Thông tin chung về dự án

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Khai Thác Mỏ Đất Làm Vật Liệu San Lấp Tại Xã Thành Tâm, Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa.pdf (Trang 21 - 25)

1.1.1. Tên dự án:

Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.

1.1.2. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Sơn Vũ 68

- Trụ sở chính: 8/37 Hạn Mạc Tử, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa;

- Giấy ĐKKD số: 2803071668 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp, đăng ký lần đầu ngày 30 tháng 5 năm 2023.

- Đại diện: ông Trần Thanh Định – Giám đốc.

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án

Khu vực thực hiện dự án có tổng diện tích 9,31ha, gồm 02 khu vực:

Khu vực mỏ thuộc địa phận hành chính thôn Đồng Tiến, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích khu vực xin mỏ là 9,31 ha gồm 2 khu trong đó khu 1 có diện tích 41.053 m2 được giới hạn bởi các điểm góc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10; khu 2 có diện tích 51.947 m2 được giới hạn bởi các điểm góc 11, 12, 13, 14 có hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o00’ múi chiếu 3o như bảng sau:

Bảng 1. 2. Bảng toạ độ của dự án

TT Số hiệu điểm

Hệ VN2000, KT1050 00 múi chiếu 3 Diện tích (m2)

X (m) Y (m)

Khu vực 1

1 1 2224610 580710

41.053

2 2 2224690 580765

3 3 2224689 580793

4 4 2224548 580816

5 5 2224501 580777

6 6 2224397 580797

7 7 2224273 580730

8 8 2224278 580688

9 9 2224447 580658

10 10 2224560 580686

Khu vực 2

11 11 2223986 580965

51.947

12 12 2223888 581081

20

13 13 2223641 580853

14 14 2223756 580737

1.1.4. Hiện trạng khu mỏ

a) Hiện trạng địa hình, địa mạo, nguồn gốc sử dụng đất:

+ Đối với khu 1: Nằm bên sườn trái đồi đất thuộc phía bắc thôn Đồng Tiến, đồi thoải, dốc thoải dần từ phía đông diện tích về các phía còn lại, độ dốc từ 10- 25o. Điểm cao nhất của địa hình ở phía đông diện tích khu thăm dò có độ cao +55,04m và điểm thấp nhất là nằm ở điểm mốc số 2 có độ cao +11,36m. Khu 1 về phía đông diện tích nằm dọc tuyến dường dân sinh (đường đất, rộng khoảng 3m) nên bề mặt địa hình nhiều chỗ lồi lõm do các máy taluy đường để lại. Thảm thực vật thưa thớt chủ yếu cây bụi nhỏ và dây leo, ít hơn có mấy bụi tre nhỏ ở phía nam diện tích làm hàng rào do bề mặt địa hình tại thời điểm thăm dò người dân đã thu hoạch cây keo để lại đất trống.

+ Đối với khu 2: Nằm gần như trọn phần trung tâm đồi đất thuộc phía nam thôn Đồng Tiến, đồi thoải ít bị phân cắt, thoải dần từ trung tâm về các phía còn lại, độ dốc khoảng 10 đến 15o; địa hình thoải hơn khu 1. Điểm cao nhất của địa hình nằm ở phía tây nam diện tích có độ cao +58,91m và điểm thấp nhất là nằm ở điểm mốc số 12 có độ cao +22,21m. Địa hình khu 2 thoải hơn nên thuận lợi cho việc trông cây ăn quả xen cây công nghiệp; toàn bộ diện tích khu 2 thảm thực vật dày gồm cây keo lá chàm; cây ăn quả như mít, dứa.

Trong diện tích 2 khu thăm dò không có rừng tự nhiên; không thuộc khu vực tạm cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; không có đất lúa; không có hiện tượng tranh chấp khoáng sản. Hiện trạng khu vực thăm dò vẫn còn nguyên trạng, chưa có dấu hiệu khai thác. Nguồn gốc đất: là đất rừng sản xuất của nhân dân địa phương.

b) Về giao thông

Từ thành phố Thanh Hóa đi theo Quốc lộ 1A (đường nhựa, rộng khoảng 30m) khoảng 40km qua thị trấn Hà Trung, đến giao với đường tỉnh lộ 522 (đường nhựa, rộng khoảng 8m), đi tiếp khoảng 9km, sau đó rẽ trái đi theo đường dân sinh khoảng 0,5km vào khu dân cư phía bắc Đồng Tiến; tiếp tục rẽ trái theo đường đất khoảng 170m là đến khu vực 1. Tiếp tục đi theo đường đất nằm phía nam diện tích khu 1 khoảng 450m rồi rẽ phải theo đường đất khoảng 150m là đến khu 2. Các tuyến đường đi vào khu mỏ đều đã được bê tông hóa và dải nhựa chất lượng khá tốt; do vậy việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa rất thuận lợi.

21

- Điện năng: Trong vùng mạng lưới điện phát triển rất tốt, có mạng điện 220V cách khu mỏ khoảng 800m về phía Đông. Các xã đều có điện lưới quốc gia;

nguồn điện năng đã đáp ứng được cho sản xuất công nghiệp lớn trong vùng.

- Cơ sở dịch vụ: Trong vùng phát triển tốt mạng lưới dịch vụ công cộng như bưu chính viễn thông, thương mại, cơ khí sữa chữa ...

Nhìn chung dân cư trong vùng có đời sống văn hoá, vật chất tương đối ổn định, ngày càng phát triển; trong xã và các xã xung quanh có các trường phổ thông và trạm y tế khang trang.

c)Về hệ thống sông ngòi, ao hồ

Xung quanh khu vực thăm dò không có các sông suối lớn, chỉ xuất hiện suối cạn nhỏ với lưu lượng nhỏ, lượng nước dao động theo mùa trong năm.

