Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình kinh doanh tại tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ giai đoạn 2014 - 2018 (Trang 59 - 64)

VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TONG CÔNG TY

1. Mục tiêu và định hướng phát trién của Tong Công ty Bảo Việt Nhân thọ

3.1.2. Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm

a. Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thé, chỉ tiết

Bat kỳ hoạt động kinh doanh nào nếu muốn đạt được thành công thì đều phải xây dựng chiến lược thực hiện. Ban lãnh đạo của công ty cần có cái nhìn sâu rộng

về thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế từ đó lập ra các chiến lược kinh doanh bảo hiểm trong dai han, phù hợp với thị trường bảo hiểm Việt Nam. Các kế hoạch được lập ra cần cụ thể, chỉ tiết, thiết thực, không chỉ tập trung vào doanh thu, lợi nhuận mà còn phải chú ý đến nhiều chỉ tiêu khác về chất lượng dịch vụ, khả năng chi trả bồi thường của doanh nghiệp. Sau khi xây dựng. toàn thé cán bộ, nhân viên trong công ty cần nghiêm túc, cố gang thuc hién dé đạt được các mục tiêu da đề ra.

b. Tăng cường công tác truyền thông đề nâng cao hiệu quả khai thác

Công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phâm của công ty đến khách hàng. Doanh nghiệp cần có những biện pháp đây mạnh hình ảnh thương hiệu Bảo Việt Nhân thọ đến đông đảo người dân cả nước. Xây dựng kế hoạch đề thu hút nhiều người hơn quan tâm đến bảo hiểm nhân thọ và khơi gợi nhu cầu của họ. Đối với bảo hiểm nhân tho, kênh truyền thông tốt nhất chính là bản thân những người tham gia bảo hiểm. những người trực tiếp trải nghiệm dịch

vụ.

Công tác truyền thông nên tập trung vào việc giúp cho mọi người hiéu được sự cần thiết và lợi ích của bảo hiểm nhân thọ. đồng thời thấy được chất lượng của các sản phâm bảo hiểm của Bảo Việt Nhân thọ trong công tác phục vụ khách hàng.

Từ đó tạo được niềm tin, tín nhiệm của khách hàng với bản thân doanh nghiệp cũng

như các sản phâm mà công ty cung cap.

Dé làm được điều do, công ty cũng cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường. có những am hiểu sâu sắc về tâm lý, về những nhu cầu mong muốn của khách hàng cùng những biến động của thị trường. Từ những dữ liệu này công ty tiến hành xây dựng các kế hoạch truyền thông và tăng cường các kênh truyền thông dé đây mạnh hiệu quả tiếp cận khách hang, nâng cao kết quả khai thác.

c. Tăng cường hợp tác với các đối tác

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang đây mạnh công tác khai thác bảo hiểm qua ngân hàng hay còn gọi là bancassurance. Đây là một kênh

khai thác mang lại hiệu quả cao, thuận lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Bảo

Việt Nhân thọ hiện đã triển khai việc khai thác qua kênh này, tuy nhiên tiềm năng

52

khai thác của kênh này vẫn còn rất lớn và công ty nên đây mạnh các biện pháp tăng cường khai thác như liên kết với nhiều ngân hàng hơn. liên kết chặt chẽ và toàn diện hơn tạo thuận lợi cho khách hàng tham gia bảo hiểm.

Ngoài ngân hàng, công ty cũng nên xây dựng đội ngũ cộng tác viên phân

phối là đơn vị du lịch, các tô chức hoạt động về lĩnh vực con người... Các đối tác

này cũng là nguồn mang lại lượng khách hàng lớn cho doanh nghiệp.

Mặt khác. Bảo Việt Nhân thọ cũng cần xây dựng mối quan hệ tốt với các tổ

chức tín dung, các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm trong va ngoài nước dé đảm bảo sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình khai thác, hoạt động tái bảo hiểm và công tác phục vụ khách hàng. Thị trường bảo hiểm hoạt động với sự liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp. vì vậy việc hợp tác này là hoàn toàn cần

thiết.

d. Tăng cường khai thác các sản phẩm có tiềm năng nhưng chưa phát triển của

doanh nghiệp

Trong quá trình khai thác bảo hiểm. không phải nghiệp vụ nào cũng có hiệu quả cao. Bên cạnh việc khai thác các sản phẩm truyền thống. mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. công ty cũng cần xem xét, day mạnh khai thác các sản phẩm chưa phát triển. Công ty cần có sự phân tích. đánh giá cụ thể về nguyên nhân chưa hiệu quả

của sản pham, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện. sửa đổi, tăng cường truyền thông khai thác. Tuy nhiên nếu nguyên nhân không thể khắc phục hoặc chỉ phí cho việc cải thiện quá lớn so với lợi ích đạt được công ty có thé xem xét dừng sản phẩm.

