Mặc dù Phòng Giao Dịch Chánh Hưng cung cấp hầu hết các sản phẩm mà ACB triển khai, tuy nhiên chỉ có một số sản phẩm thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Đó là các sản phẩm có các đặc điểm như linh hoạt kỳ hạn, lãi suất thả nổi khi đáo hạn thì tự tái tục kỳ hạn cho khách hàng, ví dụ như: tiền gửi thanh toán lãi suất thả nổi, tài khoản tiết kiệm lãi suất thả nổi – Floating VND. Qua một vài bảng số liệu dưới đây sẽ thấy rõ hơn vấn đề trên.
Đầu tiên xét qua tình hình huy động tiền gửi của Phòng Giao Dịch trong giai đoạn từ 2009- 2011.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi thanh toán 33.12 18 53.58 14.8 61.70 13
Tiền gửi tiết kiệm 150.88 82 308.42 85.2 409.30 87
Tổng số tiền huy động 184 100 362 100 471 100
Bảng 2.1: Tình hình huy động tiền gửi của Phòng Giao Dịch Chánh Hưng trong giai đoạn 2009- 2011.
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng hợp của Phòng Giao Dịch Chánh Hưng năm 2009, 2010, 2011)
Ta thấy lượng tiền huy động được qua các năm đều đạt được mức tăng cao. Trong đó đáng kể nhất là lượng tiền gửi năm 2011 đạt 471 (tỷ đồng), tăng 1.3 lần so với năm 2010. Việc quy định trần lãi suất huy động khiến cho các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau mạnh mẽ hơn nên việc huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên lượng tiền mà Phòng Giao Dịch huy động được vẫn đạt được kết quả như mong đợi và vượt mức chỉ tiêu đưa ra đầu năm là tăng 43,6% so với 2010. Bên cạnh việc phát triển những sản phẩm mới nhằm huy động tiền gửi trong tầng lớp dân cư thì Phòng Giao Dịch cũng đã triển khai những chương trình chăm sóc khách hàng, các chương trình dự thưởng nên lượng tiền gửi đã tăng dần qua các năm. Từ số liệu ở bảng 2.1 ta có biểu đồ sau:
Đơn vị: tỷ đồng.
Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2009- 2011.
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng hợp của Phòng Giao Dịch Chánh Hưng năm 2009, 2010, 2011)
Qua biểu đồ trên, ta thấy tiền gửi tiết kiệm đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng của lượng tiền huy động được giai đoạn 2009- 2011.
Mặc dù lượng tiền gửi thanh toán tăng qua các năm (năm 2009 33.12 tỷ, sang 2011 đạt 61.70 tỷ) nhưng nếu xét về số tương đối lượng tiền gửi đã giảm dần qua các năm như: sáu tháng cuối năm 2009 đạt mức 18%, sang năm 2010 đạt 14.8%, chỉ còn lại 13% vào năm 2011.
Còn về tiền gửi tiết kiệm, đã tăng nhanh qua các năm đặc biệt ở năm 2011, đạt mức cao nhất là 409.30 tỷ, chiếm tỷ trọng là 87% trong tổng lượng tiền gửi huy động được. Phần lớn lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được là từ những sản phẩm như tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng v.v… thu hút được nhiều khách hàng tham gia.
Tỷ trọng các thành phần của lượng tiền gửi tiết kiệm trong bảng 2.1 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
2009 2010 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiết kiệm có kỳ hạn 16.56 10.98 15.20 4.93 11.30 2.76
Chứng chỉ huy động vàng 18.40 12.2 32.58 10.56 37.68 9.21
Tiết kiệm lãi suất thả nổi 115.92 76.83 260.64 84.51 360.32 88.03
Tổng tiền gửi tiết kiệm 150.88 100 308.42 100 409.30 100
Bảng 2.2: Tỷ trọng các thành phần của tiền gửi tiết kiệm trong giai đoạn 2009 – 2011
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng hợp của Phòng Giao Dịch Chánh Hưng năm 2009, 2010, 2011)
Từ bảng số liệu 2.2 ta có biểu đồ 2.2a và 2.2b:
Biểu đồ 2.2a: Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2009- 2011.
( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng hợp của Phòng Giao Dịch Chánh Hưng năm 2009, 2010, 2011)
2009 2010
2011 Chú thích:
Biểu đồ 2.2b: Các thành phần của tiền gửi tiết kiệm trong giai đoạn 2009- 2011
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng hợp của Phòng Giao Dịch Chánh Hưng năm Tiết kiệm lãi suất thả nổi Chứng chỉ huy động vàng Tiết kiệm có kỳ hạn
2009, 2010, 2011)
Nhận xét:
Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Trong giai đoạn 2009 - 2011 có sự sụt giảm về lượng (tính trên tổng mức huy động được mỗi năm) với mức đáng kể, từ 10.98% ở sáu tháng cuối năm 2009 chỉ còn 2.76% vào năm 2011, trong đó giảm mạnh nhất là năm 2010 mức giảm chỉ còn một nửa so với 6 tháng 2009.
Nếu so sánh giữa sản phẩm kỳ hạn và sản phẩm tiết kiệm lãi suất thả nổi thì sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn có những hạn chế nhất định chẳng hạn như khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài (36 tháng) thì trong khoảng thời gian dài như vậy thì những biến động về lãi suất tiền gửi là hoàn toàn có thể, do đó nếu lãi suất cố định thì thiệt hại cho khách hàng là điều khó tránh khỏi.
Trong tình hình lượng tiền huy động có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng, nếu khách hàng có ý định gửi tiền với số lượng lớn, kỳ hạn dài thì sản phẩm tiền gửi với lãi suất thả nổi sẽ là sự lựa chọn hợp lý.
Đối với chứng chỉ huy động bằng vàng:
Chứng chỉ huy động vàng mặc dù có tăng qua các năm ( 2009 là 18.4 tỷ, sang 2010 là 32.58 tỷ, năm 2011 là 37.68 tỷ, nhưng xét qua về tỷ lệ phần trăm thì đã có sự sụt giảm qua các năm từ 12.2% năm 2009 xuống còn 10.56% năm 2010. Đặc biệt sự sụt giảm xảy ra ở năm 2011 chỉ còn 9.21%. Trong thời gian gần đây, đặc biệt là năm 2011 có nhiều biến động về giá vàng với biên độ lớn, làm cho một bộ phận khách hàng muốn tìm kiếm nhiều lợi nhuận đã rút vàng ra khỏi ngân hàng để kinh doanh vàng ở thị trường bên ngoài. Do đó lượng vàng mà ngân hàng huy động được đã giảm.
Đối với tiền gửi lãi suất thả nổi:
Ta thấy mức lượng tiền gửi lãi suất thả nổi tăng liên tục từ 2009 – 2011 từ mức 115.92 tỷ lên đến 260.64 tỷ, tăng gấp 2.248 lần so với 2010. Phần lớn lượng tiền mà ngân hàng huy động được chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi. Vì đây là những sản phẩm thu hút nhiều khách hàng tham gia, do mang lại nhiều tiện
ích như: mức lãi suất được điều chỉnh lại ở mỗi kỳ hạn mới phù hợp với thị trường, tự động tái tục kỳ hạn, khách hàng không cần bỏ ra nhiều thời gian, chi phí để đến tận Phòng Giao Dịch thực hiện tất toán sổ tiết kiệm khi tài khoản đến ngày đáo hạn.
Nếu so sánh tính trên tổng lượng tiền huy động được mỗi năm, mức tăng của tiền gửi này có phần chậm lại ở năm 2011 với mức lượng tăng khoảng 3.52% so với năm 2010, trước đó là 7.68% so với 6 tháng cuối năm 2009. Lượng khách hàng đến ngân hàng gửi tiền đã giảm xuống do một số ngân hàng cũng triển khai những sản phẩm tương tự. Một lý do khác, với mức lãi suất huy động tại thời điểm đó chỉ ở mức 14% , một số khách hàng với số tiền nhàn rỗi lớn có thể tìm kiếm kênh đầu tư khác mang lại lợi nhuận lớn hơn 14% , do đó có thể kênh gửi tiền tiết kiệm là một kênh đầu tư không thật sự hấp dẫn đối với những khách hàng này Lượng tiền huy động đã giảm.
Trong tiền gửi tiết kiệm thì tỷ lệ của huy động bằng VND và ngoại tệ (PGD huy động chủ yếu là dollar Mỹ) được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi bằng USD 7.42 5.6 29.51 10.7 31.22 8.4
Tiền gửi bằng ngoại tệ khác 0.26 0.2 1.1 0.4 2.6 0.7
Tiền gửi bằng VND 124.8 94.2 245.22 88.9 337.8 90.9
Tổng tiền gửi tiết kiệm 132.48 100 275.84 100 371.62 100
Bảng 2.3 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và VNĐ giai đoạn 2009- 2011
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Phòng Giao Dịch Chánh Hưng năm 2009, 2010, 2011)
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ cơ cấu:
2009 2010
Chú thích: 2011
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm bằng VND, USD và các ngoại tệ khác.
( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng hợp của PGD Chánh Hưng năm 2009, 2010, 2011) Tiền gửi bằng VND
Tiền gửi bằng ngoại tệ khác Tiền gửi bằng USD
Ta thấy trong giai đoạn 2009- 2011 tình hình huy động bằng USD tăng qua các năm với mức tăng mạnh nhất là năm 2010 đạt được 29.51 tỷ, gấp 4 lần so với 6 tháng năm 2009 ( tương đương 10.7%, tăng 5.1% so với 6 tháng năm 2009). Trong năm 2009 tình hình huy động dollar Mỹ cũng như ngoại tệ nói chung gặp nhiều khó khăn, do vấn đề khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ tới tâm lý của găm giữ ngoại tệ, người dân giữ ngoại tệ chờ giá tăng, còn doanh nghiệp thì giữ ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ khi cần thiết.
Sang năm 2010 tình hình vẫn căng thẳng, trong khi tín dụng ngoại tệ tăng trưởng nhanh nhưng nguồn cung vẫn không đủ đáp ứng. Do đó các ngân hàng đã tăng lãi suất huy động ngoại tệ (chủ yếu là USD) nên nguồn cung đã tăng đáng kể. Kết quả lượng tiền USD huy động được đạt 29.51 tỷ tăng 22.09 tỷ (gấp 4 lần) so với 6 tháng 2009, tương đương mức là 10.7% so với tổng lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được.
Đến năm 2011, mặc dù lượng tiền huy động được tăng lên đạt mức 31.22 tỷ tăng 1.71 tỷ so với 2010. Nhưng nếu xét trên tổng lượng tiền huy động được hàng năm, thì huy động bằng ngoại tệ đã giảm xuống chỉ đạt 8.4% so với trước đó đạt 10.7% năm 2010, giảm 2.3%. Nguyên nhân một phần là do NHNN đã quy định về trần lãi suất huy động bằng USD đối với cá nhân là 2% dẫn đến lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm.
2.5 Phân tích SWOT tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm hiện nay của Ngân hàng ACB- Phòng Giao Dịch Chánh Hưng:
Điểm mạnh:
Một số sản phẩm như tiết kiệm có tham gia dự thưởng, những sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có lãi suất thả nổi thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Do mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như về lãi suất, kỳ hạn và những dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó nhân viên nắm rõ nhu cầu của khách
hàng nên dễ dàng tư vấn chính xác và tiến hành làm thủ tục nhanh chóng.
Điểm yếu:
Ngân hàng chỉ phát triển tốt sản phẩm tiền gửi với lãi suất thả nổi. Có một số sản phẩm không thu hút tốt khách hàng tham gia như các sản phẩm liên kết với các công ty bảo hiểm (ví dụ: lộc bảo toàn, lộc bảo an). Sản phẩm này có một số đặc điểm không thực sự hấp dẫn như: số tiền tối thiểu là 20.000.000đ, lãi suất cố định, kỳ hạn gửi dài (13 tháng).
Hiện nay các ngân hàng khác cũng tiến hành các sản phẩm tiền gửi với lãi suất thả nổi tương tự như ở Ngân hàng ACB. Lượng vốn huy động được ở Phòng Giao Dịch sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu có sự cạnh tranh mạnh trong thu hút khách hàng do phần lớn lượng tiền gửi tại Phòng Giao Dịch đều là gửi tiết kiệm với lãi suất thả nổi.
Cơ hội:
Từ cuối năm 2007 đến nay, miếng bánh thị phần huy động vốn của các ngân hàng đã có sự dịch chuyển nhanh chóng với sự bật lên của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn như ACB, Techcombank, Sacombank…. Sự lấn sân nhanh chóng của khối ngân hàng thương mại cổ phần mà trọng tâm là một số những ngân hàng cổ phần lớn nói trên thể hiện rõ qua quy mô vốn chủ sở hữu đã lần lượt tiếp cận và vượt mốc 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản của ACB, Techcombank… cũng đã liên tục tăng mạnh và đạt trên dưới 150.000 tỷ đồng; hệ thống mạng lưới liên tục mở rộng... Đặc biệt, đây là nhóm năng động nhất trong đầu tư, ứng dụng công nghệ và phát triển sản phẩm. Với những khả năng hiện có nói trên sẽ là một điều kiện tốt để ngân hàng ACB nâng cao sức cạnh tranh cũng như tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng khác trong hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động huy động vốn riêng, đồng thời cũng dễ dàng tiếp tạo dựng thêm lòng tin nơi khách hàng tham gia gửi tiền ở ngân hàng và làm cho khách hàng gắn bó lâu dài với ngân hàng.
Trong điều kiện hiện nay ngày càng có nhiều ngân hàng đi vào hoạt động đáng kể nhất là các ngân hàng nước ngoài với những ưu thế vượt trội. Do đó các ngân hàng sẽ có đủ điều kiện để tranh thủ về nguồn vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để có thể cạnh tranh công bằng với các ngân hàng trong nước cũng như ngoài nước. Từ đó, góp phần mang lại những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cho khách hàng..
Khi đất nước Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các NHTM VN học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng trong nước sẽ phải nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng.
Thách thức:
NHNN ban hành Thông tư số 30/2011/TT - NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14,5%/năm.
Và gần đây nhất, Thông tư số 05/2012/TT-NHNN ban hành ngày 12/03/2012 quy định giảm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 6%/năm xuống 5%/năm, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 14,5%/năm xuống 13,5%/năm.
Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng trong nước. Để có thể huy động vốn đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh và đảm bảo thanh khoản thì một ngân hàng vừa phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trong nước, tổ chức tín dụng khác, vừa phải cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Do đó, khi lãi suất được huy động như nhau ở mỗi ngân hàng thì
vấn để về uy tính thương hiệu của các ngân hàng sẽ là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong huy động vốn của một ngân hàng.
Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì việc mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đã sâu rộng hơn nhiều so với trước đây do Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập. Về tổng thể, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các TCTD nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng. Do đó các ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