross, 2003).
1.3.2. Nguồn gốc và yêu cầu sinh thái
Cây nha đam có nguồn gốc từ Bắc Phi, từ khu vực Địa Trung Hải thuộc phía nam châu Âu và từ quần đảo Canary. Hiện nay, nha đam đang được trồng khắp các vùng nhiệt đới trên toàn thé giới, tập trung nhiều nhất ở Tay An Độ, châu Phi, châu Mỹ, nơi có khí hậu khô hạn, sa mạc. Tại Việt Nam, trước đây tìm thấy nha đam mọc
hoang dai tại các tinh Nam Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Hoa, Ninh Thuận, Binh
Thuận, ở các vùng dat cát ven biển (Chu Thị Thơm và cs, 2006; I. A. Ross, 2003).
Cây nha đam có thê tôn tại ngoài tự nhiên hơn 7 năm mà không cân tưới nước.
12
Chúng lấy nước cần thiết để tồn tại và phát triển từ sương đọng trên bề mặt lá. Nó xua đuôi côn trùng, động vật gặm nhắm, rắn nhờ aloin có trong chất nhựa màu vàng ngay
dưới lớp vỏ (K. Manvitha và B. Bidya, 2014).
Điều kiện thé nhưỡng thích hợp cho nha đam là vùng đất cát khô hạn ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ, cũng có thê mở rộng trồng trên đất cát và đất đôi núi trọc vùng thấp dọc ven biến các tinh Bắc Trung Bộ trở vào. Dat trong có độ pH từ 5 — 7,5, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình nhưng phải thoát nước tốt, không bị ngập úng (Chu
Thị Thơm va cs, 2006).
Nha đam có thê trồng bằng hat, nhưng dé dé trồng và có hiệu quả nhất là sử dụng giống sinh đưỡng. Cây 1 năm tuổi trở lên sẽ mọc ra nhiều chỗồi nhánh từ gốc, trung bình mỗi cây có 3 — 4 chồi nhánh, dùng dao cắt những chồi này ở phan sát với thân cây me dé làm giống trồng. Nha đam được trồng chủ yếu vào đầu mùa mưa khi đất đã đủ 4m. Mật độ trồng khoảng 4.000 đến 8.500 cây/1.000 m?, khoảng cách trồng 1,5 x 1,0m hoặc 1 x 1 m. Bon lón cho cây 1,5 — 2 kg phân chuồng hoai cho 1 hồ trồng, có thé trộn thêm 1 — 2 % dam ure với phân chuồng dé bón lót. Không nên bón quá nhiều phân hóa học, tuy làm cây xanh tốt hơn nhưng chất lượng sản phâm kém.
Mỗi năm chăm sóc tông thé 1 — 2 lần, chủ yếu vun xới đất xung quanh góc (Chu Thi
Thom va cs, 2006).
1.3.3. Thành phan dinh dưỡng va giá trị sử dung của cây nha đam
Rất nhiều nghiên cứu được tién hành dé xác định thành phần cũng như các hoạt tính của chúng có trong lá nha đam. Mỗi lá nha đam được cấu tạo bởi ba lớp: lớp gel trong suốt bên trong cùng chứa 99 % nước, còn lại là glucomannan, amino acid, lipid, sterol và vitamin; lớp nhựa lá màu vàng ở giữa có vị đắng chứa anthraquinone và glycoside; ngoài cùng là lớp vỏ lá dày có chức năng bảo vệ, tong hợp carbohydrate và protein, cũng như vận chuyền một số chất như nước hoặc tinh bột (Niir Project
Consultancy Services, 2021; V. E. Tyler, 1992).
Trong cây nha đam chứa hơn 100 thành phần riêng biệt, trong đó chứa 75 thành phần có hoạt tính thuộc nhiều loại khác nhau như vitamin, enzyme, khoáng
chat, đường, anthraquinone, acid béo, lignin, saponin, acid salicylic va amino acid.
13
Aloin từ lớp nhựa nha đam được liệt kê trong Dược điển Hoa Ky như một loại thuốc, và được phê duyệt để sử dụng sản xuất thuốc nhuận tràng; tuy nhiên, hợp chất này có khả năng làm hại đến làn da con người đo kích thích sự sừng hóa tế bào, do đó chúng được cân thận loại bỏ khỏi gel nha đam trong quá trình chế biến thương mại (Nur
Project Consultancy Services, 2021).
