Kiểm soát nhu cau thị trường

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thực trạng suy thoái hệ sinh thái rừng tỉnh Đăk Lăk, định hướng và giải pháp phát triển (Trang 71 - 74)

HỆ SINH THAI RUNG TINH DAK LAK

3.2.1. Quan điểm và mục tiêu

3.2.2.6. Kiểm soát nhu cau thị trường

Tăng cường lực lượng kiểm lâm cả số lượng và chất lượng cũng như trang thiết bị, phương tiện cho công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách hiệu quả đối

với các khu vực có rừng.

Xây dựng đội cơ động với nhiều thành phần cùng tham gia của các ban, ngành

chức năng trong công tác bảo vệ rừng.

Căn cứ vào hiện trạng nguồn tài nguyên hiện có của địa phương, hạn chế khai thác đối với các nguồn đang trong giai đoạn phục hồi, nghiêm cắm khai thác các nguồn đã bị cạn kiệt, song song với việc khai thác, tiến hành thuần hóa và áp dụng khoa học, công nghệ dé nhân giống, phát triển nguồn tài nguyên ở bên ngoài rừng (bằng các mô hình kinh tế vườn, trang trại,...), đó là biện pháp hữu ich của sử dụng

hợp lý nguồn tài nguyên.

Dựa vào nhu cầu thị trường đẻ tiến hành xây dựng một số mô hình sản phẩm thay thế gỗ nhằm hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chất đốt...).

3.2.2.7. Biện pháp khác

Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đa dạng sinh học 2008, đặc biệt là các văn bản quy định rõ về chức năng quản lý về đa dạng sinh học của

các Bộ/Ngành liên quan.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được Ban quản lý của tỉnh và các VQG thực hiện thường xuyên nhằm hướng đến việc giúp cho người dân hiểu va cùng chung tay thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học,

Luật Di sản văn hóa.

Đây mạnh việc phối kết hợp với chính quyền địa phương trong vùng để tuyên truyền, kêu gọi các chương trình, dự án đầu tư nhằm góp phần giải quyết sinh kế

cho người dân, giúp họ từng bước én định cuộc sống, hạn chế tối đa việc cuộc sống

phụ thuộc vào rừng....

Công tác bảo vệ rừng ở đây có giá trị vô cùng to lớn và đặc biệt thiết thực trong việc bảo tồn. Trong những năm qua, nhờ day mạnh công tác tuyên truyền nên ý

-64-

thức của người dân trong việc bảo vệ rừng và di sản ở đây tuy có hạn chế nhưng

cũng được nâng cao một bước.

Tiến hành hoạt động giáo dục môi trường cũng được quan tâm đối với cộng đồng thông qua các cắp hội và các đoàn thé ở các địa phương.

Xây dựng cơ chế liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và thực thi việc quản lý bảo vệ đa dạng sinh học với cơ quan đầu mối.

Xây dựng chương trình nghiên cứu, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học mang tính liên ngành của Quốc gia, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Tăng cường nghiên cứu, áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý các dạng tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học. Cải thiện việc lồng ghép các nội dung

bảo tồn đa dạng sinh học trong các chương trình, kế hoạch, dự án của Nhà nước,

của các Bộ, ngành và từng địa phương.

# Cần thực hiện các hướng ưu tiên:

> Quy hoạch đa dạng sinh học cấp vùng.

> Thực hiện nghiêm ngặt công tác đánh giá tác động môi trường đến các công

trình hạ tang, đặc biệt công tác hậu kiểm.

> Xây dựng chính sách người sử dụng vừa khai thác cùng với phục hồi đối với

việc thương mại hóa đa dạng sinh học và các lợi ích, dịch vụ hệ sinh thái.

Phát triển bền vững hệ thống các khu bảo tồn. Hiện nay, mục tiêu của các khu bảo tồn chủ yếu là bảo vệ một cách thuần túy, chưa kết hợp được giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển, nên các khu bảo tồn chưa có đóng góp tích cực cho nền kinh tế

cũng như cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

Tăng cường quyền hạn và năng lực của các cộng đồng địa phương tích cực tham gia bảo vệ đa dạng sinh học và các khu bảo tồn. Muốn vậy, phải nâng cao nhận thức cộng đồng, cải thiện đời sống và xây dựng khung pháp lý, cơ chế khả thi

dé cộng đồng địa phương được tham gia và được chia sẻ lợi ích trong công tác bảo

vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học, trước hết tại các khu bảo tồn.

Tăng cường quản lý nghiêm ngặt việc buôn bán trái phép động thực vật hoang da một cách hữu hiệu vì hiện nay chưa quản lý được nạn buôn bán động thực vật

hoang dã nên chưa triệt được tận gốc nạn săn bẫy, khai thác hủy diệt các loài động thực vật của rừng và các khu bảo tồn.

-65-

Cần thận trọng khi nhập các giống mới. Các cơ quan sản xuất cần nghiêm chỉnh thực hiện các quy trình khảo nghiệm, đánh giá các giống loài nhập nội trước khi đưa ra sản xuất rộng rãi. Sớm có biện pháp quản lý và diét trừ các loài sinh vật ngoại lai

xâm hại.

Tiếp tục duy trì và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế trong công cuộc bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học hơn nữa. Đặc biệt, cần thiết phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan tới hệ sinh thái rừng của tỉnh như: Ban Thư ký CBD, GEF trong việc hỗ trợ quốc gia triển khai CBD ở các mặt: hỗ trợ kỹ thuật, ngân sách, thông tin, phương pháp tiếp cận hệ sinh thái... (GEF là một tô chức tài chính độc lập, cung cấp các khoản viện trợ trong các lĩnh vực đa dạng sinh học, biến đồi khí hậu, các vùng nước quốc tế, suy thoái dat, tang ozôn và các chất 6 nhiễm hữu cơ khó phân hủy cho các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Những dự án này đem lại lợi ích môi trường toàn câu, gắn với các thách thức môi trường giữa toàn câu, quốc gia và khu vực và thúc đẩy sinh kế bên vững CBD là Công ước Da dạng Sinh học).

PHÁN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thực trạng suy thoái hệ sinh thái rừng tỉnh Đăk Lăk, định hướng và giải pháp phát triển (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)