Mùa mưa thường có nhiều nước, mùa khô thì ít nước hơn, vì vậy về cơ bản không ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò và khai thác mỏ sau này.

d) Về kinh tế - xã hội vùng dự án

* Dân cư:

- Dân cư trong vùng chủ yếu là người dân tộc kinh, ngành nghề chính của người dân trong địa bàn là Sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng rừng và khai thác lâm sản.

Trình độ dân trí trung bình, có thể đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho việc khai thác và chế biến khoáng sản sau này tại địa phương.

* Kinh tế, văn hóa, an ninh, chính trị:

- Trong vùng mạng lưới điện phát triển rất tốt, có mạng điện 220V cách khu mỏ khoảng 200m về phía Tây. Các xã đều có điện lưới quốc gia; nguồn điện năng đã đáp ứng được cho sản xuất công nghiệp lớn trong vùng.

- Cấp nước: Cấp nước sinh hoạt khu vực hiện nay là nước giếng khoan và nước mưa, nước phun giảm bụi được lấy từ hệ thống suối Cốm trong khu vực. Trong khu vực hiện chưa có mạng lưới cấp nước sạch.

- Trong vùng dự án không có cơ sở công nghiệp nào lớn chỉ phát triển tốt mạng lưới dịch vụ công cộng như bưu chính viễn thông, thương mại, cơ khí sữa chữa...

- Về hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc tại khu vực khá phát triển, phủ sóng di động đến trung tâm các xã và khu vực khai thác mỏ.

- Đời sống văn hoá đã được nâng cao, người dân chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện tốt.

1.1.5. Nội dung chủ yếu của dự án:

1.1.5.1. Mục tiêu của dự án:

- Cung cấp đất làm vật liệu san lấp cho các công trình trên địa bàn huyện Nông Cống và các khu vực lân cận.

- Kết nối giao thông cả nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

- Tạo công ăn, việc làm, thu nhập cho người dân địa phương, góp phần cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng và xây dựng trên địa bàn.

22

- Góp phần vào công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.

- Khai thác có kế hoạch, tận thu tối đa khoáng sản không tái tạo được, đồng thời có các giải pháp công nghệ, bảo vệ tốt môi trường khu vực và các vùng lân cận.

1.1.5.2. Quy mô đầu tư của dự án:

a) Công suất thiết kế: 109.000 m3/năm.

Tuổi thọ mỏ bao gồm thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác mỏ với công suất thiết kế. Thời gian hoạt động của dự án tính theo công thức sau: T = T1 + T2, năm ; Trong đó:

T1 : thời gian xây dựng cơ bản mỏ là: 4,0 tháng.

T2 : thời gian khai thác mỏ, năm.

T2 =  

109.000 1.593.941

m kt

A

Q 14 năm 8 tháng.

Trong đó:

Qkt – Trữ lượng khai thác được Qkt = 1.593.941m3 Am – Công suất khai thác Am = 109.000 m3/năm.

b) Sản phẩm, dịch vụ cung cấp:

Cung cấp đất làm vật liệu san lấp cho các công trình trên địa bàn huyện Nông Cống và các khu vực lân cận.

c) Biên giới trên mặt:

Khu vực mỏ thuộc địa phận hành chính thôn Đồng Tiến, xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích khu vực xin mỏ là 9,31 ha gồm 2 khu trong đó khu 1 có diện tích 41.053 m2 được giới hạn bởi các điểm góc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10; khu 2 có diện tích 51.947 m2 được giới hạn bởi các điểm góc 11, 12, 13, 14 có hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o00’ múi chiếu 3o

d)Biên giới chiều sâu:

Căn cứ Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày 24/5/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong “Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đất san lấp tại xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”.

Chiều sâu khai thác thấp nhất:

- Khu vực 1: tại cốt +8m.

- Khu vực 2: tại cốt +22m.

Các thông số khai trường khi kết thúc khai thác đảm bảo an toàn và đảm bảo ổn định bờ mỏ, phù hợp với điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, và điều kiện điạ hình khu mỏ.

Tổng diện tích đáy moong kết thúc khai thác: 77.160 m2, trong đó:

- Khu vực 1: đáy moong kết thúc khai thác: 32.740 m2 tại cốt +8m.

- Khu vực 2: đáy moong kết thúc khai thác: 44.420 m2 tại cốt +22m.

e) Trữ lượng khai thác:

23

Trữ lượng huy động lập dự án đầu tư là trữ lượng địa chất mỏ trừ đi phần trữ lượng để lại bờ đai bảo vệ.

Qkt = 1.743.523 – 252.122= 1.491.401 m3;

f) Tuổi thọ dự án: Tuổi thọ mỏ là 15 năm, trong đó thời gian xây dựng cơ bản là 04 tháng.

g) Tiến độ thực hiện dự án:

Tiến độ hoàn thành các thủ tục đầu tư để được bàn giao mặt bằng: từ tháng 4 năm 2024

Tiến độ khởi công công trình: Tháng 04 năm 2024.

Tiến độ xây dựng các hạng mục công trình xây dựng cơ bản: từ tháng 04 năm 2024 đến tháng 08 năm 2024.

Tiến độ hoàn thành dự án đựa vào hoạt động: từ tháng 09 năm 2024.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Khai Thác Mỏ Đất Làm Vật Liệu San Lấp Tại Xã Thành Tâm, Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa.pdf (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(279 trang)