NƯỚC TREN DIA BAN THÀNH PHO LANG SƠN GIAI DOAN 2014 — 2018
BANG 9: THUC TRẠNG XÂY DỰNG HE THONG GIAO THONG DUONG
Tỷ lệ trên tổng vốn
can oak. NSNN cho lĩnh
STT Loại đường Chiêu dài ( Km) . .
vực giao thông
trong giai đoạn (%)
1 Đường nội thành 80 31,56
2 Đường liên thành phố 15 5,29
3 Đường xã, liên xã 315 63,15
l=
( Nguồn: UBND thành phố Lạng Sơn) Hiện thành phố có 80 km đường giao thông nội thành, các tuyến đường giao thông được quan tâm đầu tư, nâng cấp cải tạo; có nhiều tuyến chính trong thành phố đã được mở rộng: đã có một số điểm dừng xe buýt và được xây dựng nhà chờ; đã
bố trí một số điểm đỗ xe tắcxi; bến, bãi đỗ xe được quan tâm xây dựng bằng nhiều
29
nguồn vốn, như: Bến xe phía bắc; bến xe phía nam và nhiều bãi đỗ xe phục vụ nhu cầu của nhân dân: đã lắp đạt được 15 vi trí đèn tín hiệu giao thông, tình hình trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông được kiềm chế;
công tác quản lý bảo trì được quan tâm; cơ bản đường, ngõ khu vực nội thành được
nhân dân đầu tư xây dựng, (thành phố hỗ trợ xi măng để bê tông hóa đường, ngõ):
đường giao thông nông thôn của 03 xã có 57 km, hiện đã bê tông hóa được 90,46%.
Vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN cho giao thông giai đoạn 2014 — 2018 đạt 75,61 tỷ đồng. Về cơ bản đến nay mạng lưới giao thông của thành phố đã được phát triển và phân bố tương đối hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho viéc giao lưu
buôn bán hàng hóa, đi lại của nhân dân trong vùng.
Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông thành phố đã được chú trọng
đầu tư, nâng cấp sửa chữa, các tuyến đường giao thông liên xã, phường nối với các
xã, phường đang được tu bổ. Đến nay 100% xã, phường đã có đường nhựa đến trung tâm. Thành phố gần như cơ bản đã hoàn thành quy hoạch tổng thể kinh tế
định hướng tới năm 2030.
- Còn lại trong tổng chi vốn đầu tư XDCB là các khoản chi cho chuyền dịch cơ
cau kinh tế (giếng cây trồng, vật nuôi ...); kiên cố hoá kênh mương và một số sự nghiệp kinh tế khác. Đây là các khoản chỉ ổn định hàng năm nhằm củng cố hệ thống
thuỷ lợi, nông nghiệp ....
eVé thương mại — dich vụ
Cơ sở kinh doanh thương mại tăng từ 6.762 cơ sở năm 2010 lên 8.324 cơ sở
năm 2014 và 11.152 cơ sở năm 2018. Số cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực
thương mại - dịch vụ chiếm trên 70% tổng số, còn lại là các cơ sở kinh doanh du
lịch, khách sạn, nhà hàng, hàng ăn.
Tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại — dịch vụ ngày càng
tăng, năm 2010 số lao động là 9.689 người đến năm 2014 là 12.235 người và đến năm 2018 là 15.637 người chiếm gần 25% tổng số lao động của thành phó.
Hạ tầng thương mại gồm có 05 chợ, 04 siêu thị và nhiều cửa hàng tiện lợi; hệ thống kho, bãi bảo quản hàng hoá, tập kết vật liệu khoảng 5ha. Có 84 cơ sở lưu trú
du lịch với khoảng 1.218 phòng và 36 nhà hàng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du
lịch, bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch thành phó.
