2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Hộ nông dân 2.1.1.1. Khái niệm
Theo Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp
ở nông thôn”.
Theo Frank Ellis (1988): “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị
trường với mức độ hoàn hảo không cao”.
Tchayanov cho rằng: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ồn định” và ông coi
“Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời dé tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”. Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thé giới, ké cả những nước phát triển.
Đồng tình với quan điểm trên của Tchayanov, Mats Lundahl và Tommy Bengtsson bé sung va nhan manh: “H6 nông dân là đơn vi san xuất cơ bản”. Chính vi vậy, các cải cách kinh tế ở một số nước trong những thập kỷ gan day da thuc su coi hộ nông dân là đơn vi san xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn (Đỗ Văn Viện,
2000).
Ở nước ta, cũng đã có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân, Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế
cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
18
2.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân
Hộ nông dân là một don vi kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị
tiêu dùng.
Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa
hộ nông dân và thị trường.
Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động
phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến cho khó giới hạn thé nao là một hộ nông dân (Lê Đình Thắng, 1993).
Từ các khái niệm, đặc điểm nêu trên cho thấy hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp; ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ
nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau; hộ
nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
2.1.1.3. Vai trò của mô hình sản xuất nông hộ
Kinh tế nông hộ (kinh tế hộ gia đình) là đơn vị kinh tế tạo ra sản phâm dé đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần cho gia đình và cho xã hội. Kinh tế gia đình phát triển có tác dụng thúc day kinh tế xã hội phát triển.
Kinh tế hộ không quan tâm đến nguyên tắc: lao động cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý, nghĩa là họ không quan tâm đến doanh thu biên của lao động và tiền công, do phần lớn lao động trong kinh tế hộ là lao động gia đình, lao động này không có tiền công. Cách hạch toán của kinh tế nông hộ thật đơn giản bởi vì nông hộ sống nhờ vào thu nhập của họ. Thu nhập được tính bằng cách lấy thu trừ cho chi (không kế lao động nhà). Vì thế, theo quan điểm của người dân “lay công làm lời”, tức là thu nhập bao gồm cả thu nhập từ sức lao động.
Trong kinh tế học, nguồn lao động phải được sử dụng có hiệu quả, sử dụng hết, phù hợp với tính chất công việc, trình độ và điều kiện sức khỏe của từng lao động để nâng cao năng suất lao động và thực hiện tái sản xuất sức lao động.
Do đó, mô hình sản xuất muốn thuyết phục được nông hộ cần phải làm cho
người dân có thê tin tưởng vào độ an toàn của mô hình (it rủi ro), tính toán được
19
doanh thu và chi phí thực hiện mô hình, hoặc là thay cho mô hình khác mà họ đã tin
tưởng, gắn bó thời gian dài, mang lại cho họ thu nhập tốt hơn.
2.1.2. Hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Khái niệm
Hiệu quả kinh tế: Là một phạm trù chung nhất, có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hóa và tất cả các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chỉ phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chỉ phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của
hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) dé đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - mục tiêu toi đa hóa
lợi nhuận (Quỳnh Anh, 2018).
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc phân tích hiệu quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn Phân
tích hiệu quả cũng khác nhau.
Đề phân tích hiệu quả đầu tư của một loại cây trồng, thường phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của cả vòng đời của cây. Nha đam là cây trồng lâu năm 4 đến 8 năm, nên việc đầu tư chi phí và doanh thu diễn ra trong thời gian dài nên yếu tố thời gian trở nên quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh tế. Do đó, việc thu chi trong việc trồng nha đam cần phải chuyền đôi toàn bộ thu chi về một thời điểm dé tính toán. Ba chỉ tiêu quan trọng dé phân tích hiệu quả đầu tư là lợi ích ròng hiện tại NPV (Net present value), suất nội hoàn IRR (Internal rate of Return), thời gian
20
hoàn vốn PP (Pay-back period), tỷ suất doanh thu trên chi phi BCR (Benefit cost rate) và tỷ suất lợi nhuận RR (Rate of return) được sử dụng dé Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ sản xuất.