3.1.3. Đối với hoạt động tài chính

a. Tăng cường năng lực tài chính cua doanh nghiệp

Năng lực tài chính vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp bảo hiểm. Do sự đặc thù trong sản phẩm kinh doanh. sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm dich vụ không mong muốn. có chu trình kinh doanh đảo ngược,

chính vì vậy mà Chính phủ đã có những quy định riêng đối với vốn điều lệ của từng loại doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của khả năng tài chính đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm. Năng lực tài chính đảm bảo khả năng chỉ trả bồi thường và đáo hạn của doanh nghiệp ngay cả khi có sự kiện bảo hiểm bat ngờ, gây tốn thất lớn xảy ra. Từ đó nâng cao khả năng khai thác các hợp đồng lớn.

33

Năng lực tài chính là vũ khí quan trọng dé doanh nghiệp nâng cao năng lực

cạnh tranh của mình. Với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Bảo Việt, Bảo Việt Nhân thọ cần

nỗ lực để nâng cao năng lực tài chính của bản thân. Đảm bảo khả năng thanh toán,

chỉ trả bồi thường và đáo hạn hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp. tăng niềm tin.

sự tín nhiệm của khách hàng.

b. Tăng cường, dam bảo dau tư có hiệu quả

Bên cạnh doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. doanh thu từ các hoạt động tài chính cũng là một nguồn thu lớn đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Một trong những đặc trưng của sản pham bảo hiểm nhân thọ đó là không chỉ mang tính rủi ro mà còn mang tính tiết kiệm cho khách hàng. Chính vì vay, dé đảm bảo chỉ trả các quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng, Bảo Việt Nhân thọ cần xây dựng

những chiến lược đầu tư hợp lý, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh có chu kỳ kinh doanh đảo ngược, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu trước chỉ phí của mỗi sản phẩm. do vậy các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả.

Bên cạnh việc tập trung đầu tư vào trái phiếu Chính phủ - loại hình đầu tư được xem là có tính an toàn cao nhất, Bảo Việt Nhân thọ cũng tiền hành dau tư vào các lĩnh vực khác như: Cổ phiếu, Tiên gửi ngân hàng, Chứng chỉ quỹ, Góp vốn dau fw một cách an toàn góp phan tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Hoạt động kinh doanh bat ké thuộc lĩnh vực gì đều chịu sự quản lý, chi phối bởi

các quy định của luật pháp. Môi trường chính trị - xã hội là một trong những yếu tố có tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành nghề kinh doanh. Chính vì vay, dé ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng có thé phát triển, Nhà nước cần có những chính sách thuận lợi mang tính chất tạo điều kiện thúc đây sự tăng trưởng của ngành thông qua một số hoạt động sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách. văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nói chung và kinh doanh BHNT nói riêng. Ban hành các cơ ché, chính sách ưu đãi tạo hành lang pháp lý thuận lợi dé thị trường bảo hiểm trong nước phát triển. Thị trường bảo hiểm tại Việt Nam được đánh giá là đầy tiềm năng, luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. đóng góp ngày càng nhiều vào

54

giá tri của nên kinh tế, do đó, Nha nước cũng cân có sự quan tâm đúng mực. tạo điều kiện để ngành bảo hiểm nước nhà phát triển.

Thứ hai, ngoài những chính sách nhằm khuyến khích phát triển thì Nhà nước cũng cần ban hành những quy định cụ thể về xử lý những hành vi vi phạm trong kinh doanh bảo hiém.