30
Năm 2018, số lượng khách du lịch đến Lạng Sơn đạt 2.902 nghìn lượt người tăng 2,8 lần so với năm 2014.
e Công nghiệp — xây dựng
Trong những năm qua ngành công nghiệp của thành phố luôn được coi trọng, hạ tầng cơ sở công nghiệp được đầu tư xây dựng. Thành phố đã tích cực khai thác
tiềm năng thế mạnh của thành phó, tạo điều kiện và thực hiện tốt chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định) năm 2014 đạt
§47,8 tỷ đồng, tăng 9% so năm 2016; năm 2018 đạt 957,3 tỷ đồng, tăng 23,8% so
với năm 2016.
e Nông, lâm, thủy sản
Trong giai đoạn 2014-2018, ngành nông, lâm, thủy sản thành phố tiếp tục phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tích
cực, ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặc dù do tác động của quá trình đô thị
hóa nên quỹ đất nông nghiệp có xu hướng giảm song nhờ áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, đa dạng hóa cây trồng, làm tốt công tác thủy lợi, tăng cường cải tạo đất, nâng cao hệ số sử dụng đất nên ngành nông nghiệp của thành phố vẫn tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2018 đạt 10,56%/năm
Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản năm 2018 đạt 247,6 tỷ dong, tăng 11%
so với năm 2014.
Hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, tỷ lệ cứng hóa cao, đường giao
thông nông thôn cứng hóa đạt 88,46%, xây mới 03 cầu, 02 ngầm qua suối.
e Lĩnh vực quản lý đô thị
- Hiện trạng không gian đô thị:
Tổng diện tích tự nhiên thành phó là 7.811,14ha, trong đó diện tích khu vực
nội thành là 1.078,74ha, chiếm 13,8%, chủ yếu hiện trạng không gian đô thị bám theo các khu dân cư, chưa đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Các khu đô thị mới đang
trong giai đoạn xây dựng.
- Hạ tầng kỹ thuật đô thị:
+ Nhà ở: có 01 khu chung cư được xây dựng từ trước những năm 2000 và 01 nhà ở xã hội được xây dựng năm 2013; Nhà ở riêng lẻ khu vực nội thành có điện tích
31
sàn nhà ở bình quân 21,93m2 sàn/người; tỷ lệ nhà kiên cố khu vực nội thành chiếm 99%,
+ Các công trình công cộng cấp đô thị:
Y Các cơ sở y tế: Tổng số giường bệnh trên dia bàn là 776 giường, gồm:
Bệnh viện đa khoa trung tâm, bệnh viện lao, bệnh viện y học dân tộc, bệnh viện
50, với tong số giường là 700; Trung tâm y tế thành phố 10 giường, Viện điều
dưỡng 50 giường, trạm y tế các phường, xã 16 giường...đạt 11,28 giuong
bénh/1.000 dan.
Y Các cơ sở giáo dục, đào tạo: có 05 trường cao đẳng, trung học dạy
nghề, chưa có trường đại học.
* Các trung tâm văn hóa: 01 trung tâm văn hóa; 01 nhà hát; 01 rạp chiếu
phim, 01 bảo tàng, 100/104 khối thôn có nhà văn hóa.
Y Các trung tâm thé dục thé thao: 01 sân vận động cấp tỉnh; 02 nhà thi đấu; 14
sân quần vợt; 02 sân bóng chuyền; 47 sân cầu lông; 02 sân bóng 16; 05 bé bơi; 07 sân
bóng chuyền và bóng đá mi ni.
wx Trung tâm TM-DV, chợ, siêu thị: Hoàn thành xây dựng 05 chợ (khu
vực nội thi), 04 siêu thị và nhiều cửa hàng tiện lợi.
*⁄. 05 công viên, vườn hoa (Công viên Bờ sông Kỳ Cùng đang được mở rộng - giai
đoạn II); mật độ cây xanh trong khu vực nội thành đạt khoảng 2,6m /người.
v⁄ Các công trình công cộng khác: Nghĩa trang Cầu ngầm, nghĩa trang núi dau,
tại các xã đều có nghĩa trang riêng.
+ Điện chiếu sáng: 100% các tuyến đường chính trong nội thành có điện chiếu sáng: trên 90% đường ngõ được chiếu sáng.
