CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH BỐC XẾP HÀNG HÓA
3.1. Quy trình bốc xếp hàng hóa chung
3.1.1. Khái niệm về quy trình công nghệ xếp dỡ.
Quy trình về công nghệ xếp dỡ hàng hóa là quá trình sản xuất chính của cảng, là quá trình nhân viên cảng thực hiện một phương án xếp dỡ nhất định tạo nên sản lượng xếp dỡ.
Quy tr ình công nghệ xếp dỡ là một tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức công tác xếp dỡ hàng hóa của cảng. Nó là văn bản mang tính chất pháp lý nội bộ để các bộ phận liên quan căn cứ thực hiện.
Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa được xây dựng cho từng loại hàng, theo từng phương án xếp dỡ, căn cứ vào thiết bị kỹ thuật xếp dỡ hiện có và phù hợp với kiểu loại phương tiện vận tải đến cảng.
Quy trình công nghệ quy định số lượng, chủng loại thiết bị xếp dỡ và công cụ mang hàng, số lượng công nhân tại các bước công việc cũng như các thao tác kỹ thuật cần thực hiện, đồng thời định mức năng suất cho từng phương án xếp dỡ.
Quy trình công nghệ xếp dỡ do cảng xây dựng theo từng thời kì, từng giai đoạn khác nhau. Sự thay đổi quy trình công nghệ xếp dỡ, dựa trên sự thay đổi của các cơ sở xây dựng lên nó.
Cơ sở để xây dựng một quy trình công nghệ xếp dỡ gồm các yếu tố sau:
‒ Loại hàng đến cảng: hàng theo nhóm, hàng theo tiêu chuẩn ISO, hàng được phân chia theo tính chất xếp dỡ, yêu cầu sử dụng công cụ, thiết bị, thao tác xếp dỡ, năng suất,....
‒ Trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có ở cảng như khu nước, cầu tầu, kho bãi, thiết bị xếp dỡ, vận chuyển, hệ thống giao thông,...
‒ Phương án xếp dỡ
‒ Ngyên tắc xây dựng quy trình xếp dỡ
‒ Nguyên tắc phân chia các bước công việc: mỗi phương án xếp dỡ có thể được chia ra nhiều bước công việc, nhiều công đoạn với nhiệm vụ và công dụng nhất định. Trong các bước công việc lại bao gồm các thao tác, trong thao tác có động tác.
‒ Nguyên tắc định mức lao động: định mức năng suất, nhân lực, phương tiện, thiết bị... trên cơ sở hao phí lao động và mang tính đồng bộ cho cả dây chuyền công nghệ xếp dỡ.
Căn cứ vào quy trình công nghệ xếp dỡ, cán bộ chỉ đạo sản xuất hay cán bộ đi ca có thể bố trí phương tiện, thiết bị một cách hợp lý, điều động nhân lực một cách dễ dàng, đồng thời giúp họ kiểm tra việc thực hiện.
3.1.2. Kết cấu chung của quy trình.
‒ Bố trí sơ đồ cơ giới hóa xếp dỡ cho phương án xếp dỡ.
‒ Bố trí phương tiện, nhân lực và định mức năng suất.
‒ Công cụ mang hang.
‒ Sơ đồ mang hang.
‒ Hướng dẫn trình tự thực hiện các thao tác kỹ thuật chủ yếu.
‒ Đưa ra những quy định chung và riêng về an toàn.
3.1.3. Công cụ và phương tiện xếp dỡ.
Ngáng chữ C:
Thiết bị chuyên dụng hỗ trợ cho công tác xếp dỡ tole cuộn, sắt khoanh…
- Ngáng có thể kết hợp với xe Reach Stacker để nâng tole cuộn, sắt khoanh thay thế xe nâng lắp Coilram.
Đặc điểm:
+ Trọng lượng: 1,8 tấn + Chiều dài: 2,265 m + Chiều rộng: 1,185 m + Sức nâng: 25 tấn
Ngáng kéo sắt thép – thiết bị (ngáng cân
bằng):
Quy cách:
Chiều dài: 4-6m Sức nâng: 20 tấn
- Hỗ trợ trong các thao tác xếp dỡ thép ống, thép hình cồng kềnh và có chiều dài, giúp mã hàng cân bằng và ổn định, ít dao động trong quá trình nâng hạ.
Bộ cáp sến đôi – móc câu, móc
gài:
Công cụ chuyên dụng có tải trọng quy định là 20 tấn, hỗ trợ thao tác chằng buộc nâng hạ thanh thép hoặc bó thép dài.
Chiều dài: 4-8m Sức nâng :10-20 tấn
Cáp vải dẹp (Websling):
Công cụ hỗ tr ợ trong thao tác xếp dỡ, nâng hạ các loại hàng nhỏ:
tole cuộn, thép khoanh, thép ống, thép hình,...
