II. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
2. Các quy định hiện hành trong lĩnh vực thu ngân sách
2.2. Tổ chức bộ máy thu và phân cấp quản lý thu ngân sách của thành phố Hà Nộ
thành phố Hà Nội
Công tác ngân sách được bắt đầu từ lập, thẩm định, quyết định, rồi thực hiện, giám sát ngân sách, quy trình đó diễn ra theo trình tự như sau:
+ Cơ quan tài chính chủ trì tổng hợp dự toán ngân sách từ các Quận - Huyện - Sở - Ngành, phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác nhất là sở Kế hoạch và đầu tư (liên quan tới việc xây dựng dự toán thu ngân sách), đồng
thời căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch ngân sách mà TW giao để lập dự toán ngân sách năm.
+ Sau đó, cơ quan tài chính trình UBND Thành phố xem xét cho ý kiến bổ sung, chỉnh lý hoàn thiện và trình HĐND Thành phố.
+ Nhận được bản dự toán ngân sách do UBND trình, Thường trực HĐND trước hết giao cho Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì phối hợp với các ban nghiên cứu, thẩm định để có ý kiến báo cáo thuyết trình tại kỳ họp HĐND; đồng thời tài liệu báo cáo dự toán ngân sách cũng được gửi cho các đại biểu HĐND để nghiên cứu cho ý kiến tại kỳ họp.
+ Trên cơ sở báo cáo thẩm định của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của các đại biểu HĐND tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân sẽ ra Nghị quyết về dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách.
+ Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND, Ủy ban nhân dân cụ thể hóa và giao chỉ tiêu ngân sách xuống các Quận, Huyện, Sở, Ngành.
+ Quá trình tổ chức thực hiện ngân sách được Chính quyền các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng như: Hải quan, Cục Thuế, các Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước Thành phố, các đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu,... Trong đó: Hải quan là cơ quan thực hiện nhiệm vụ thu thuế từ hoạt động xuất, nhập khẩu; Kho bạc Nhà nước thu một số khoản phí, lệ phí, thu phạt vi phạm pháp luật,...; các đơn vị hành chính, sự nghiệp có các khoản thu như thuế môn bài (của các đơn vị có mức thuế môn bài bậc 3 đến 6), một số loại phí lệ phí, hay các khoản thu khác; Cục Thuế và các Chi cục Thuế có trách nhiệm đối với khoản thu chính của NSNN, đó là các khoản thu Thuế, phí, lệ phí thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong công tác thu, các cơ quan chính quyền, cơ quan chuyên môn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau theo cả chiều ngang và ngành dọc, đảm bảo việc phân công thực hiện nhiệm vụ thu một cách hợp lý.
Trong lĩnh vực quản lý ngân sách, Luật NSNN năm 2002 đã quy định cụ thể về nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, đồng thời giao quyền cho HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố, quận huyện, phường, xã, thị trấn) và định mức huy động vốn của địa phương. Thực hiện Luật Ngân
sách Nhà nước năm 2002 và các quy định tại các văn bản pháp luật liên quan, Kỳ họp thứ 10 HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết số 43/2003/NQ-HĐ về việc phân cấp quản lý ngân sách và định mức phân bổ ngân sách, chế độ chi ngân sách thành phố Hà Nội. Trong lĩnh vực thu, căn cứ trên Nghị quyết của HĐND, UBND Thành phố đã ban hành các quyết định: Quyết định số 134/2003/QĐ-UB ngày 24/10/2003 về việc phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền thuộc thành phố Hà Nội (trong đó quy định cụ thể về nguồn thu của mỗi cấp ngân sách chính quyền các cấp: thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn); Quyết định số 177/2003/QĐ-UB ngày 27/4/2004 về việc ban hành quy chế quản lý và điều hành ngân sách các cấp chính quyền thuộc Thành phố Hà Nội. Theo các quy định đó, nguồn thu NSNN của thành phố Hà Nội được phân cấp như sau:
Đối với các khoản thu để lại 100% ở các cấp ngân sách:
1/ Thuế môn bài: thu từ các Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, Doanh nghiệp Nhà nước địa phương; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn; các cơ sở kinh tế của cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, lực lượng vũ trang Thành phố, ngân sách thành phố hưởng 100%.
Thuế môn bài để lại 100% ngân sách quận huyện: thu từ các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, cá nhân và hộ kinh doanh (bậc 1, bậc 2) đóng trên địa bàn (không kể thuế môn bài thu của cá nhân, hộ kinh doanh từ bậc 3 đến bậc 6); Thuế môn bài thu từ các cơ sở kinh tế của cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc quận, huyện, quản lý do Chi cục Thuế thu.
Thuế môn bài ngân sách xã, thị trấn, phường hưởng 100%: thu từ cá nhân, hộ kinh doanh từ bậc 3 đến bậc 6 trên địa bàn xã, phường, thị trấn (do Chi cục Thuế thu hoặc ủy nhiệm cho xã, phường, thị trấn thu).