Theo Dược điển thảo được An Độ, các thành phần hóa học chính có trong cây nha đam bao gồm: các dẫn xuất của hydroxyanthraquinone chiếm 25 — 40 %, bao gồm aloin và các đồng phân 7-hydroxyaloin; aloe emodin; chrysophanol; aloeresin B (hay aloesin, tối đa chiếm 30 %); aloeresin A và C; và aglycone aloesone (H. Panda,
2003).
Dịch chiết từ gel nha đam của Việt Nam trong một sỐ dung môi hữu cơ được phân tích bằng sắc ký khí GC/MS, cho thay acid béo bao gồm cả acid béo no và không no chiếm 2,61 %; terpene và steroid chiếm 15,48 %; 12,89 % thuộc nhóm alkaloid;
monosaccharide và disaccharide chiếm 50,98 %, trong đó, 3 trong 8 hợp chất saccharide cần thiết cho cơ thể (glucose, galactose và manose) đã được tìm thấy, trong khi không tìm thấy oligosaccharide và polysacchride; ngoài ra, nhiều hợp chất khác thuộc acid amin thiết yếu, kháng sinh, polyketide cũng được tìm thấy trong gel nha đam (Đỗ Thị Việt Hương và Nguyễn Thị Huệ, 2014).
Trong dân gian, lá nha đam tươi được sử dụng để điều trị vết bỏng, viêm da, mun trứng cá, sát khuẩn vét thương nông; uống nước lá nha đam tươi giúp nhuận trang, trị táo bón, giun sán, điều trị loét chân do tiểu đường, loét dạ dày, ngăn ngừa cao huyết áp, tiêu đường. Dịch chiết lá nha đam trong nước nóng được xem là thuốc điều hòa kinh nguyệt ở rất nhiều quốc gia. Tuy nhiên, cao nha đam ở liều cao có khả năng dẫn đến ngộ độc; phụ nữ có thai không nên dùng thuốc từ nha đam (Ð. T. Lợi, 2004;
H. Panda, 2003; I. A. Ross, 2003).
Trong thị trường thực phâm, nha đam khá phô biến trong các sản phẩm tốt cho sức khỏe như các sản phẩm lên men từ sữa, các loại thức uống giải khát bao gồm cả trà. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên các đối tượng trái cây như đu đủ, nho, dứa, anh
đào, tao xanh Granny Smith, táo đỏ Red Chief, cam, quả xuân đào, gel nha đam đã
14
được chứng minh có tiềm năng lớn trong sản xuất màng bao sinh học dùng trong bảo quản thực phẩm vừa an toàn vừa ăn được. Điều này là nhờ các đặc tính tạo màng; hoạt động kháng khuẩn và kháng nấm; khả năng phân hủy sinh học; trong suốt và không mùi, không ảnh hưởng đến cảm quan thực phâm; thành phan polysaccharide hoạt động như một rào can tự nhiên đối với âm và oxy, vốn là những tác nhân chính làm
hỏng trái cây và rau quả tươi. Nhờ đó, gel nha đam giúp kéo dài thời gian bảo quản
rau quả tươi bằng cách giảm tốc độ hô hấp, duy trì các thuộc tính chất lượng (màu sắc, hương vị, dinh dưỡng), đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của vi sinh vật
(Misir va cs, 2014).
Trong ngành công nghiệp sản xuất hóa mỹ phẩm, nha đam là thành phan có mặt ở đa dang các mặt hàng như sản phẩm dưỡng âm, chất tay rửa, kem chống nắng, kem đánh răng, nước súc miệng, kem cạo râu, chất khử mùi, dầu Đội, sữa tắm, ... Cục Quản lý Thực pham và Dược phẩm Hoa Ky (FDA) đã chấp thuận việc sử dung gel nha đam ngoài da trong thành phan mỹ phẩm (V. C. Efterpi và C. F.-P. Panagiota,
2010).
1.3.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nha đam trên thé giới
Nha đam là cây chịu được khí hậu khắc nghiệt nên trồng được ở những khu vực khô hạn trên thế giới như vùng nhiệt đới Bắc Mỹ, Caribe, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và Australia. Theo một báo cáo về việc trồng nha đam trên toàn thế giới do IASC (International Aloe Science Council) công bố năm 2016, có gần 23.600 ha nha đam được trồng trên toàn thé giới, và 19.100 ha trong số đó nằm ở châu Mỹ. Sản lượng nha đam trung bình đạt 20 — 30 tan/1.000 m? (T. Samsai và S. Praveena, 2016).