2.1.2.2. Chỉ tiêu theo thời gian ngắn hạn Chỉ tiêu kết quả
Kết quả sản xuất là khái niệm dé chỉ kết quản thu được sau những đầu tư về vốn và lao động. Kết qua sản xuất được biểu hiện qua: chi phi sản xuất, sản lượng, thu nhập sau một kỳ sản xuất kinh doanh (SXKD).
Chi phí sản xuất là số tiền mà nông hộ chi tra cho các yếu tô đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất. Trong đó, chi phí sản xuất bao gồm chi phí vật chat và chi phi
lao động.
Tổng chi phí sản xuất (TC): tat cả chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất
Công thức: TC= CPVC + CPLĐ Trong đó:
CPVC: Chi phí vật chất bao gồm chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, chỉ phí cho các dụng cụ, máy móc, thiết bị hỗ trợ sản xuất...
CPLĐ: Chi phí lao động là chi phí mà người sản xuất bỏ ra dé trả công cho lao
động. Chi phí lao động có 2 hình thức: chi phí lao động nha và chi phí lao động thuê.
Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ quá trình sản xuất của nông hộ.
Tổng doanh thu (TR):
Công thức: TR=P*Q Trong đó:
P: Gia bán trên một đơn vi sản pham
Q: san luong thu hoach
Loi nhuận (7r): là khoảng chênh lệch giữa doanh thu vào và chi phi bỏ ra của hộ
nông dân trong quá trình sản xuất.
Công thức: 7r = TR - TC
21
Chỉ tiêu hiệu quả
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật (số lượng sản phẩm có thé đạt được trên một đơn vị chỉ phí đầu vào sản xuất trong những điều kiện cụ thê về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp) và hiệu qua phân bồ (hiệu quả trong các yếu tố giá đầu vào và dau ra sản phẩm phan ánh giá trị thu thêm khi bỏ thêm 1 đồng chỉ phí). Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Phản ánh mối quan hệ đầu ra, đầu vào được sử dụng. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường xuyên. Chất lượng nông sản là phần thu được từ quá trình sản xuất.
Dạng hiệu sỐ
Hiệu qua SX = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào
Trong đó:
Kết quả đầu ra do bằng các chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, dịch vụ (doanh thu).
Chi phí đầu vào bao gồm: lao động, tư liệu lao động, và vốn kinh doanh.
Dạng phân số
Hiệu quả SX = wee
Công thức nay phản ánh mức sản xuất của các chi tiêu phản anh chi đầu vào.
Với cách tính này sẽ khắc phục những tồn tại khi tính theo dạng hiệu số. Nó tạo điều
kiện nghiên cứu hiệu qua SX một cách toàn diện.
Đề tài này nghiên cứu thu nhập hộ nên kết quả đầu ra là những chỉ tiêu thu nhập, lợi nhuận. Chi phí đầu vào gồm chỉ phí vật chất (phân bón, thuốc BVTV), tổng chỉ phí, diện tích đất sản xuất nha đam, công lao động. Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho hộ theo giai đoạn kinh doanh: thu nhập/1000m”/năm; thu nhập/1 công lao động,năm; thu nhập/1 triệu đồng vén/nam.
2.1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế đầu tư dài hạn
Quá trình sản xuất kinh doanh từ khi trồng đến hết chu kỳ kinh tế của cây nha
đam trải qua nhiêu năm canh tác, nên sử dụng hệ thông chỉ tiêu dài ngày như sau:
22
Loi ích ròng hiện tại (NPV) (Net Present Value)
Lợi ích ròng (NPV), còn được gọi là hiện giá ròng hay là hiện giá thuần, được tính theo một suất chiết khâu nào đó của dong ngân lưu thu nhập mà dự án sẽ mang lại trong tương lai so với hiện giá của các khoản đầu tư phải bỏ ra cho dự án.