- Xtr phạt nghiêm khắc các doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành

mạnh, hoặc không đảm bảo an toàn về tài chính, hạ phí bảo hiểm dưới chuẩn, không tuân thủ các quy định của pháp luật. Những hành vi như hạ phí bảo hiểm hay chấp nhận bảo hiểm ở mức dưới chuẩn ngày càng diễn ra nhiều hơn nhằm cạnh tranh khách hàng về phía mình, do vậy Nhà nước cần có những biện pháp hiệu quả hơn.

- Pac biệt, đối với các hành vi trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, đại lý bảo hiểm. nhân viên trong công ty, các cơ sở y tế cũng phải có những văn ban quy định về mức xử phạt cụ thể. Vấn đề trục lợi không mới nhưng vẫn luôn tồn tại trong kinh doanh bảo hiểm. Mức xử phạt hiện nay đối với hành vi trục lợi bảo hiểm

còn thấp. cần nâng mức xử phạt đề tăng tính răn đe.

Thứ ba, tạo điều kiện thúc đây việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn về bảo hiểm. đặc biệt là về định phí bảo hiểm. lập dự phòng và quản trị rủi ro. Ngoài ra cũng nên xây dựng các các yêu cầu. chuân mực

đạo đức đối với cán bộ nhân viên. tư vấn viên, dai lý bảo hiểm của các công ty bảo hiểm. Từ đó xây dựng được đội ngũ nhân lực có chất lượng cả về kiến thức chuyên

môn và đạo đức nghề nghiệp. đáp ứng được các nhu cầu của thị trường.

Thứ tư, cần có sự phối hợp giữa các bộ. các cơ quan liên ngành dé tăng cường công tác kiểm tra. giám sat, quản ly, xử ly vi phạm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. đặc biệt là trong khâu khai thác và khâu giám định bồi thường. tránh xảy ra các hành vi vi phạm. trục lợi bảo hiểm.

Thứ năm. có thé tăng cường sự quản lý, giám sát của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách khuyến khích các công ty đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây cũng là một biện pháp giúp doanh nghiệp khăng

định khả năng tài chính của mình, tăng niềm tin với khách hàng.

3.2.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ra đời với mục đích là tập hợp. đoàn kết các DNBH trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. bảo vệ quyền lợi cũng như hỗ trợ các

hội viên đê nâng cao chât lượng, sản phâm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các

55

hội viên. Hiệp hội đã được Bộ Tài chính ghi nhận là cầu nối giữa các cơ quan quản

lý với các DNBH và giữa DNBH với khách hàng. Với các chức năng và vai trò của

mình, Hiệp hội có thé tăng cường một số biện pháp tạo sự cạnh tranh lành mạnh,

đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường bao hiểm trong nước. góp phần thúc

đây sự phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.

Thứ nhất, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan quản

lý Nhà nước có thẩm quyền về kinh doanh bảo hiểm dé đóng góp ý kiến hay phản biện các văn bản quy phạm pháp luật quy định các van đề có thé gây tranh cãi, tiến hành ban hành các đề án về chiến lược phát triển của toàn thị trường. Từ đó tạo môi

trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo. trao đổi, tổng hợp ý kiến từ

các hội viên, tiến hành khảo sát thực tế để nắm bắt thị trường và tình hình kinh

doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Trên cơ sở đó tham gia vào việc xây dựng

các quy tắc, điều khoản của các loại hình sản phâm bảo hiểm nhân thọ. đặc biệt là

sản phâm liên kêt chung theo yêu câu của Nhà nước và đê xuât của hội viên.

Thứ ba, tổ chức quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các DNBH đề kịp thời phát hiện những sai sót, bất cập trong hoạt động quản ly, thủ tục hành chính câu các doanh nghiệp. Từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ nâng cao chất

lượng quản lý, vận hành doanh nghiệp. tạo môi trường thuận lợi cho các DNBH hoạt động

Thứ tư. thực hiện phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền. giáo dục phổ biến bảo hiểm đến toàn cộng đồng. đưa các sản phẩm bảo hiểm đến gần hơn với mỗi người dân. Đồng thời cũng giúp nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng chống. đấu tranh với trục lợi bảo hiểm.

Thứ năm, tiến hành phân tích , nghiên cứu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh bảo hiểm toàn thị trường. từ đó đưa ra các nhận định chính xác về xu hướng phát triển của thị trường, giúp các DNBH xây dựng chiến lược phát triển hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình kinh doanh tại tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ giai đoạn 2014 - 2018 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)