Trong nghiên cứu mới nhất của Tập đoàn IMARC, công ty dẫn đầu thế giới trong
lĩnh vực nghiên cứu thị trường, có tên “Aloe Vera Market: Global Industry Trends,
Share, Size, Growth, Opportunity and Forecast 2020-2025” đã cho thấy, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm hiện là hai lĩnh vực thúc đây tiêu thụ nha đam lớn nhất.
Trong đó, Thái Lan là nước sản xuất nha đam lớn nhất, chiếm khoảng một phần ba tổng sản lượng toàn cầu. Ngoài ra, Mexico, Cộng hòa Dominica, Hoa Kỳ và Costa Rica cũng là những quốc gia có sản lượng nha đam rất lớn (Niir Project Consultancy
Services, 2021).
15
Doanh thu dịch chiết nha đam thé giới dự đoán sẽ vượt qua 3,3 ty USD vào
năm 2026.
Bên cạnh đó, doanh thu từ gel nha đam trên toàn cầu từ 243,1 triệu USD vào năm 2020, dự kiến đạt 355,9 triệu USD vào năm 2026, với tốc độ CAGR (Compounded Annual Growth rate - tốc độ tăng trưởng hằng năm kép) là 6,6 % trong giai đoạn 2021-2026. Bắc Mỹ là khu vực sản xuất các sản phẩm liên quan đến gel nha đam lớn nhất thế giới. Theo báo cáo thường niên của tạp chí Nutrition Business Journal năm 2012, nha đam đứng thứ 20 trong số các nguyên liệu cho thực pham bán chạy nhất ở Hoa Kỳ, doanh số bán hang tăng từ 31 triệu USD năm 2000 lên 72 triệu
USD năm 2011 (Niir Project Consultancy Services, 2021).
Do điều kiện tự nhiên không thích hop dé trồng nha dam quy mô lớn nên châu Âu phải nhập khâu nha dam dé đáp ứng nhu cầu sử dụng nha đam tại ngày càng cao ở thị trường này. Châu Âu là thị trường tiêu thụ nha đam lớn nhất toàn cầu trị giá 1,4 tỉ euro (1,6 tỉ USD) trong năm 2016 tương đương với hơn 60.000 tan nha đam. Trong số này, 45 % được sử dụng trong mỹ phẩm. Ở Tây Âu, Đức là nước tiêu thụ và chế biến nha đam lớn nhất với 3.100 tấn năm 2016, tiếp đến là Ý, Ba Lan và Pháp
(cbi.eu/market- information/natural-ingredients-health-products/aloe-vera/).
Riéng tai An Độ, nhu cau sử dụng nha đam vẫn liên tục tăng, doanh thu từ nha đam đạt 23,72 triệu đô la trong năm 2017, và dự kiến sẽ đạt 38,68 triệu đô la vào năm 2024. Đặc biệt, do là thành phần chính của lá nha đam và có nhiều công dụng hữu ích, doanh thu từ gel nha đam đạt 618,36 triệu USD vào năm 2018, và dự kiến đạt 972,51 triệu USD vào năm 2025, với tốc độ CAGR là 6,71 % trong giai đoạn này (Niir
Project Consultancy Services, 2021).
1.3.5. Tinh hình sản xuất và tiêu thụ nha dam trong nước
Nha đam là loại cây dễ trồng, có năng suất cao, dễ chăm sóc đặc biệt cho hiệu quả rất cao ở những vùng đất ven biển. Đến nay, có nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công các sản phẩm từ cây nha đam tại Việt Nam như:
Công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát Rita, Công ty thực pham và nước giải khát Dona Newtower, Công ty TNHH CNTP Nhật Hong, Công ty cô phan nước giải khát
16
Sài gòn Tribeco, Công ty TNHH SXTM Đại Việt Hương (Cần Thơ), Vinamilk, Công ty TNHH CNSH Việt - Mỹ — Úc (V.U.A).
Theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận, hiện nay, công ty Cổ phần thực phẩm Cánh Đồng Việt sau 8 năm hoạt động, hiện là đơn vị chế biến sản phẩm Nha đam có công suất lớn nhất tại Việt Nam. Thị trường xuất khâu của công ty lên đến 20 quốc gia hàng đầu trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ, các nước Trung Đông: và lộ trình 03 năm tới trở thành Công ty sản xuất các sản phâm từ nha đam số 1 tại khu vực Đông Nam A. Sản phẩm của công ty đã đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho xuất khẩu như tiêu chuẩn FSSC 22000 và ISO 22000; đồng thời, được chứng nhận theo tiêu chuẩn Halal; một số sản phẩm như nha đam không đường, nha đam hương dứa, nha đam hương vai đã được
chứng nhận OCOP.
17
Chương 2