Ta có công thức:
NPY = > =3
io (+7)
Trong đó:
NCF (Net Cash Flow) NCFi = CI - CO
CI (Cash In Flow): ngân lưu vào CO (Cash Out Flow): ngân lưu ra
i: Số thứ tự năm dau tư (chu kỳ kinh tế cây nha dam) n: Số năm đầu tư
r: Suất chiết khấu
Qui tắc ra quyết định: NPV > 0, cho thấy sản xuất có hiệu quả. Khi so sánh
nhiều phương án đầu tư, phương án nào có NPV lớn hơn thì tốt hon (trong cùng thời gian đầu tư).
NPV tính cho một đơn vi diện tích cũng chính là lợi nhuận tích tu đã có chiết khấu về hiện tại trên một đơn vị diện tích, được tình bằng tổng doanh thu qui về hiện tại trong các năm của quá trình sản xuất trừ đi chỉ phí qui về hiện tại trên một đơn vị
diện tích. So sánh lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, trường hợp nào có lợi nhuận
cao hơn thì hiệu quả cao hơn (trong cùng thời gian đầu tư).
Tỷ suất nội hoàn (TRR) (Internal Rate of Return)
Tỷ suất nội hoàn (IRR) (Internal Rate of Return) là suất chiết khấu mà tại đó tat cả các thu nhập tương lai của phương án đầu tư bằng với tat cả các chi phí tương lai của phương án đó; hay nói cách khác Tỷ suất nội hoàn là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá thuần NPV=0.
23
Ta có công thức:
yd __y_©0 7 (1+JRR)Y 425 (14+ IRR)’
Trong đó:
CI (Cash In Flow): ngân lưu vào (lợi ích hay phần thu trong sản xuất kinh
doanh)
CO (Cash out Flow): ngân lưu ra (chi phí đầu tư trong sản xuất kinh doanh) i: Số thứ tự năm đầu tư , năm đầu tiên i= 0.
n: Số năm đầu tư.
Quy tắc ra quyết định: Nếu IRR lớn hơn lãi suất vay von dé đầu tư thì phương án đầu tư đó có hiệu quả kinh tẾ, ngược lại nếu tỷ suất nội hoàn nhỏ hơn lãi suất vay vốn thì phương án không mang lại hiệu quả. Khi so sánh IRR, phương án nào có IRR cao hơn thì phương án đó hiệu quả hơn (trong cùng thời gian đầu tư).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo của cơ quan phường xã, Huyện Ninh Hải, Sở Nông nghiệp và PTNN, sở Kế hoạch Đầu tu , số liệu thống kê của Cục thong kê Tinh, các tap chi khoa hoc, các báo điện tử có uy tin, số liệu của các công
trình khoa học nghiên cứu.
Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong danh sách của Uỷ ban phường, xã. Đối tượng phỏng vấn là những chủ hộ hoặc vợ chủ hộ với bảng câu hỏi soạn sẵn. Việc thu thập sé liệu sơ cấp
được thực hiện thông qua 2 bước là khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức.
Khảo sát sơ bộ: Được tiễn hành trên mẫu là 10 nhằm phát hiện những sai sót
của bảng câu hỏi.
Khảo sát chính thức: Được tiễn hành sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả của nghiên cứu sơ bộ.
Cách tính quy mô mẫu tối thiểu cho phân tích hồi quy hàm đa biến
(Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. 2007):
N=50+m*8
24
Ký hiệu N: quy mô mẫu; m: số biến trong mô hình.
Với 9 biến trong mô hình, quy mô mau sẽ là N = 50 + 9*8 = 122.
Đề tài tiến hành khảo sát và số lượng mẫu thu thập là 125 mẫu tương ứng với 125 hộ sản xuất nha đam tại huyện Ninh Hải.
2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả, phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ nha đam tai huyện Ninh Hải. Trong phần mô tả dùng một số chỉ tiêu như: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình,... cho các tiêu chí nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề cơ bản đặt ra trong nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp so sánh
Trong luận văn phương pháp này được sử dụng phô biến trong phân tích, tính toán dé xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau. Cùng
một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác
nhau. Do đó các số liệu thu thập được sẽ được sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
(1) Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ nha đam tại huyện Ninh Hải Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dé mô tả thực trang sản xuất và tiêu thu qua các năm bằng các chỉ tiêu: Diện tích, năng suất, sản lượng, doanh thu, giá bán, chủng loại giống, các cơ sở thu mua và hợp đồng liên kết.
Công cụ xử lý số liệu là phần mềm excel.
(2) Phân tích hiệu quả sản xuất nha đam tại huyện Ninh Hải
Đánh giá hiệu quả: Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư dài hạn nêu trên như NPV, IRR. Công cụ xử ly số liệu là phần mềm excel.
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nha đam tại huyện Ninh
Hải
Phân tích hiệu quả: Sử dụng hàm hồi quy tuyến tinh dé phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập từ sản xuất nha đam tại huyện Ninh Hải.
25
Trong 3 chỉ tiêu tính hiệu quả sản xuất ngắn ngày (thu nhap/1000m?; thu nhập/lao động; thu nhập/đồng vốn), dé tài chọn chỉ tiêu thu nhập/1000m? vi đất là tài nguyên khan hiếm và quan trọng hơn lao động và vốn.
Biến phụ thuộc là biến thu nhập nha đam (triệu đồng/1000m”/năm) của hộ sản xuất nha đam. Biến độc lập là các biến có ảnh hưởng đến năng suất nha đam như tuôi
vườn cây, lượng nước tưới, lượng phân bón vô cơ, lượng phân bón hữu cơ, lượng
thuốc BVTV, công lao động, vốn dau tư, tham gia khuyến nông và kinh nghiệm, như tham khảo các nghiên trước ở phần tổng quan.
Các biến trong mô hình được xác định và kỳ vọng như sau:
Bang 2.1. Diễn giải va kỳ vọng dấu các biến sử dung trong mô hình hồi quy Biến độc lập Ký hiệu biến Kỳ vọng dẫu Tuôi vườn cây (năm) T + Lượng nước tưới (m3/1000 m?) NUOC + Lượng phân bón vô cơ (kg/1000 m”) VOCO + Lượng phân bón hữu cơ (kg/1000 m?) HUUCO + Lượng thuốc BVTV (m1/1000 m2) BVTV + Công lao động (ngày công/1000 m7) LD + Vốn dau tư (triệu đồng/1000 m2) VON +
Số lần tham gia khuyến nông (lần) KNONG £
Kinh nghiém (nam) KNG +
Biến phụ thuộc Y Thu nhập nha đam của hộ (triệu déng/1000m?) Giải thích kỳ vọng dau của các biến trong mô hình
- T: Tuổi vườn cây có ý nghĩa rất quan trọng đến năng suất và chất lượng san phẩm, tuổi đang giai đoạn phát triển mạnh năng suất sẽ tăng (kỳ vọng dau +), tuổi vườn cây chuyền sang giai đoạn già từ 7-10 tuổi năng suất giảm dan (kỳ vọng dấu - ). Qua khảo sát sơ bộ cho thấy các hộ nông dân ở đây mới trồng nha đam, phổ biến các vườn cây tuổi từ 1 đến 6, chỉ một sé it tuổi ở 9-10. Vì vậy kỳ vọng dấu dương.
- NUOC: Đối với khu vực khô hạn như huyện Ninh Hải, lượng nước tưới phù hợp sẽ giúp tăng năng suất cây trồng. Vì vậy kỳ vọng dấu dương.
- VOCO: Lượng phân bón vô co g1ữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây giúp cho tăng trưởng nhanh, tươi tốt, cho năng suất cao làm cho thu nhập tăng cao. Vì vậy kỳ vọng dấu đương.
26