Chọn quả để chế biến đồ hộp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Tìm hiểu tình hình trồng và chế biến vải thiều ở tỉnh Hải Dương. Định hướng phát triển đến năm 2010 (Trang 84 - 89)

VAI THIỀU Ở TINH HAI DƯƠNG

Bang 2.11: Điện tích, sản lượng của vải thiểu và cây lúa

2.4.6.1 Chọn quả để chế biến đồ hộp

Ở nước ta chưa ban hành tiêu chuẩn chọn qủa vải dùng làm đổ hộp. Theo yêu

cầu của các nhà máy tạm thời có một số quy định sau đây:

- Qua hình trứng tròn. Vai quả bằng đều.

Trọng lượng quả phải từ 20 g trở lên, quả đều nhau.

- _ Cùi dày trên Icm, phía đỉnh quả có thể mỏng hơn nhưng phải kín.

- Thit quả giòn, độ mém vừa phải, sau khi chế biến vẫn giữ được tính đàn

hổi, không bị vỡ lớp mang bọc ngoài.

- BO chua vừa phải, giữ được hương vị, không có mùi lạ.

* Cách làm đồ hộp

Quả vải sau thu hoạch được vận chuyển đến nhà máy chế biến khi vận

chuyển phải bảo quản quả không bị thối, dập.

Quả đưa vào được lột vỏ, sau đó lấy hạt ra từ chỗ cuống quả. Khi lấy hạt vẫn giữ được nguyên hình dạng ban đầu khi bóc vỏ. Sau đó rửa sạch bằng nước và đưa

vào ngâm dung dịch nước tẩy trắng (không độc) trong thời gian vài phút. Khi ngâm xong vớt ra để khô nước và xếp vải vào những lọ thủy tinh có thể từ trọng lương nhỏ đến lớn, và đổ nước đã pha sẵn các chất vào lọ vải.

Trang 76

‘Tim Hiểu Tình Hình Trồng Và Chế Biến Vải Thiểu O Tỉnh Hải Đương

Định Hướng Phát Triển Đến Năm 2010 2.4.6.2 Sấy vải khô

a) Khái niệm về quá trình sấy khô nông sản

Quá trình sấy thực chất là quá trình dùng nhiệt nang để làm bốc hơi một phan lượng nước có trong sản phẩm. Quá trình này phụ thuộc vào cấu tạo, kích thước của vật đem sấy. dạng liên kết của vật đem sấy và tính chất lý hóa học của phẩm và trạng thái bể mặt của sản phẩm hút ẩm.

b) Sấy vải thiểu

Vải thiểu nếu sấy khô phải để chín mới thu hoạch. Rút ngắn thời gian từ lúc hái đến lúc sấy càng tốt. Chùm vải ngất xuống phải loại bỏ quả sâu bệnh, quả hư...

* Tác dụng:

Sấy vải là một biện pháp quan trọng hiện nay ở Hải Dương. Khối lượng vải được sấy chiếm 50-60% tổng sản lượng vải tươi.

Những năm gần đây do mở rộng quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Đức và các nước trong khu vực, nên thị trường vải sấy khô càng được mở rộng, số lượng

ngày càng tăng.

Ở Hải Dương hẳu như trong từng hộ trồng vải thiểu đều có lò sấy Thủ công, ở

huyện Thanh Hà và Chí Linh trong mỗi huyện đều có lò sấy bán công nghiệp với công suất 500-600 tấn/ngày. Trung bình một lò sấy cần đầu tư xây dựng cơ bản từ 3- 4 triệu đồng. Những lò sấy này tạo việc làm và nguồn thu nhập đáng kể cho hàng ngàn lao động, góp phẩn bình ổn giá cả và giảm sức ép tiêu thụ trong thời kỳ thu

hoạch rộ.

Xét về hiệu quả kinh tế, biện pháp sấy khô còn phụ thuộc vào mức độ tiêu

thụ trên thị trường. Giá bán thường dao động từ 20-30 triệu đồng /tấn. Tuy nhiên, do

Trang 77

Tim Hiểu Tình Hình Trồng Và Chế Biến Vải Thiéu O Tỉnh Hải Dương Định Hướng Phát Triển Đến Năm 2010

sản phẩm hiện nay còn mang tính tự phát, kỹ thuật sấy chưa được nâng cao nên vải

sấy bằng lò thủ công chưa thật sự đáp ứng được yêu cẩu cao của một số thị trường.

* Biện pháp sấy khô có ưu điểm

Trong thời gian ngắn có thể sơ chế được một phan khối lượng sản phẩm lớn, vì vậy giảm được sức ép gây giảm giá bán sản phẩm trong thời kỳ thu hoạch rộ.

Giảm được tỷ lệ quả hư hao ngay sau khi thu hoạch. Tận dụng lao động và giải

quyết công ăn việc làm. Mặt khác, do thành phẩn than đá có lưu huỳnh khi sấy khô sẽ góp phần hạn chế nấm mốc phát triển và tất cả những quả nhỏ, mẫu mã kém không bán tươi được thì đều có thể đem sấy.

Tuy nhiên còn có yếu điểm là: hiện nay kỹ thuật công nghệ sấy khô của ta còn thô sơ, nên chất lượng mẫu mã sản phẩm thấp và giá thành còn cao.

2.4.6.3 Làm nước sỉ rô quả

- Chiết nước quả bằng phương pháp ngâm đường tạo ra sản phẩm dưới dạng

sirô quả.

- Quả sau khi lựa chọn, phân loại, rửa sạch được xếp vào thùng trắng men

hoặc chum vai ngâm với đường theo ti lệ cứ [kg quả ngâm với 1,5 - 2kg đường.

Lượng đường này được rắc đều cứ | lớp quả đến | lớp đường vừa đủ phủ kín để hạn

chế vi khuẩn.

- Sau khoảng từ 20-30 ngày, nước quả được trích ly vào đường tạo thành sirÔ

quả. Gạn hoặc dùng vòi caosu hút sirô ra. Sau đó lại cho tiếp đường để triết dịch quả. Lượng đường lần này ít hơn (Ikg/kg quả). Sau 10-15 ngày lấy nước quả lần 2,

trộn nước sirô lần đầu ta được sirô quả có néng độ chất khô khoảng 65-75%. Nước

quả dạng sirô bảo quản được 6 tháng.

Từ sirô quả chúng ta pha loãng bằng nước đun sôi, để ngoại tới nồng độ 6-

19% (tức là pha loãng từ 8-10 lan). Sau đó cho men vào dung dich pha loãng, cứ |

Trang 78

Tum Hiểu Tình Hình Trồng Và Chế Biến Vải Thiểu Ở Tỉnh Hải Dương Định Hướng Phát Triển Đến Năm 2010

lít dung dich cho khoảng 0,5g men bánh mì hoặc 10ml dịch men chế sẵn rồi đậy kín

để dịch quả lên men yếm khí khoảng 10-12h ở nhiệt độ trong phòng. Sau đó đặt vào tủ lạnh, có thể sử dụng 10-15 ngày.

2.4.6.4 Chế biến rượu vang.

Để tận dụng những quả vải đập nát trong quá trình thu hái quả, được vệ sinh

và bóc long, rồi luộc khử trùng và cho lên men trưng cất thành rượu vải.

2.4.7 Sự du nhập cây vải thiểu của tỉnh Hải Dương vào những vùng đất mới Vùng đất mới mà cây vải thiểu du nhập vào đó là Tây Nguyên. Các tỉnh Tây

Nguyên có khí hậu đặc trưng nhiệt đới, núi cao, mùa hè nóng, nhiệt độ cao, mùa

đông mát lạnh, thay đổi tùy theo vị trí địa lý và độ cao so mặt biển.

Cây vải thiểu muốn phân hóa mắm hoa được cẩn có một thời gian nhiệt độ thấp và khô, có đẩy đủ ánh sáng cho nên ở một số vùng cao nhiệt đới như Inđônêxia người ta vẫn trồng được vải thiểu.

Khảo sát cây vải thiểu ở một số huyện tỉnh Đắc Lắc với mục đích tìm hiểu khả năng phát triển cây vải thiểu ở Đắc Lắc (6/1996) cho thấy: Nhà ông Trung ở xã Chư k'roa huyện M'đrắc đem cây giống vải thiểu từ Hải Dương vào sau 3 năm đã có quả. Quả thu hoạch sớm hơn Hải Dương 10-15ngày. Nhà ông Phan Hữu Hué ở hợp tác xã Quỳnh Tân, thị trấn Buôn Trấp, huyện KrôngAna có cây vải 10 tuổi, vụ

quả năm 1996 tuy đã dùng nửa số quả làm quà ting, còn một nửa bán được | triệu

đồng (10.000đ/kg), khoảng 60 quả /kg. Cây ra hoa vào tháng 12 âm lịch, thu hoạch

quả bắt đầu từ 13 tháng 3 âm lịch. Ông Đỗ Bá Túc cùng xã, có cây vải thiểu 8 tuổi

gieo từ hạt, thu được 700.000đ/vụ. Cây ra hoa 25/2/1996 và thu hoạch 7/5/1996, khoảng 34 qua/kg, tại Tp. Buôn Mê Thuột, Viện KHKT nông - lắm nghiệp Eakmat

cũng trồng nhiều vải lấy từ Hải Dương. Vải thiểu được trồng xen với cà phê và cây

ăn quả khác trong vườn như sầu riêng, mit, bơ..

Trang 79

Tìm Hiểu Tình Hình Trồng Và Chế Biến Vải Thiểu Ở Tỉnh Hải Dương

Định Hướng Phát Triển Đến Năm 2010

Hơn 3.000 cây vải thiểu đã được trồng ở một số xã thuộc huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, cây đã cho quả từ mấy vụ nay. Từ những dẫn liệu cho thấy: có nhiều

khả năng mà triển vọng phát triển cây vải thiểu ở Tây Nguyên. Như vậy hiện tại và tương lai cây vải thiểu là cây ăn quả chính mang lại thu nhập cho người dân và là

cây xóa đói giảm nghèo cho những vùng cao.

Trang 80

‘Tim Hiểu Tình Hình Trồng Và Chế Biến Vải Thiée Ở Tinh Hải Dương

Định Hướng Phát Triển Đến Năm 2010

Chương 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Tìm hiểu tình hình trồng và chế biến vải thiều ở tỉnh Hải Dương. Định hướng phát triển đến năm 2010 (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)