+ Hệ thống cấp nước: có 01 nhà máy cấp nước với công suất 10.000m/ngày/đêm, đã cấp nước sinh hoạt cho 98% người dân nội thành và một phần ngoại thành.
+Hệ thống thoát nước nội thành là hệ thống cống chung được xây dựng từ lâu, không đồng bộ, vì vậy khi mưa to gây ngập úng cục bộ một số nơi. Thoát nước khu vực ngoại thành, chủ yếu tiêu thoát tự nhiên chưa có hệ thống thu gom và trạm xử
lý. Hiện nay thành phố chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt.
+ Mạng lưới thông tin liên lạc đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các tổ
chức, cá nhân trên địa bàn.
32
+ Công trình văn hoá lịch sử trên dia bàn thành phố có:
Y 09 di tích xếp hạng cấp quốc gia gồm Khu di tích Nhị Tam Thanh, Chùa Tiên - Giếng Tiên; Chùa Thành; Đền Kỳ Cùng; Đền Tả Phủ, Nhà lưu niệm đồng chí
Hoàng Văn Thụ; Đoàn Thành, Di tích Mai Pha; Núi Phai Vệ.
Y 10 di tích xếp hạng cấp tỉnh gồm Đền Tran Hung đạo; Đền Cửa Nam; Đền Cửa Đông; Đền Cửa Bắc; Hang Dê; Đền Mẫu, Đền Vĩnh Trại; Đền Mới: Đền Vua Lê; Đền Khánh Sơn.
- _ Về công tác quản lý đô thị
Thành phố đã có quy hoạch chung phát triển đô thị đến năm 2020 và một số
khu vực quy hoạch chỉ tiết 1/500 và 1/1000 các phường, các khu trung tâm xã, khu
đô thị, khu dân cư, khu du lịch... đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đã cắm mốc chỉ
giới 18/89 tuyến đường nội thành làm cơ sở cho công tác quản lý trật tự xây dựng và không gian kiến trúc đô thị. Đến nay, hầu hết các công trình xây dựng trên địa bàn đều được kiểm tra, tỷ lệ công trình có giấy phép xây dựng chiếm 96,5%; Công tác quản lý đô thị có nhiều chuyền biến tích cực. Bộ máy quản lý đô thị được kiện toàn từ thành phố đến phường, xã, các thiết chế quản lý dần được hoàn thiện nên
công tác quản lý trật tự đô thị ngày càng nâng cao.
e Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
Công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được tăng cường, có hiệu quả.
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thành phố và người dân quan tâm thực hiện, đến hết năm 2018 đã cấp 62.417 thửa đất đạt 91,06% tổng số thửa đất cần cấp.
Vấn đề xử lý rác thải và ô nhiễm môi trường được quan tâm thực hiện. Tình
hình trật tự đô thị và vệ sinh môi trường có chuyền biến rõ rệt so với những năm trước
đây và từng bước đi vào nề nếp.
e Giáo đục - Đào tao
Sự nghiệp Giáo dục — Đào tạo thành phó thời gian qua phát triển khá, đáp ứng
nhu cầu học tập của học sinh trong thành phó. Chất lượng giáo dục luôn được coi trọng, các điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy được quan tâm, từng bước đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn Quốc gia. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 05
trường THPT (trong đó có 01 dân lập), 08 trường THCS, 10 trường tiểu học và 09
33
trường mầm non công lập, 03 trường mam non tư thục, 05 cơ sở trông giữ trẻ. Đến năm 2018, thành phố hoàn thành chương trình phổ cập bậc THPT 8/8 phường. xã.
Công tác xã hội hóa được quan tâm day mạnh, từ năm 2014 đến năm 2018 đã huy động trên 40 tỷ đồng xây dựng và thành lập 03 trường mầm non tư thục, 05 cơ sở trông giữ trẻ và tăng cường cơ sở vật chất cho 27 trường công lập. Hiện nay thành phố có 24 trường đạt chuân quốc gia, 8/8 phường xã đều có trung tâm học tập cộng đồng.
