Diễn biến suy giảm diện tích rừng và độ che phủ rừng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thực trạng suy thoái hệ sinh thái rừng tỉnh Đăk Lăk, định hướng và giải pháp phát triển (Trang 45 - 50)

Trong giai đoạn 2008 — 2012 diện tích rừng trồng mới được 31.308ha trung bình một năm trồng 6.261,6ha, so với năm 2008 thì năm 2010 diện tích rừng trồng mới nhiều hơn 1.645,4ha, nhưng đến năm 2012 thì diện tích rừng trồng mới rất ít và

ít nhất trong cả giai đoạn, chỉ trồng được 2.928,2ha.

8000

7000 -

5000

4000

3000 2000 1000

2008 2009 2010 2011 2012 năm

Hình 2.10. Biéu đề thể hiện nguyên nhân diễn biến diện tích rừng tinh Đăk Lak

giai đoạn 2008 — 2012

Nguàn số liệu: Chỉ cục Kiểm lâm tinh Đăk Lak, năm 2012 Trong hai năm 2009 và 2010 diện tích rừng bị khai thác là 2.479,8ha, các năm còn lại diện tích rừng khai thác ít hơn (660,6ha trong ba năm còn lại).

Diện tích rừng bị phá liên tục tăng nhanh từ 747ha năm 2008 lên 2.188,4ha năm 201 1 và năm 2012 ít bị phá hơn (460,5ha).

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng diễn ra mạnh trong các năm cụ thể năm

2009 có đến 3.529,1ha rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng, trong cả giai đoạn thi

con số này là 7.073,9ha rừng, trung bình mỗi năm chuyển đổi 1.414,8ha. Theo thống kê của Chi cục Phát triển Lâm nghiệp Dak Lak, từ năm 2006 đến nay, tỉnh

này có 9 dự án thủy điện được xây dựng phải chuyển mục đích sử dụng rừng với

tổng diện tích 2.097ha. Trong đó, có những dự án thủy điện phải chuyển đổi mục

dich sử dụng rừng khá lớn như Buôn Tua Srah (998ha), Krông H’nang (536ha),hai

thủy điện Sêrêpôk 3 và Sêrêpôk 4 (315ha)...

Do diễn biến bat thường của tự nhiên (bão) mà năm 2011 có 309,2ha rừng bị

suy giảm. Năm 2011, liên tục 6 tháng cuối năm, do ảnh hưởng của bão và áp thấp

nhiệt đới, mưa lớn và ngập lụt đã xảy ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, cuối tháng 5 đầu tháng 6, mưa to, gây lũ quét tại huyện Ea Sup; tháng 6 ngập úng tại huyện Lak và Krông Bông; cuối tháng 9 đầu tháng 10 do ảnh hưởng bởi

-39-

rãnh áp thấp, hoàn lưu bão số 4, số 5, số 6 liên tiếp, kết hợp gió mùa tây nam hoạt

động mạnh, gây lũ, lụt làm thiệt hại tại một số vùng thuộc các huyện Krông Năng,

Ea H'leo và Lak; đầu tháng 11, mưa do ảnh hưởng của vùng áp thấp và nhiễu động

của đới gió đông gây lũ, lụt làm thiệt hại tại các huyện Buôn Đôn, Cư M’Gar và Ea Súp; giữa tháng 12, mưa gây nên ngập úng làm thiệt hại tại các huyện Krông Bông

và Krông Ana.

Gần đây nhất là năm 2013, tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn đã có những diễn biến bất thường. Bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Trung bình nhiều năm có từ 5-6 cơn bão thì riêng năm 2013 tổng

số bão và áp thấp nhiệt đới là 15 cơn. Đặc biệt siêu bão Haiyan hồi tháng 11 năm

2013 đã gây thiệt hại và làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân Đăk

Lak.

Bảng 2.3. Nguyên nhân diễn biến rừng trong từng huyện tinh Đăk Lak năm 2012

Am | Ba | m8 |

Nguôn: Chỉ Cục Kiém lam tinh Dak Lak, năm 2012

Đi vào từng huyện cụ thé ta thấy rõ một điều là diện tích rừng trồng mới tập trung ở các huyện có các VQG hay những huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trong các loại cây công nghiệp nhằm phát triển hệ sinh thái canh tác như Lak

(1.260,39ha), Ea H"leo (837,74ha), M°Đrăk (835,43ha)....

-40-

Các loại gỗ quý như: Giáng hương, Trắc, Cẩm lai bị khai thác thường xuyên, nay còn lại những cây non với số lượng không nhiều. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng suy giảm nghiêm trọng, cả về diện tích lẫn chất lượng của rừng.

Thời gian gần đây, tình trạng phát triển của kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng nhiều

đến diện tích rừng tiêu biểu như tại địa bàn xã Cư Prao (huyện M°Đrăk) ngành điện

lực xây dựng Công trình thuỷ điện Krông H’nang (64 MW), tạo hồ nước lớn gây ngập hàng chục ha rừng đặc dụng Khu bảo tổn thiên nhiên Ea Sô, đã ảnh hưởng đến

việc giữ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trong khu rừng.

Cháy rừng chỉ thể hiện rõ ở huyện M’Drak (128,05ha), trong khi phá rừng thì

thể hiện hầu hết ở tất cả các huyện tùy theo mức độ phá rừng có quy mô hay không

như huyện Lak (245,44ha), Krông Bông (80,25ha), Ea H’leo (63,87ha),... Tương tự

như vậy, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng cũng thẻ hiện rộng rãi trong tỉnh,

đặc biệt là Lăk (379,24ha) hay Krông Năng (217,01ha). Nhìn chung tình hình khai

thác làm suy giảm diện tích rừng đặc biệt ở hầu hết các tỉnh đáng chú ý nhất ở đây

là Ea H'leo (769,/71ha), M'Đrăk (677,33ha), Ea Kar (320,35ha), Ea Sup

(310,8ha),...

2.2.3.1. Suy giảm rừng tự nhiên

ha

590000

85.939 585000

; ĐH 493 37308 mB 571.939

570000 - 567.854

565000 - 562.769

560.895

2005 350000

545000 I

555000

2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm

Hình 2.11. Biểu dé thể hiện diện tích rừng tự nhiên qua các năm tại tỉnh Đăk Lak

Nguôn số liệu: Chỉ cục Kiểm lâm tinh Đăk Lak, năm 2012

-41-

Các khu bảo tồn thiên nhiên Ea Ral (huyện Ea H'leo) va Trap Ksor (Krông Buk) là nơi bảo tồn số lượng ít i những cây thuỷ tùng là loại thực vật đặc hữu chi có tại những nơi đây. Là loại thực vật rất quý và trên thế giới chỉ có tại những nơi này, nhưng vẫn thường xuyên bị lâm tặc khai thác dé làm hàng gỗ mĩ nghệ cao cap.

Đây là một trong số những nơi có độ che phủ rừng lớn nhất Đăk Lăk. Công tác quản

lý bảo vệ rừng của tỉnh Đăk Lăk có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không những

cho việc bảo tổn da dạng sinh học mà còn có ý nghĩa bảo vệ rừng đầu nguồn cho hệ thống sông Mê Công, điều tiết lũ cho hệ thống sông Cửu Long của Đăk Lak và khu vực Đông Nam A. Đáng buồn hiện nay rừng ở tinh Dak Lak đang bị tàn phá từng ngày và đứng trước nguy cơ xóa số nhiều loại gỗ quý và các động vật quý hiếm cũng sẽ bị mất môi trường sống. Mỗi ngày có hàng trăm người dân dùng xe công nông, xe đạp từ nhiều ngả đường vào VQG Yok Đôn để mưu sinh bằng cách khai thác gỗ quý, săn bắt động vật hoang dã quý hiếm.

Theo đánh giá của UBND tinh Đăk Lak cho biết, 6 tháng đầu năm 2012, ngành lâm nghiệp tuy đã triển khai nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, nhưng tình trạng

vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vẫn còn xảy ra nghiêm trọng.

Quan sát địa bàn tỉnh Dak Lak, em nhận thấy huyện biên giới Ea Sup hiện là điểm nóng về phá rừng, trước đây rừng chủ yếu bị lâm tặc tấn công lấy gỗ, nhưng bây giờ gỗ không còn nữa, hiện tượng phá rừng lấy đất làm nương ray xảy ra

thường xuyên.

Đặc biệt, là rừng cộng đồng buôn, làng nhận khoán quản lý và bảo vệ, những cánh rừng này đã bị chính những ông chủ rừng tàn phá không thương tiếc, tất cả vì mục đích rất là cuộc sống - “để lấy đất sản xuất”.

2.2.3.2. Sự thay đồi rừng trông

Độ che phủ của rừng giảm làm nguồn nước ngầm suy giảm, các hồ chứa nhỏ cạn, các suối nhỏ ở một số huyện không còn dòng chảy, nhất vào những tháng cao điểm mùa khô diễn ra vào từ tháng 4 đến tháng 5. Tình hình sâu bệnh trên cây cà phê hiện có 664,7ha bị nhiễm rệp sáp hại quả, 142ha bị nhiễm rép sáp mềm xanh,

tuyển trùng, khô cành, rỉ sắt, thối rụng quả non, tập trung ở các huyện Krông Bông,

Krông Pak, Krông Ana, Ea H’leo, Cư Kuin, Ea Kar...

= 42.635

sa 61.236

50000 80.286,546.574,4

40000 +

| 484

20000 18-354

2005 1 "2008 2009 2010 2011 2012 Nan

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thực trạng suy thoái hệ sinh thái rừng tỉnh Đăk Lăk, định hướng và giải pháp phát triển (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)