Vai trò của nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập viễn thông vĩnh phúc (Trang 28 - 30)

- Quản trị nguồn nhân lực là nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong các tổ chức. Vì vậy quản trị nguồn nhân lực là bộ phận quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là đảm bảo sắp xếp có đúng người với kỹ năng và trình độ phù hợp, vào đúng công việc và vào đúng thời điểm thích hợp để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Mọi nhà quản trị đều là người quản trị nguồn nhân lực. Sự phát triển của doanh nghiệp là dựa vào sự phát triển năng lực chuyên môn của nhân viên và ngược lại.

- Đối với ngành Bưu chính Viễn thông (BCVT) là một ngành kinh doanh dịch vụ có tính công nghệ cao. Máy móc, thiết bị, kỹ thuật đóng vai trò then chốt trong quá trình tạo ra sản phẩm và quyết định chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, nếu không có yếu tố con người thì máy móc thiết bị công nghệ có hiện đại đến đâu cũng không thể hoạt động được.

Trong ngành BCVT, lao động được chia làm ba loại: Lao động quản trị - Lao động công nghệ - Lao động phụ trợ

Cả ba loại lao động trên đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên chiếm tỷ lệ lớn nhất và giữ vị trí then chốt trong toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp là lao động công nghệ, những người trực tiếp làm nên chất lượng của sản phẩm, dịch vụ BCVT.

1.1.2. Mục tiêu của công tác quản trị nguồn nhân lực.

-Với tư cách là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị thì QT NNL bao gồm các công việc bắt đầu từ khâu hoạch định tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát các hoạt động liên quan đến thu hút, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức. Xét về cơ bản thì QT NNL là việc tuyển dụng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động trong các tổ chức.

- Như vậy, QT NNL được coi là một nghệ thuật, là tập hợp các hoạt động có ý thức nhằm nâng cao hiệu quả lao động của mỗi thành viên trong tổ chức đó. Đó là những con người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hoá và biết cách làm việc có hiệu quả... Quản trị nhân lực là nghệ thuật chọn lựa, tuyển dụng các nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất, chất lượng công việc của mỗi thành viên đạt được hiệu quả tối đa có thể được.

1.1.3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực. Tuy nhiên, người ta có thể chia ra làm hai nhóm nhân tố chính: nhóm các nhân tố chủ quan và nhóm các nhân tố khách quan.

Các nhân tố khách quan: là các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh

nghiệp mà doanh nghiệp khó có thể đoán được như: kinh tế, chính quyền, đoàn thể… các nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc lập các chiến lược, mục tiêu chung của doanh nghiệp.

- Nhân tố về dân số, pháp luật, đặc thù văn hoá xã hội, thay đổi các cơ quan chính quyền, khách hàng, bạn hàng.... đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Các nhân tố chủ quan: là các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp

mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh được như: Sứ mạng hay mục tiêu của doanh nghiệp, chính sách của doanh nghiệp, bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp, các cổ đông, công đoàn,...

- Chiến lược phát triển kinh doanh định hướng cho doanh nghiệp một chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và tạo điều kiện phát huy tài năng của họ

- Văn hoá doanh nghiệp tạo ra bầu không khí xã hội và tâm lý của doanh nghiệp, bao gồm một hệ thống các giá trị, niềm tin, chuẩn mực về hành vi ứng xử tong kinh doanh

- Cổ đông không phải là thanh phần điều hành công ty nhưng tạo sức ép gây ảnh hưởng đến việc bầu ra Hội đồng quản trị.

- Công đoàn cũng ảnh hưởng đến các quyết định về quản trị kể cả quyết định về nhân sự.

1.2 CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP. TRONG DOANH NGHIỆP.

1.2.1. Thiết kế và phân tích công việc

Phân tích công việc có ý nghĩa rất quan trọng và là công cụ cơ bản nhất đối với tất cả các khâu quản trị nhân lực: Hoạch định, tuyển dụng, tuyển chọn, đào tạo và phát triển, đánh giá thực hiện công việc, lương bổng, đãi ngộ thực hiện phân tích công việc sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho công tác quản trị nhân lực.

1.2.2. Lập kế hoạch nhân lực.

- Trước khi hoạch định nguồn nhân lực, nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ các chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp để xác định nhu cầu về nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các mục tiêu của tổ chức trong thời kỳ kế hoạch, từ đó đưa ra các kế hoạch cụ thể, bao gồm các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

1.2.3. Tuyển dụng nhân viên.

- Tuyển dụng nhân viên là một quá trình rất tốn thời gian, tiền của và công sức. Do vậy, khi có phát sinh nhu cầu về lao động, doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp tạm thời như giờ phụ trội, hoạt động gia công, tuyển nhân viên tạm thời, thuê lao động từ các hãng khác … trước khi quyết định tiến hành tuyển dụng. Khi các giải pháp khác đã được sử dụng mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu hoặc không thích hợp thì doanh nghiệp mới nên thực hiện việc tuyển dụng lao động.

Quá trình tuyển dụng nhân viên bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn tuyển mộ và giai đoạn tuyển chọn nhân viên.

a/ Tuyển mộ

Tuyển mộ nhân viên là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký tìm việc làm.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập viễn thông vĩnh phúc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w