Đặc đểm: chất liệu là vải sợi polyester và nylon có đệm bọc chống cắt (cứa) dây, bản 02 lớp và 04 lớp tùy loại, không gây bi ến dạng hàng trong thao tác, trọng lượng nhẹ giúp ng ời sử dụng dễƣ thao tác trong quá trình mắc và tháo dây.
Chiều dài: 6-8m Sức nâng: 20-30 tấn
Đệm chống va:
Giúp chèn lót trong quá trình xếp dỡ, nâng hạ, tránh hiện tượng tỳ đè gây biến dạng, hư hỏng hàng.
Coil ram:
Công cụ được lắp đặt cho xe nâng thay thế càng nâng trong xếp dỡ tôn cuộn, sắt khoanh...
Xe chụp Reach Stacker lắp ngáng đa năng
chữ C:
Hỗ trợ trong công tác nâng hạ, di chuyển mã hàng từ cầu tàu lên phương tiện vận chuyển và ngược lại hoặc từ bãi lên phương tiện giao thẳng.
Đặc điểm:
Sức nâng: 42 tấn Công suất: từ 313 HP
3.1.4. Yêu cầu trước khi xếp dỡ.
Trực ban tàu phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện và kiểm tra trước khi tiến hành xếp dỡ hàng hóa:
- Trước khi xếp dỡ mã hàng, trực ban tàu phối hợp với tàu và tổ công nhân xếp dỡ nắm rõ sơ đồ hầm hàng và lập kế hoạch xếp dỡ hàng.
- Vị trí đặt cầu thang dành cho người đi bộ từ boong tàu xuống cầu tàu đảm bảo an toàn, có lưới bảo vệ.
- Sử dụng cần cẩu tàu, phải có xác nhận bằng văn bản cuả đại diện tàu từ người có thẩm quyển và chịu trách nhiệm như thuyền trưởng, đại phó về tải trọng, sức nâng và tình trạng hoạt động của cần cẩu tàu trước khi khởi động.
- Sử dụng cần cẩu bờ, phải đề nghị tàu cho dựng cần hoặc quay cần cẩu tàu đến vị trí ngoài tạo khoảng trống cho cần cẩu bờ hoạt động thuận tiện, đảm bảo an toàn.
- Xe nâng làm việc dưới hầm hàng phải đảm bảo không gian hoạt động và đáp ứng các điều kiện an toàn khi làm việc dưới hầm hàng.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của công cụ xếp dỡ, thiết bị nâng, phương tiện vận chuyển trước khi đưa vào vận hành và sử dụng. Kiểm tra các thiết bị họat động bằng điện, phải có dây nối đất, để tránh rò rỉ điện, các đường dây đấu nối phải có vỏ bọc cách điện. Chấp hành quy định an toàn điện.
3.1.5. Diễn tả quy trình xếp dỡ a) Dưới hầm tàu
Cần cẩu lắp công cụ xếp dỡ từ từ hạ cần xuống hầm hàng đến vị trí xếp dỡ theo tín hiệu của công nhân đánh tín hiệu trên hầm hàng, công nhân được bố trí dưới hầm hàng tiến hành luồn công cụ xếp dỡ qua lõi cuộn tole.
Cần cẩu nâng mã hàng lên cao khoảng 0,3m để công nhân kiểm tr a độ an toàn của mã hàng, sau khi đảm bảo mã hàng đã được chằng buộc chắc chắn.
Công nhân đánh tín hiệu cho cần cẩu nâng mã hàng lên khỏi hầm hàng, di chuyển đến vị trí dỡ hàng trên cầu tàu.
Dùng xe nâng đưa mã hàng từ vị trí cạnh hầm, be tàu hoặc khoảng tối hầm hàng ra giữa sân hầm để cần cẩu thao tác dễ dàng.
b) Trên cầu tàu
Hình 3. 1: Thao tác xe nâng trong hầm tàu
Khi cần cẩu đưa mã hàng xuống cầu tàu. Công nhân trên cầu tàu điều chỉnh mã hàng hạ an toàn xuống cầu tàu, chèn lót chống lăn cho hàng, khi mã hàng đã ổn định trên cầu tàu, công nhân tiến hành tháo công cụ xếp dỡ ra khỏi mã hàng.
Công nhân đánh tín hiệu cho cần cẩu di chuyển trở lại hầm hàng tiếp tục thao tác dưới hầm tàu.
c) Trên phương tiện vận chuyển
Xe nâng dùng công cụ xếp dỡ nâng mã hàng di chuyển đến sàn phương tiện vận chuyển, từ từ hạ mã hàng xuống sàn phương tiện, công nhân tiến hành cố định mã hàng. Phương tiện di chuyển vào bãi chất xếp hàng.
d) Trên tàu con(sà lan, ghe,..)
Bố trí công nhân dưới hầm sà lan chuẩn bị vật kê lót. Khi cần cẩu hạ mã hàng xuống sà lan, công nhân sử dụng công cụ xếp dỡ điều chỉnh mã hàng hạ đúng vị trí đã kê lót, tháo công cụ xếp dỡ khỏi mã hàng để cần cẩu tiếp tục thao tác.
e) Trong kho bãi Xe nâng đưa mã hàng trên sàn phương tiện xếp mã hàng vào bãi theo kế hoạch bố trí của nhân viên giao nhận bãi.
Xe chụp reach stacker lắp ngáng chữ C xúc cuộn tôn di chuyển từ cầu tàu vào bãi
(cung độ dưới 60m), hoặc dỡ mã hàng từ sàn phương tiện xếp vào bãi theo hướng dẫn của nhân viên giao nhận bãi.
3.1.6. Phương án chất xếp và bảo quản a) Dưới hầm tàu
Hình 3. 2: Reach stacker di chuyển tôn cuộn
Hàng lấy từ trên xuống dưới không lấy một bên, trong quá trình xếp dỡ không moi sâu, luôn đề phòng hàng lăn và tự sạt đổ gây tai nạn,
Đối với mã hàng nằm sâu bên trong vách hầm hàng thì phải dùng palăng hoặc xe nâng hỗ trợ đ a mã hàng ra giữa sân hầm để thành lập mã hàng.Không dùngƣ phương pháp kéo lệch tâm (kéo xiên góc, kéo lẻ, kéo pass…).
b) Trên cầu tàu
Trước khi cần cẩu hạ mã hàng xuống cầu cảng, công nhân phải kê lót hàng và phải có vật kê tách lớp để mã hàng được ổn định và dễ dàng xếp dỡ.
Dùng móc đáp điều chỉnh mã hàng đến vị trí hạ tải trên cầu tàu, tháo dỡ công cụ xếp dỡ gọn gàng, dứt khoát trước khi lập tín hiệu cho cần cẩu di chuyển vế phía hầm hàng.
c) Trên phương tiện vận chuyển
Bố trí công nhân xếp dỡ đứng ở 02 đầu mã hàng khi còn cách sàn phương tiện 0,2m dùng dây mồi hoặc móc đáp điều chỉnh cho mã hàng hạ xuống vị trí kê lót.
Hàng chất lên sàn phương tiện sẽ được chất đều, chỉ xếp 01 lớp, công nhân tiến hành kê lót cố định mã hàng, trước khi xe nâng đưa công cụ xếp dỡ ra khỏi cuộn tole.
Đối với phương tiện giao thẳng, phải thực hiện các biện pháp chống lăn, chằng buộc và kiểm tra độ độ ổn định của mã hàng trước khi rời khỏi.
Phương tiện vận chuyển di chuyển đúng tốc độ cho phép, chú ý tránh va quẹt gây biến dạng, hư hỏng hàng hóa. - Lưu ý tải trọng cho phép của phương tiện, không chất xếp quá khổ, quá tải.
d) Trên tàu con (sà lan, ghe...)
Hàng phải được xếp từng lớp từ vách hầm ra giữa sân hầm theo hướng dẫn của người phụ trách sà lan đảm bảo độ cân bằng và ổn định của sà lan.
e) Trong kho bãi
Hàng xếp tại bãi phải có nền vững chắc tạo hành lang an toàn cho phương tiện, thiết bị làm hàng di chuyển cũng như thực hiện thao tác xếp dỡ.
Hàng xếp tại bãi phải được xếp thẳng hàng, không xếp chồng từng lớp, tiến hành kê lót chống lăn cho hàng.
Đối với hàng tole cán nguội phải đưa vào kho bảo quản hoặc che phủ bạt tránh hư hỏng và biến dạng cho hàng.
3.1.7. Quy định an toàn lao động.
- Công nhân cơ giới và công nhân xếp dỡ chỉ được có mặt trên phương tiện vận chuyển khi mã hàng đã hạ xuống sàn phương tiện.
- Công nhân bốc xếp và tài xế di chuyển khỏi phương tiện vận chuyển khi cần cẩu đang thao tác. Trong quá trình xếp dỡ hàng rời luôn luôn phải ý thức bảo vệ môi trường.
- Khi sử dụng palăng công nhân không được đứng tại những vị trí trong vùng cáp kéo hoạt động.
- Khi di chuyển mã hàng phải l u ý tránh xoay lắc, va quẹt vào miệng hầmƣ và chướng ngại vật.
- Xếp dỡ hàng dưới hầm tàu, trên cầu tàu, trên sàn phương tiện và trong kho, bãi đúng trình tự qui cách. Hàng chất trên phương tiện vận chuyển phải đảm bảo tải trọng cho phép, khi di chuyển phải chèn buộc, cố định cho hàng.
- Sử dụng xe nâng có sức nâng phù hợp, kiểm tra tình trạng phương tiện trước khi làm việc dưới hầm hàng.
- Không sử dụng xe nâng vận chuyển hàng từ cầu tàu vào kho, bãi với khoảng cách trên 50m
- Phương tiện vận chuyển hàng vào bãi phải lưu ý chạy đúng tốc độ cho phép, tránh va quẹt
- Thực hiện đầy đủ nội quy an toàn lao động trong xếp dỡ hàng hóa.