THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001-

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 43 - 45)

ĐOẠN 2001-2005

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại, ngoài ra thu bổ sung từ ngân sách trung ương, đối với ngân sách Thành phố, còn có một số khoản thu từ thưởng vượt thu ngân sách, thu từ viện trợ không hoàn lại, các nguồn huy

động khác (vay dưới nhiều hình thức: phát hành trái phiếu, ODA,…). Tuy nhiên, với mục tiêu tìm ra những giải pháp tăng cường khả năng thu từ thực lực của thành phố, luận văn chỉ đi sâu phân tích số thu từ nỗ lực thu của thành phố, tức là loại bỏ những khoản thu từ huy động (các khoản vay dưới nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, tín phiếu,…), từ bổ sung ngân sách trung ương, từ viện trợ,... Như vậy, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chỉ tính số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và các khoản thu nội địa.

Cũng nhằm nâng cao hiệu quả việc phân tích kết quả thu, luận văn tính toán toàn bộ các số liệu thu theo giá so sánh năm 1994, thông qua số liệu về chỉ số giá và chỉ số giảm phát. Tuy nhiên, do việc ước tính các chỉ số giá, chỉ số giảm phát hàng năm chỉ mang tính tương đối, nhất lại là chỉ số giá của riêng Hà Nội, nên kết quả có thể không chính xác như mong muốn. Với những quan điểm trên, ở phần sau, luận văn sẽ phân tích thực trạng thu ngân sách giai đoạn 2001-2005 theo một số tiêu chí như khoản mục, sắc thuế và phân cấp nguồn thu.

1. Đánh giá tổng quát kết quả thu ngân sách 2001-2005

Kết quả thu ngân sách thành phố Hà Nội trong 5 năm qua đạt khá, với mức tăng trưởng bình quân là 13.2%/năm, trong 5 năm, số thu ngân sách đạt 64035.79 tỷ đồng (giá 1994), đóng góp vào NSNN đạt 14-16%. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, mức biến động thu ngân sách trong giai đoạn qua là rất lớn. Năm 2001, Hà Nội gặp nhiều khó khăn về thời tiết, đặc biệt chịu ảnh hưởng suy thoái của kinh tế thế giới, giá cả hàng hóa xuất khẩu giảm nhiều, thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt mức tăng 19,8 tỷ đồng, tương đương 0,23%.

Năm 2002, kết quả thu tăng mạnh, đạt 3042.96 tỷ đồng, tương đương mức tăng 34,9% so với năm 2001. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 10,92%. Sở dĩ có sự tăng đột biến về thu này là do những thay đổi về cơ chế chính sách thu, làm phát sinh những khoản thu mới cho thành phố (từ năm 2002, một số đơn vị hạch toán toàn ngành chuyển về thu tại Hà Nội, là khoản thu nộp 100% NSNN: Tổng công ty đường sắt, Hãng hàng không quốc gia…).

Năm 2003, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng cao hơn 2 năm trước, 11,11%. Có thể nói, việc Hà Nội ráo riết chuẩn bị chào mừng SEAGAME 22 tổ chức tại Thủ đô đã là một cú hích phát triển kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, do sự tác động của cuộc chiến tranh Irac và dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS), cùng nhiều nguyên nhân khác, thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt mức tăng 1096.33 tỷ đồng, tương đương 9,32%, chỉ bằng hơn 1/3 mức tăng năm 2002.

Năm 2004, kinh tế Thủ đô tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn những năm trước, 12,59%, chấm dứt được dịch SARS tạo điều kiện phát triển các ngành hàng không du lịch, dịch vụ nhà hàng khách sạn,... Mặc dù vậy, do phải đối diện với dịch cúm gia cầm, giá cả tăng tới 8,88% nên theo giá so sánh, thu ngân sách chỉ tăng 2064,3 tỷ đồng, đạt 16,05%, mức tăng chưa bằng năm 2002, nhưng đây cũng là một thành tích rất tốt. Bên cạnh điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, năm 2004 cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật ngân sách sửa đổi, năm có nhiều thay đổi trong lĩnh vực Thuế (các quy định mới về sắc thuế VAT, TNDN, quy định về mặt hàng XNK),... nên các khoản thu ngân sách có những biến động nhất định, có khoản thu tăng, có khoản thu giảm, kết quả chung vẫn là thu ngân sách trên địa bàn đạt mức tăng cao.

Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,62%, giảm nhẹ so với năm 2004. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Thành phố Hà Nội đã phải đối diện với nhiều khó khăn mới phát sinh như thời tiết hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại, giá cả nhiều mặt hàng quan trọng tăng cao (chỉ số giá tăng 9,46%) ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và công tác thu ngân sách. Vì thế, kết quả thu ngân sách theo giá so sánh chỉ tăng 852,98 tỷ đồng tức 5,72%.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 43 - 45)

w