2/ Thuế nhà đất ngân sách cấp xã hưởng 100%
3/ Thuế tài nguyên (không kể thu từ dầu khí) thu từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do ngân sách Thành phố hưởng 100%. Thuế tài nguyên thu từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngân sách cấp huyện hưởng.
4/ Tiền sử dụng đất do Cục Thuế thu do ngân sách Thành phố hưởng, do Chi cục Thuế thu do ngân sách cấp huyện hưởng.
5/ Thuế chuyển quyền sử dụng đất do ngân sách cấp xã hưởng. 6/ Thuế sử dụng đất nông nghiệp do ngân sách cấp xã hưởng.
7/ Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước (không kể tiền thuê mặt nước từ hoạt động dầu khí) ngân sách Thành phố hưởng.
8/ Tiền cho thuế, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước do ngân sách Thành phố hưởng.
9/ Lệ phí trước bạ do Cục Thuế thu ngân sách Thành phố hưởng. Lệ phí trước bạ xe máy ngân sách cấp huyện hưởng. Lệ phí trước bạ nhà đất ngân sách cấp xã hưởng.
10/ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản thu khác) của Công ty Xổ số kiến thiết thủ đô nộp ngân sách Thành phố. Thu từ các Tổng đại lý Xổ số quận, huyện thì nộp ngân sách cấp huyện.
11/ Tiền thu hồi vốn góp của ngân sách Thành phố, từ quỹ dự trữ tài chính, góp vốn với các cơ sở sản xuất kinh doanh do ngân sách Thành phố hưởng.
12/ Các khoản viện trợ (theo quy định pháp luật) của cấp nào thì nộp ngân sách cấp đó.
13/ Các khoản phí, lệ phí (trừ phí xăng dầu và lệ phí trước bạ) do các cơ quan đơn vị thuộc cấp nào quản lý thì ngân sách cấp đó hưởng.
14/ Các khoản phạt, tịch thu do cơ quan, đơn vị cấp nào thu thì nộp ngân sách cấp đó.
15/ Thu từ hoa lợi công sản, quỹ đất công ích ngân sách cấp xã hưởng. 16/ Các khoản đóng góp cho ngân sách các cấp được hưởng 100%. 17/ Tiền huy động vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng theo nghị quyết của HĐND thành phố hưởng 100%.
18/ Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật ngân sách Thành phố và ngân sách cấp huyện được hưởng.
19/ Các khoản thu khác của ngân sách các cấp được giữ lại 100%.
Các khoản thu ngân sách các cấp chia theo tỷ lệ phần trăm theo (đảm bảo các quy định của pháp luật ở phần II.2.1.2. ở trên) gồm:
- Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu, từ hoạt động xổ số kiến thiết). Trong đó, thu từ kinh tế ngoài quốc
doanh (không thuộc nguồn thu của ngân sách cấp xã) ngân sách cấp huyện được trích %. Thu từ các hộ kinh doanh có mức thuế môn bài từ bậc 3 đến bậc 6 (đối với xã, thị trấn), từ bậc 4 đến 6 (đối với phường) ngân sách cấp xã được hưởng %.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành (Công ty điện lực thành phố Hà Nội; Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng chính sách xã hội; Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam; Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Hoạt động vận doanh của Tổng công ty đường sắt Việt Nam), không kể thuế thu nhập từ hoạt động xổ số kiến thiết. Trong đó, thu từ cá nhân, hộ kinh doanh có mức thuế môn bài từ bậc 4 đến 6 đối với phường và từ bậc 3 đến 6 đối với xã, thị trấn ngân sách cấp xã được hưởng %. Thu từ những thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn lại ngân sách cấp huyện được hưởng %.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngân sách Thành phố hưởng % phân chia với ngân sách Trung ương.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết). Trong đó, thu từ cá nhân và hộ kinh doanh có thuế môn bài từ bậc 3 đến 6 ngân sách cấp xã hưởng % phân chia, thu từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn lại ngân sách cấp huyện được hưởng % phân chia.
- Phí xăng dầu ngân sách Thành phố hưởng % phân chia.
Trong tổ chức thực hiện thu, nhìn chung bộ máy thu của thành phố Hà Nội so với các địa phương khác cũng không có nhiều khác biệt. Việc phân cấp thu ngân sách tất nhiên do Thành phố chủ động quyết định theo các quy định của pháp luật cho phù hợp với đặc thù của Thủ đô. Vì vậy, trong tổ chức thực hiện thu, luận văn quan tâm nhiều hơn tới khía cạnh vận hành bộ máy thu đó. Việc triển khai trên thực tế của đội ngũ cán bộ thu, quản lý thu gắn liền với kết quả thu ngân sách.