Công tác đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề ngày càng được đầu tư nâng cao
chất lượng. Trên địa bàn thành phố có trường Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Y tế, Trung học kinh tế, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm đào tạo vi tính ngoại ngữ,... và Công ty cổ phần Thành An đã thành lập cơ sở đào tạo lái xe Tùng
Linh tại xã Mai Pha.
e Văn hoá Thông tin - Thể dục thể thao
Tình hình lối sống, nếp sống của cán bộ và nhân dan có nhiều chuyền biến, đời sông vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên. Chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từng bước có chuyến biến tốt, kết qua năm
2017 có 90,45% đạt gia đình văn hóa và 68,27% khối, thôn văn hoá. Công tác xã
hội hóa lĩnh vực Văn hóa — thé dục thé thao được quan tâm, đã huy động nhân dân và các doanh nghiệp gần 10 tỷ đồng đầu tư 14 sân quần vợt, 47 sân cầu lông, 05 bể
bơi, 07 sân bóng chuyền và bóng đá mi ni...
e Y té - Chính sách xã hội - lao động việc làm
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình được
quan tâm; hệ thống y tế cơ sở được đầu tư đồng bộ, 100% phường, xã đạt chuẩn
quốc gia về y tế; thực hiện tốt việc giải quyết các chế độ chính sách đối với các đối
tượng. Công tác xã hội hóa lĩnh vực y tế được mở rộng, hiện nay trên địa bàn thành
có gần 40 cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, hệ thống cung ứng thuốc thiết yếu đầy đủ đảm bảo thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
e An ninh - Quốc phòng
Tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, công
tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội thu được kết quả, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được tăng cường củng có, giải quyết cơ bản các tụ điểm về tệ nạn xã hội, không để hình thành các 6, nhóm tội phạm có tổ chức, công tác đấu
34
tranh phòng, chống tệ nạn xã hội được triển khai thường xuyên, xây dựng quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Công tác gọi thanh niên nhập ngũ, huấn luyện quân sự, diễn tập phòng thủ đều bảo đảm theo kế hoạch; thực hiện tốt việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt của thành phố, phường, xã; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân
đội.
e Công tác tư pháp và xây dựng chính quyền
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được đẩy mạnh, với nhiều hình thức.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Duy trì tốt hoạt động tiếp dân, lắng nghe và đối thoại trực tiếp với nhân dân. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu
nại, tố cáo của nhân dân. Tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo hàng năm đạt
trên 95%.
Hệ thống chính trị được chăm lo củng cố kiện toàn và có nhiều chuyển biến tiến bộ. Công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ được chú trọng; việc điều
động, luân chuyền, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo hầu hết phát huy được hiệu quả.
Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa HĐND, UBND với UBMTTQ và các đoàn thé. Công tác dân vận của hệ thống chính trị có nhiều chuyền biến, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thu hút ngày càng nhiều hội viên, đoàn viên vào tổ chức hội và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng
và Nhà nước, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh trên địa bàn.
1.3.2. Tác động của hoạt động dau tư xây dựng cơ bản từ nguôn vẫn ngân
sách nhà nước.
s* Hiệu quả kinh tế:
> Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Hoạt động đầu tư XDCB nói chung và hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, luôn đứng một vị trí tiên phong, đi đầu trong việc tạo ra cơ sở vật chất, những công trình phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, thương mại- dịch vụ và giao lưu
giữa các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Không chỉ vậy, hoạt động đầu tư XDCB
35
còn tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư khác, tạo sự thu hút vốn vào các khu Vực kinh tế. Các hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn NSNN hầu như không đặt mục tiêu
lợi nhuận lên hàng đầu mà có tính chất xã hội ca, luôn đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài. Day sẽ là một đặc điểm cần đặt ra khi đánh giá về hiệu quả kinh tế của đầu tu XDCB từ nguồn vốn NSNN.
Năm 2014- 2018 đã cho thấy nhiều phát huy của việc đưa các công trình đầu tư XDCB vào sử dụng, các công trình đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển về
kinh tế xã hội của tanh phố. Dé thấy rõ được tác động của đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ta xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư: